Đề kiểm tra đánh giá học kỳ I môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022

doc 15 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá học kỳ I môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đánh giá học kỳ I môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022
 Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Sự truyền ánh sáng
Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
Giải thích được ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.
Vẽ đường truyền của ánh sáng theo định luật phản xạ ánh sáng và định luật truyền thẳng của ánh sáng. Tính số đo góc.
Số câu
1 câu
1câu
2 câu
4 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
4 điểm
Tỉ lệ %
40%
Gương
Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. 
So sánh vùng nhìn thấy của GP và GCL có cùng kích thước.
Số câu
1 câu
1 câu
2 câu
Số điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
Tỉ lệ %
20%
Âm học
Nêu được khái niệm nguồn âm. Lấy ví dụ; 
Tần số là gì? Mối quan hệ giữa độ cao của âm với tần số.
Môi trường truyền âm, so sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường
Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Số câu
1 câu
2 câu
1 câu
4 câu
Số điểm
1 điểm
2 điểm
1 điểm
4 điểm
Tỉ lệ %
40%
Tổng số câu
1 câu
4 câu
5 câu
10 câu
Tổng số điểm
1 điểm
4 điểm
5 điểm
10điểm
Tỉ lệ %
10%
40%
50%
100%
PHÒNG GD & ĐT IA PA.
Trường THCS PHAN BỘI CHÂU
 (Mã đề: 001)
 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2021 - 2022
 MÔN : Vật lý 7
 Thời gian làm bài: 45 phút
 (Không tính thời gian phát đề)
Họ và tên: ........................................ Lớp:.... SBD:........ Phòng thi số:......
 Điểm
 Lời phê của giáo viên
Câu 1:(2 điểm)
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào?
Câu 2:(2 điểm) 
Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có cùng kích thước.
Câu 3:(2 điểm) 
Cho tia sáng tới SI truyền tới mặt gương (như hình vẽ)
S .
I
a) Vẽ tia phản xạ IR tương ứng.
b) Cho góc tới bằng 50o. Tính góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.
Câu 4:(2 điểm) 
Nguồn âm là gì ? Lấy ví dụ ?
Tần số dao động là gì ? Độ cao của âm có quan hệ như thế nào với tần số dao động ?
Câu 5:(2 điểm)
a) Âm truyền được trong những môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đó ?
b) Một trường học nằm gần khu họp chợ, em hãy đề ra 3 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học này. 
----------------------- Hết ----------------------
PHÒNG GD & ĐT IA PA.
Trường THCS PHAN BỘI CHÂU
 Mã đề: 001
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ I
 NĂM HỌC: 2021 - 2022
 MÔN : Vật lý 7
 Thời gian làm bài: 45 phút
 (Không tính thời gian phát đề)
Đáp án
Điểm
Câu 1:
(2 điểm)
a)
Phát biểu định luật đúng. 
 1,0
b)
Hiện tượng nhật thực: khi Mặt Trăng đi vào khoảng giữa trái đất và mặt trời, trên trái đất xuất hiện bóng đen của mặt trăng.
1,0
Câu 2:
(2 điểm)
a)
Tính chất ảnh: ảnh ảo, lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
1,0
b)
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
1,0
Câu 3:
(2 điểm)
a)
N
R
S
Vẽ đúng I
I
S’
1,0
b)
Ta có số đo của góc tới = 500 nên số đo góc phản xạ = 500.
 Do đó của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ = 500 + 500 = 1000 
0,5
 0,5
Câu 4:
(2 điểm)
a)
Nêu được khái niệm nguồn âm
Lấy được ví dụ
0,5
0,5
b)
Tần số là số dao động trong một giây.
Tần số càng lớn âm phát ra càng bổng và ngược lại.
0,5
0,5
Câu 5:
(2 điểm)
a)
Âm truyền được trong môi trường chất rắn ; chất lỏng ; chất khí
Âm không truyền được trong môi trường chân không
Vận tốc truyền âm trong môi trường chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 
0,5
0,5
b)
Nêu được ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn 
 - Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm như treo biển cấm bóp cò với đoạn đường giao thông gần trường học; bệnh viện.
 - Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh; treo rèm nhung, làm tường sần sùi
 - Ngăn chặn sự truyền âm: Xây tường bê tông; làm phòng cách âm
0,5
0,5
 ----------------------- Hết ----------------------
PHÒNG GD & ĐT IA PA.
Trường THCS PHAN BỘI CHÂU
 (Mã đề: 002)
 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2021 - 2022
 MÔN : Vật lý 7
 Thời gian làm bài: 45 phút
 (Không tính thời gian phát đề)
Họ và tên: ........................................ Lớp:.... SBD:........ Phòng thi số:......
 Điểm
 Lời phê của giáo viên
Câu 1:(2 điểm)
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?
Câu 2:(2 điểm) 
Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có cùng kích thước.
Câu 3:(2 điểm) 
Cho tia sáng tới SI truyền tới mặt gương (như hình vẽ)
a) Vẽ tia phản xạ IR tương ứng.
S .
I
b) Cho góc tới bằng 40o. Tính góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.
Câu 4:(2 điểm) 
Nguồn âm là gì ? Lấy ví dụ ?
Biên độ dao động là gì ? Độ to của âm có quan hệ như thế nào với biên độ dao động ?
Câu 5:(2 điểm)
Âm truyền được trong những môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đó ?
b) Nếu nhà em nằm gần nơi thường xuyên hát ka ra ô kê suốt ngày đêm, em hãy đề ra 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 
----------------------- Hết ----------------------
PHÒNG GD & ĐT IA PA.
Trường THCS PHAN BỘI CHÂU
 Mã đề: 002
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ I
 NĂM HỌC: 2021 - 2022
 MÔN : Vật lý 
 Thời gian làm bài: 45 phút
 (Không tính thời gian phát đề)
Đáp án
Điểm
Câu 1:
(2 điểm)
a)
Phát biểu định luật đúng. 
 1,0
b)
Hiện tượng nguyệt thực: khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của trái đất và không được mặt trời chiếu sáng.
1,0
Câu 2:
(2 điểm)
a)
Tính chất ảnh: ảnh ảo, lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
1,0
b)
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
1,0
Câu 3:
(2 điểm)
a)
N
R
S
Vẽ đúng 
I
S’
1,0
b)
Ta có số đo của góc tới = 400 nên số đo góc phản xạ = 400.
 Do đó của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ = 400 + 400 = 800 
0,5
0,5
Câu 4:
(2 điểm)
a)
Nêu được khái niệm nguồn âm
Lấy được ví dụ
0,5
0,5
b)
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu
Biên độ càng lớn âm phát ra càng to và ngược lại.
0,5
0,5
Câu 5:
(2 điểm)
a)
Âm truyền được trong môi trường chất rắn ; chất lỏng ; chất khí
Âm không truyền được trong môi trường chân không
Vận tốc truyền âm trong môi trường chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 
0,5
0,5
b)
Nêu được ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn 
 - Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm như treo biển cấm bóp cò với đoạn đường giao thông gần trường học; bệnh viện.
 - Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh; treo rèm nhung, làm tường sần sùi
 - Ngăn chặn sự truyền âm: Xây tường bê tông; làm phòng cách âm
0,5
0,5
----------------------- Hết ----------------------
Ngày soạn : Tuần : 16
 CHỮA VÀ TRẢ BÀI KIÊM TRA
Đáp án
Câu 1:
(2 điểm)
a)
Phát biểu định luật đúng. 
b)
Hiện tượng nhật thực: khi Mặt Trăng đi vào khoảng giữa trái đất và mặt trời, trên trái đất xuất hiện bóng đen của mặt trăng.
Câu 2:
(2 điểm)
a)
Tính chất ảnh: ảnh ảo, lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
b)
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 3:
(2 điểm)
a)
N
R
S
Vẽ đúng I
I
S’
b)
Ta có số đo của góc tới = 500 nên số đo góc phản xạ = 500.
 Do đó của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ = 500 + 500 = 1000 
Câu 4:
(2 điểm)
a)
Nêu được khái niệm nguồn âm
Lấy được ví dụ
b)
Tần số là số dao động trong một giây.
Tần số càng lớn âm phát ra càng bổng và ngược lại.
Câu 5:
(2 điểm)
a)
Âm truyền được trong môi trường chất rắn ; chất lỏng ; chất khí
Âm không truyền được trong môi trường chân không
Vận tốc truyền âm trong môi trường chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 
b)
Nêu được ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn 
 - Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm như treo biển cấm bóp cò với đoạn đường giao thông gần trường học; bệnh viện.
 - Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh; treo rèm nhung, làm tường sần sùi
 - Ngăn chặn sự truyền âm: Xây tường bê tông; làm phòng cách âm
Ngày soạn : Tuần : 17
ÔN TẬP: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15.1 trang 34 SBT Vật Lí 7
Hãy tiến hành điều tra trong tổ theo bảng dưới đây và cho biết âm nào được mọi người trong lớp thích nghe nhất, âm nào không được thích nghe nhất.
Hãy tiến hành điều tra trong tổ theo bảng dưới đây và cho biết âm nào được mọi người trong lớp thích nghe nhất, âm nào không được thích nghe nhất.
Lời giải:
Học sinh tự thực hành rồi ghi số liệu vào bảng.
1/ Tiếng nhạc cổ điển.
2/ Tiếng nhạc rok, disco.
3/ Tiếng ồn ngoài chợ.
4/ Tiếng ồn giao thông.
5/ Tiếng ồn công trường xây dựng.
Bài 15.2 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 7: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?
A. Tiếng sấm rền.
B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
C. NTiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Lời giải:
Đáp án: D
Âm gây ô nhiễm tiếng ồn là tiếng máy móc làm việc phát ra to,, kéo dài.
Bài 15.3 trang 34 SBT Vật Lí 7
Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng ?
A. Tường bê tông
B. Cửa kính hai lớp
C. Rèm treo tường
D. Cửa gỗ
Lời giải:
Đáp án: C
Vì rèm treo tường được làm từ vải và mỏng, có lỗ hở để không khí đi qua nên âm thanh có thể được truyền qua đó. Vì vậy rèm treo tường thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng.
Bài 15.4 trang 34 SBT Vật Lí 7
Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng.
Lời giải:
Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là:
- Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: lắp ống xả cho xe máy, treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.
- Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, đóng cửa kính.
- Hướng âm đi theo đường khác: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
Các bài giải bài tập sách bài tập Vật Lí 7 (SBT Vật Lí 7) khác:
Bài 15.5 trang 35 SBT Vật Lí 7
Một người than phiền: "Bên trái nhà tôi là một xưởng rèn, bên phải nhà tôi là nhà hàng KARAOKE. Một hôm cả hai người hàng xóm đến báo tin cùng chuyển nhà, thật mừng quá. Nhưng vài hôm sau lại nghe thấy tiếng lạch cạch, phì phò từ phía bên phải, tiếng KARAOKE từ phía bên trái! Liệu tôi phải làm thế nào?"
Em hãy khuyên người đó nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn.
Lời giải:
Những lời khuyên người đó nên làm để chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Đóng cửa, che rèm nhà mình.
- Trồng thêm các cây xanh quanh nhà.
- Yêu cầu nhà hàng xóm giảm bớt tiếng ồn.
Bài 15.6* trang 35 SBT Vật Lí 7
Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?
Lời giải:
Vì tường không làm cách âm hoàn toàn nên âm phát ra trong phòng gặp tường, một phần tường bị phản xạ, một phần bị tường hấp thụ. Phần bị hấp thụ này sẽ truyền tới tai ta khi áp vào tường nhưng phần này không thể truyền tiếp ra ngoài không khí ở phòng bên cạnh được.
Khi để tai tự do trong không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh nữa.
Bài 15.7 trang 35 SBT Vật Lí 7
Hãy kể tên một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống?
Lời giải:
Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
- Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.
- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.
Bài 15.8 trang 35 SBT Vật Lí 7
Đánh dấu vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây:
Đúng
Sai
1. Siêu âm và hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.
2. Hơi nước trong không khí không hấp thụ âm thanh.
3. Ô nhiễm tiếng ồn gây rối loạn chức năng thần kinh của con người.
4. Cây xanh vừa phản xạ, vừa hấp thụ âm thanh.
5. Muốn làm giảm tiếng ồn trong phòng, người ta thường làm trần nhà thật nhẵn.
6. Sử dụng ô tô bằng điện ít ô nhiễm tiếng ồn hơn sử dụng ô tô chạy bằng xăng.
7. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.
8. Một trong các lí do người ta làm cửa sổ có hai lớp kính là để ngăn chặn tiếng ồn.
9. Gạch xây nhà thường có lỗ cho nhẹ, đỡ tốn đất làm gạch và để cách âm.
10. Để tránh ô nhiễm tiếng ồn, khi tham gia giao thông không được bóp còi.
Lời giải:
- Câu đúng: 1,3,4,6,8,9
- Câu sai: 2,5,10,7
Học kì 1 - Chương 1. Quang học
1. Tia sáng truyền tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng
2. Tia sáng truyền gặp gương phẳng truyền tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
3. Góc phản xạ bằng góc tới: i = i'
Trong đó:
i là góc tới
i’ là góc phản xạ
NN’ là đường pháp tuyến
SI là tia tới
IR là tia phản xạ
Ví dụ:
Cho tia tới hợp với phương nằm ngang 1 góc 300. Hỏi góc tới và góc phản xạ bằng bao nhiêu ?
Góc tới bằng:
Mà góc phản xạ bằng góc tới nên:
Học kì 1 - Chương 2. Âm học
1. 130 dB là ngưỡng đau tai
2. Có tiếng vang khi âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất  giây
3. Quãng đường và thời gian truyền âm
a. Quãng đường truyền âm = quãng đường âm tới + quãng đường âm phản xạ
Quãng đường âm tới = quãng đường âm phản xạ
b. Thời gian âm tới = thời gian âm phản xạ
Thời gian truyền âm = thời gian âm tới + thời gian âm phản xạ
Ví dụ:
Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s
Giải:
Để có tiếng vang trong không khí, thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng 1/15s. Trong khoảng thời gian 1/15s, âm đi được một quãng đường là
S = v.t = 340 . 1/15s = 22,7 m
Quãng đường âm đi và trở về bằng hai lần khoảng cách từ người đến núi. Vậy để nghe được tiếng vang cuả mình, phải đứng cách núi ít nhất:
d = 22,7 : 2 = 11,5 m
Học kì 2 - Chương 3. Điện học
1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
a. Cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch
I1 = I2 = I3
Trong đó:
I1 là cường độ dòng điện tại vị trí 1
I2 là cường độ dòng điện tại vị trí 2
I3 Là cường độ dòng điện tại vị trí 3
b. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
U13 = U12 + U23
Trong đó:
U13 là hiệu điện thế toàn mạch hay mạch chính
U12 là hiệu điện thế bóng đèn 1
U23 là hiệu điện thế bóng đèn 2
2. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
a. cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
I = I1 = I2
I là cường độ dòng điện mạch chính
I1 là cường độ dòng điện qua bóng đèn 1
I2 là cường độ dòng điện qua bóng đèn 2
b. Hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song
UMN = U12 = U34
UMN là hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung M, N
U12 là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1
U34 là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 2
A. QUANG HỌC
Chủ đề
                                   Kiến thức cần nắm vững
Ghi chú
1.Nhận biết ánh sáng – nguồn phát sáng vật
·         Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
·         Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta
·         Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
2.Sự truyền ánh áng
·         Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường truyền thẳng . Định luật truyền thẳng của ánh sáng : trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
·         Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bàng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. Có 3 loại trùm sáng : chùm sáng giao nhau , chùm sáng không giao nhau và chùm sang loe rộng ra
3.Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
·         bóng tối nằm ở phía sau vật cản , không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
·         bống tối nửa nằm phía sau vật cản , nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng truyền tới
·         nhật thực toàn phần ( hay một phần ) quan sát được ở chỗ có bóng tối ( hay nửa bóng tối) của mặt trăng trên Trái Đất
·         nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng
4.Định luật phản xạ ánh sáng
·         hình của 1 vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương
·         định luật phản xạ ánh sáng :
+ tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
+ góc phản xạ bằng góc tới
5.Ánh của một vật tạo bởi gương phẳng
   - Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
    - Độ lớn ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
    - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
    - các tia sáng từ điểm sáng  tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’
6.Gương cầu lõm
- Tác dụng của gương cầu lõm:
   + Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
   + Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
- Ứng dụng của gương cầu lõm: Dùng để tập trung ánh sáng theo một hướng hay một điểm mà ta cần chiếu sáng.
·         ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
7.Gương cầu lồi
·         ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật
·         vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng  nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
B. ÂM HỌC
Chủ đề
            Kiến thức cần nhớ
Ghi chú
1.Nguồn âm
·         vật phát ra âm gọi là nguồn âm
·         sự rung chuyển qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động
·         các vật phát ra âm đều dao động
2.Độ cao của âm
·         số dao động trong 1s gọi là tần số. đơn vị tấn số là héc(Hz)
·         âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn
·         âm phát ra càng thấp( càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
3.Độ to của âm
·         độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ giao động.
·         biên độ dao động càng lớn , âm càng to
·         độ to của âm được đo bằng đơn vị ddeexxiben (dB)
4.Môi trường truyền âm
·         chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm
·         chân không không truyền được âm 
·         nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
5.Phản xạ âm – tiếng vang
·         âm phản xạ là âm dội lại khi gặp 1 mặt chắn
·         âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất la 1/15s
·         các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, cố bề mặt nhẵn, phản xạ âm  tốt (hấp thụ âm kém)
6.Chống ô nhiễm tiếng ồn
·         ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người
·         để chống ô nhiễm tiêng ồn cần giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm , làm cho âm truyền theo hướng khác
·         những vật liệu làm giảm tiêng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm
C. ĐIỆN HỌC :
Chủ đề
Kiến thức cần nhớ
Ghi nhớ
1.Sự nhiễm điện do cọ sát
·         có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát
·         vật nhiễm điện  (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác
2.Hai loại điện tích
·         có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
·         nguyên tử gồm hạt nhân và mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
·         một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương khi mất bớt electron
3.Dòng điện – nguồn điện
·         dòng điện là dòng cac điện tích dịch chuyển có hướng
·         mỗi nguồn điện đều có 2 cực. dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cức của nguồn điện bàng dây điện
4.Chất dẫn điện và chât cách điện. dòng điện trong kim loại
·         chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
·         dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
5.Sơ đồ mạch điện- chiều dòng điện
·         mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và tù mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
·         chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện
6.Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
·         dòng điện đi qua mọi vât dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt đọ cao thì nó phát sáng
·         dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao
7.Tác dụng từ , tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
·         dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm
·         dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm
·         dòng điện có tác dụng sinh lý  khi đi qua cơ thể người à các động vật
8.Cường độ dòng điện
·         dòng điện càng mạnh thì cường đọ dòng điện càng lớn
·         đo cường độ dòng điện bằng ampe kế
·         đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A)
9.Hiệu điện thế
·         nguồn điện tạo ra giữa 2 điện cực của nó là 1 hiệu điện thế
·         đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V) hiệu điện thế được đo bằng vôn kế
·         số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch
10.Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dụng điện
·         trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó
·         đối với 1 bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn
·         số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đang hoạt động bình thường
11.An toàn khi sử  dụng điện
·         cơ thể người là 1 vật dẫn điện. dòng điện với cường độ 70 mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người
·         cầu chì tự ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch
·         phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_hoc_ky_i_mon_vat_ly_7_nam_hoc_2021_2022.doc