Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Thống Nhất

docx 3 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Thống Nhất
Học sinh trường: TH-THCS Thống Nhất
Lớp: 6
Họ và tên: ---------------------------------------------------------------
Kiểm tra giữa kì học kì II
Năm học 2022-2023
Ngày kiểm tra: -------------------------------------------------
Phòng: --------------------------------------------------------------
MÔN: Lịch sử - Địa lí
( Thời gian làm bài 60 phút)
Đề chính thức
Số báo danh
Chữ ký của giám thị
Chữ ký của giám khảo
Điểm
Nhận xét của giám khảo
Bằng số
Bằng chữ
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): 
	Khoanh tròn vào ý đúng nhất, mỗi ý đúng 0,25đ
	Phần lịch sử
Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
	A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
	B. Khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam.
	C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.
	D. Nâng cao trình độ nhận thức cho người Việt.
Câu 2: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe - nói và truyền cho con cháu tiếng gì? 
	A. Tiếng Hán.	B. Tiếng Anh.                   
	C. Tiếng Việt.	D. Tiếng Hàn.
Câu 3: Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc ở đâu?
	A. Tống Bình. 	B. Mê Linh. 
	C. Luy Lâu.	D. Cổ Loa.
Câu 4: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên, vì sao?                  
	A. Văn hóa Hán còn lạc hậu, kém phát triển.
	B. Người Việt có lòng yêu nước và tự tôn dân tộc.
	C. Chính quyền đô hộ nới lỏng chính sách cai trị.
	D. Vì những phong tục tập quán và tiếng Hán khó học.
Câu 5: Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam đã thất bại?
	A. Lễ hội diễn ra thường xuyên.
	B. Đứng đầu là xã là tù trưởng, hào trưởng người Việt.
	C. Những cuộc đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc.
	D. Tiếng Việt, tín ngưỡng và các phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.
Câu 6: Văn hóa ở Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?
	A. Không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc.
	B. Bản sắc văn hóa dân tộc bị lãng quên do người Việt đã bị đồng hóa.
	C. Người Việt tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc.
	D. Bản sắc dân tộc được gìn giữ; tiếp thu các yếu tố tích cực từ văn hóa Trung Hoa.
Câu 7: Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
	A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
	B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
	C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
	D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 8: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi chỉ muốn cưới gió đạp sóng, chém cá kình lớn ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?”
	A. Trưng Trắc.	B. Lê Chân.
	C. Triệu Thị Trinh.	D. Bùi Thị Xuân.
Câu 9: Sau khi lên làm vua, Lí Bí đặt quốc hiệu nước ta là gì?
	A. Đại Việt.	B. Nam Việt.          	
	C. Đại Cồ Việt.	D. Vạn Xuân.
Câu 10: Năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của ai?
	A. Nhà Hán.	B. Nhà Ngô.
	C. Nhà Lương.	D. Nhà Đường.
Câu 11: Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của ai?
	A. Nhà Hán.	B. Nhà Ngô.
	C. Nhà Lương.	D. Nhà Đường.
Câu 12: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với dân tộc ta?
	A. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử Việt Nam.
	B. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập – tự chủ của người Việt.
	C. Đánh đổ ách cai trị của nhà Hán, chấm dứt thời Bắc thuộc.
	D. Giành được chính quyền tự chủ trong gần 60 năm.
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13: (2,0 điểm) Trình bày tác động của đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi?
Câu 14: (2,0 điểm) Trình bày vai trò của khí oxy, cacbonic và hơi nước?
Câu 15: (2,0 điểm) Theo em, tầng khí quyển nào ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất? Vì sao?
Câu 16: (1,0 điểm) Dựa vào bảng vĩ độ và nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới
Địa điểm
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm (oC)
An-ta (Antai), Na Uy
69o58’ B
2,5
Mát-xcơ-va, Liên bang Nga
55o49’ B
7,3
Va-len-xi-a (Valencia), Tây Ban Nha
37o27’ B
17,5
Ma-ni-la (Manila), Phi-líp-pin
14o35’ B
26,5
Xin-ga-po (Singapore)
1o17’ B
28,3
	- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một địa điểm trên thế giới?
	- Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ?
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_nam_h.docx