Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm 2017

doc 12 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 602Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm 2017
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Họ và tên HS:...................................................................... Lớp....................
 A: ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)
 GV cho hs bóc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng trong SGK đã học từ tuần 19 đến hết tuần 34 đọc một đoạn kết hợp trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến đoạn vừa đọc .
 B: ĐỌC HIỂU: (6 điểm)
HS đọc thầm bài: “ Người đi săn và con vượn”( SGK tiếng việt 3 – tập 2B – Trang 61)
*) Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? (0,5đ)
a. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài..
	.b. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
	c. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Câu 2: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? (0,5đ)
	a. Vượn mẹ căm giận người thợ săn độc ác đã giết nó, thương vượn con mất mẹ.
	b. Vượn mẹ rất đau đớn vì bị trúng mũi tên.
	c. Vượn mẹ muốn tấn công lại người thợ săn.
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?(0,5đ)
a. Vượn mẹ bị mũi tên bắn trúng chảy máu loang khắp ngực rất đau đớn.
	b.Vượn mẹ ôm con trong lòng rồi ngã xuống.
	c.Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối lên đầu con,rồi hái cái lá vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Nghiến răng giật mũi tên ra, hét một tiếng thật to rồi ngã xuống.
Câu 4 : Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì? (0,5đ)
a. Bác rất vui khi đã bắn chết con vượn.
	b. Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, quay gót ra về. Từ đó bác không đi săn nữa.
	c. Bác đứng lặng chờ kết quả sau đó xách vượn mẹ về.
Câu 5: Câu nào dưới đây được viết theo kiểu câu trả lời câu hỏi vì sao? (1đ)
a. Chị em xô phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
	b. Nhà ở vùng này phần nhiều thường được làm bằng gỗ xoan.
	c. Để có sức khỏe tốt em thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
Câu 6: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi để làm gì trong câu sau: (0,5đ)
Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
Câu 7: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau? (0,5đ)
 Sau vài lần cố gắng cậu đặt được hai khủyu tay rồi hai đầu gối cuối cùng là hai bàn chân lên xà.
Câu 8: Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa ? (0,5đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9: Câu chuyện Người đi săn và con vượn muốn nói điều gì với chúng ta ?(1đ)
Câu 10: Vì sao bác thợ săn không bao giờ đí săn nữa ?(0,5đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG GD XUYÊN MỘC
TRƯỜNG TH T/NHẤT
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Họ và tên HS:...................................................................... Lớp....................
 I/.CHÍNH TẢ: (Nghe viết). Thời gian 15 - 20 phút. (4điểm)
 GV đọc cho HS nghe viết một đoạn văn trong bài :
 Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
 Vậy nên luyện tập thể dục,bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
 Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
 II/. TẬP LÀM VĂN: Thời gian 30 – 35 phút. (6điểm)
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
 Gợi ý: - Việc tốt em đã làm là việc gì?
- Kết quả công việc ra sao?
- Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
PHÒNG GD & ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH TÂN DÂN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Phần đọc hiểu Đề 2
 (Thời gian20 phút không kể thời gian giao đề)
Điểm
 .
Họ và tên HS:...................................................................... Lớp....................
Giám thị: .......................................................................................................
Giám khảo: ....................................................................................................
A. Đọc thầm bài văn sau:
CÂY GẠO
 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
 Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
	a. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
	b. Mùa xuân.
	c. Mùa hè.
Câu 2: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? 
a. Tả chim.
	b. Tả cây gạo.
	c. Tả cây gạo và chim. 
Câu 3: Câu : “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
	b. Ai thế nào?
	c. Ai là gì?
Câu 4 : Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
	b. 2 hình ảnh.
	c. 3 hình ảnh.
Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
a. Nói với cây gạo như nói với con người.
	b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
	c. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: 
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
Điểm
PHÒNG GD & ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH TÂN DÂN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Phần viết: Chính tả và Tập làm văn
 (Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề)
Điểm
 .
Họ và tên HS:...................................................................... Lớp....................
Giám thị: .......................................................................................................
Giám khảo: ....................................................................................................
I. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút
II. Tập làm văn (25 phút)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Gợi ý:
Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào?
Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em
Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
PHÒNG GD & ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH TÂN DÂN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Phần đọc thành tiếng
Đọc thành tiếng ( Bài đọc 1)
Ông tổ nghề thêu
Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.
Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? 
PHÒNG GD & ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH TÂN DÂN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Phần đọc thành tiếng
Đọc thành tiếng ( Bài đọc 2) 
Cuộc chạy đua trong rừng
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch
Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
PHÒNG GD & ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH TÂN DÂN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Phần: Chính tả
 (Thời gian 15 phút )
Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết
	Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
	Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
	Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.
PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 4 điểm)
	ĐỀ SỐ 1
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
c
c
c
a
Điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim?
	 Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?
( Hoặc : Bao giờ, .Lúc nào .., Tháng mấy,. ) 
 ĐỀ SỐ 2
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
b
c
c
c
Điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
1 điểm
1 điểm
	Câu 6: Khi nào, chim chóc cũng vãn ?
	 Chim chóc cũng vãn khi nào? 
 ( Hoặc : Bao giờ, .Lúc nào .., Tháng mấy,. ) 
II. Kiểm tra viết ( 10 điểm )
1. Chính tả (5 điểm )
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm. 
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm. 
* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm	
2. Tập làm văn ( 5 điểm)
- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.( khoảng 3 câu ): 3 điểm
- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu ( khoảng 4 câu) : 4 điểm
- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ : 4,5 điểm.
- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý : 5 điểm
* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.
PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Phần : Đọc thành tiếng
1. Đọc thành tiếng ( 6 điểm )
- Bài đọc : 5 điểm
- Trả lời câu hỏi : 1 điểm
 Đề 1. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào? 
 Đề 2. Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
* Chấm điểm đọc ( 5 điểm )
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm 
 ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 1 điểm )
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm 
( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm )
- Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút : 0,5 điểm
- Giọng đọc phù hợp, biết thể hiện cảm xúc: 0,5 điểm . 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam.doc