Đề kiểm tra định kì giữa học kì 2 năm học 2014 – 2015 môn: Văn. Khối 9 thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì 2 năm học 2014 – 2015 môn: Văn. Khối 9 thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa học kì 2 năm học 2014 – 2015 môn: Văn. Khối 9 thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 2 
Năm học 2014 – 2015 Môn: Văn. Khối 9 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) 
Câu 1 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
 (SGK Ngữ Văn 9, tập 2) 
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? 
b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 
c) Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2 (3,0 điểm). Lấy tựa đề: “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người. 
Câu 3 (5,0 điểm). 
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” (Thanh Hải) 
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
(Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Văn 9 
Câu 1. (2,0 điểm)
 a. – Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Nói với con” (0,5đ) – Tác giả: Y Phương (0,5 điểm) 
b. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này. (0,5 điểm) 
c. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là: Cha nhắc con “lên đường” đến những chân trời mới, dù ở bất cứ đâu cũng không bao giờ được sống tầm thường nhỏ bé, phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí, nghị lực của người đồng mình và có niềm tin vững bước trên đường đời HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa (1,5 điểm) 
Câu 2. (3,0 điểm) 
Mở bài 
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: nguồn cội yêu thương của mỗi con người 
– Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Trích dẫn câu nói. (0,25 điểm) 
Thân bài 
1. Khẳng định ý nghĩa gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người :
 – Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường. 
– Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương 
– Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành.
 2. Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình : 
– Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng.
- Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phong trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra ở quê hương 
– Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày một giàu đẹp. 
3. Có thái độ phê phán trước những hành vi: 
– Phá hoại cơ sở vật chất 
– Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình 
4. Liên hệ mở rộng: 
– Đến những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người “Quê hương” (Đỗ Trung Quân) “Quê hương” (Giang Nam) “Quê hương” (Tế Hanh) “Nói với con” (Y Phương) . 
Kết bài : 
Khẳng định: 
Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương nên hiểu rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ quốc; tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. 
– Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộng đồng. 
Bài mẫu tham khảo 
- Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình: 
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc. »
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh. Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời: 
“Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình. Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ: 
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. 
Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời. Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ: 
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. 
Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_NGU_VAN_9.doc