KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nêu nội dung của đoạn văn trên. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1,0 Số điểm:1,0 Tỉ lệ:10% Số câu: 1,0 Số điểm:1,0 Tỉ lệ: 10% Tiếng Việt Rút gọn câu Tìm các câu rút gọn. Cho biết thành phần nào được rút gọn. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1,0 Số điểm:2,0 Tỉ lệ:20% Số câu: 1,0 Số điểm:2,0 Tỉ lệ:20% Làm văn Văn nghị luận chứng minh Vận dụng kiến thức, kĩ năng, năng lực để viết bài văn nghị luận chứng minh . Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1,0 Số điểm: 7,0 Tỉ lệ: 70% Số câu: 1,0 Số điểm:7,0 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1,0 Số điểm:1,0 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1,0 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1,0 Số điểm: 7,0 Tỉ lệ: 70% Số câu: 3,0 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% PHÒNG GD VÀ ĐT THỚI LAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: ... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến... (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, Tập hai NXBGD, năm 2009, tr 25) Câu1 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 2 (2,0 điểm) Xác định câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nào được rút gọn? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Hãy viết một bài văn chứng minh rằng đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi trường . -- Hết -- PHÒNG GD VÀ ĐT THỚI LAI HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 -2016 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kỳ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) - Mức tối đa (1,0 điểm): Học sinh trả lời chính xác nội dung chính của đoạn văn: Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. - Mức chưa tối đa (0,25à0,75 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để xem xét, đánh giá đúng theo mức điểm chưa tối đa. - Mức không đạt: Học sinh không làm được bài hoặc không đạt các mức trên. Câu 2 (2,0 điểm) - Mức tối đa (2,0 điểm): + Học sinh xác định đúng các câu rút gọn: Câu: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Câu: Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm Câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. + Học sinh xác định được thành phần CN được rút gọn - Mức chưa tối đa (0,25à1,75 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để xem xét, đánh giá đúng theo mức điểm chưa tối đa. - Mức không đạt: Học sinh không làm được bài hoặc không đạt các mức trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và năng lực đã học viết được bài văn chứng minh. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, cân đối, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau, song cần có những ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh. b. Thân bài: - Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...) - Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người: + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi... + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...) - Những hành động (dẫn chứng) thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống: + Xả rác bừa bãi. + Chặt phá rừng.. - Tác hại của việc con người không có ý thức bảo vệ môi trường: + Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí gây bệnh tật cho con người.. + Thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất, gây thiên tai, lũ lụt... - Những hành động cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: Con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống. c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề cần chứng minh và bài học rút ra cho bản thân. 3. Biểu điểm - Điểm 6 - 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể. - Điểm 4 - 5,5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 2 - 3,5: Hiểu đề, đáp ứng được một nữa yêu cầu trên, trình bày chưa sâu sắc, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0,5 - 1,5: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không trình bày được ý nào theo yêu cầu. - Hết -
Tài liệu đính kèm: