Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 1595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG THPT 
NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau: 
Ðâu xiết kể trăm sầu nghìn não.
Từ nữ công, phụ xảo đều nguôi
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi,
Oanh đôi thẹn dệt, bướm đôi ngại thùa,
Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói
Sớm lại chiều, dòi dõi nương song;
Nương song luống ngẩn ngơ lòng.
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, NXB Văn học, 1987)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3. Theo anh (chị), những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của nhân vật 
trữ tình?
Câu 4. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong các câu thơ sau: 
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi,
Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói
Câu 5. Những câu thơ sau diễn tả tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
 Nương song luống ngẩn ngơ lòng.
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
Câu 6. Theo anh (chị), đoạn thơ trên đã thể hiện cảm xúc, thái độ gì của tác giả?
II. LÀM VĂN (6 điểm)
 Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự 
đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Ngữ Văn, lớp 10
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm
0,5
2
 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Song thất lục bát
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,5
3
Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình: 
Người chinh phụ buồn rầu, không thiết tha đến những công việc nữ 
công, phụ xảo: thêu thùa, dệt lụa, trang điểm, sớm chiều đều ngóng 
trông tin tức của chồng
- Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý được 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,5
4
 - Phép điệp được sử dụng trong hai câu thơ: điệp từ biếng
- Tác dụng: Tô đậm tâm trạng buồn bã, chán chường, muốn buông xuôi tất cả của người chinh phụ; phép điệp tạo âm hưởng da diết, buồn thương, nhấn mạnh nỗi trống vắng của con người.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh chỉ chỉ ra được phép điệp: 0,25 điểm
- Học sinh chỉ nêu được tác dụng của phép điệp: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,75
5
Tâm trạng của người chinh phụ qua câu thơ:
- Câu thơ diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn chán của người chinh phụ. Với nàng, xa chồng thì mọi việc làm đều trở nên vô nghĩa, kể cả việc điểm phấn tô son
- Người chinh phụ nhớ mong, khao khát được gắn bó, sum vậy, sống trong hạnh phúc lứa đôi
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5đ
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm
0,75
6
 Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:
+ Tấm lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ
+ Cất lên tiếng nói nhân đạo, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
Hướng dẫn chấm: 
 - HS trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0đ
- HS trả lời được 1 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5đ
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
1,0
II
LÀM VĂN
Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, khái quát nhân vật Ngô Tử Văn
Hướng dẫn chấm
- Giới thiệu được 1 trong 03 ý tác giả, tác phẩm, nhân vật: 0.25 điểm
0,5
* Lai lịch, tính cách nhân vật
- Ngô Văn Tử tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. 
- Là một người có tính tình bộc trực, khảng khái, thấy gian tà thì không chịu được.
-->Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật 
* Hành động đốt đền
- Nguyên nhân: + Sự tác quái của hồn ma tên tướng giặc
 + Tử Văn muốn ra tay trừ hại cho dân
→Hành động chính nghĩa, can đảm
* Quá trình đốt đền: + Trước khi đốt đền: Tắm gội sạch sẽ, khấn trời → Thái độ nghiêm túc, kính trọng thần linh
 + Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền, mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi run sợ nhưng Tử Văn vẫn vung tay không sợ gì cả → Hành động cương quyết, dứt khoát
+ Sau khi đốt đền: -Tử Văn đối đầu với hồn ma tên tướng giặc vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, bình tĩnh. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. - Tử Văn được sự giúp đỡ, căn dặn của Thổ Công. Hành động dũng cảm, dám đấu tranh chống lại cái ác của Tử Văn khiến Thổ Công cảm kích, biết ơn, ngưỡng mộ
* Cuộc chiến đấu của Tử Văn dưới Minh ti
- Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Sau quá trình đấu tranh không khoan nhượng, Tử Văn đã chiến thắng.
* Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên: Quyết định của Tử Văn có ý nghĩa là hành động diệt trừ cái ác, cái xấu; phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt; thể hiện niềm tin vào công lý của nhân dân
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3, 0 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,5 điểm - 1,5 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,5 điểm - 1,0 điểm
3,0
* Đánh giá:
+ Nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính
- Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách
- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..
- Sử dụng các chi tiết kì ảo
+ Nội dung: Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thể hiện quan niệm của dân gian cái thiện tất thắng cái ác, những con người dũng cảm luôn chiến thắng mọi gian tà trong xã hội.
 Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:
Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với cá ctác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm 
0,5
Tổng điểm
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2021_2022.docx