Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 14 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – MÔN SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 Phút
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VD cao
Câu hỏi
Thời gian (phút)
% tổng
điểm
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
TN
TL
1
1. Trao đổi nước ở thực vật
1.1. Sự hấp thụ nước ở thực vật
2
3,75
2
3,5
1
1,25
1
5
4
3
19
4.5
1.2. Vận chuyển nước trong cây
1
0,75
1.3. Thoát hơi nước
2
1,5
2
2,0
1
1,25
5
1.4 Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước
1
1,5
1
2
2. Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
2.1. Vai trò của các nguyên tố khoáng
2
1,5
1
1,0
1
1,25
6
2
15
3,25
2.2. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
2
3,75
1
1,0
1
3,5
1
1,5
3
3. Quang hợp ở thực vật
3.1. Khái quát về quang hợp ở thực vật
1
0.75
2
5.5
2
4.75
3
2
11
2,25
Tổng
8
6 
6
8.0 
4
6.0
2
4.0
20
7
45,0
10
Tỉ lệ (%)
40
30
20
10
Tỉ lệ chung (%)
70
30
2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 Phút
 TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ kiến thức
NB
TH
VD
VDC
1
1. Trao đổi nước ở thực vật
1.1. Sự hấp thụ nước ở thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được vai trò của nước đối với thực vật. 
- Gọi được tên cơ quan hấp thụ nước ở thực vật. (Câu 1-TN)
- Trình bày sơ lược về đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở thực vật. 
- Trình bày sơ lược các con đường xâm nhập của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. (Câu 1-TL)
Thông hiểu:
- Trình bày được vai trò của nước đối với quá trình trao đổi chất ở thực vật. 
- Trình bày được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ. (Câu 2-TL)
Vận dụng:
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước. (Câu 4-TN)
2
1
1
1.2. Vận chuyển nước trong cây
Nhận biết: 
- Trình bày sơ lược cấu tạo mạch gỗ. 
- Trình bày sơ lược cấu tạo mạch rây. 
- Trình bày sơ lược đặc điểm của các dòng vận chuyển nước trong cây. 
- Nêu động lực của dòng mạch gỗ mạch rây (Câu 2-TN)
Thông hiểu: 
- Phân tích được đặc điểm của các dòng vận chuyển nước trong cây. 
- Giải thích được động lực của các dòng vận chuyển nước trong cây.
1
1.3. Thoát hơi nước
Nhận biết:
 - Trình bày sơ lược đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở thực vật. 
- Gọi được tên các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến sự trao đổi nước ở thực vật. 
- Nêu được khái niệm, vai trò sự cân bằng nước ở cây trồng.
- Nêu được các con đường thoát hơi nước ở lá (Câu 5-TN)
- Nêu được vai trò của sự thoát hơi nước ở lá (Câu 6-TN)
Thông hiểu: 
- Trình bày được cách xác định cường độ thoát hơi nước. 
- Trình bày được ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật. (Câu 7-TN) 
- Phân tích được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước. 
- Phân tích được đặc điểm của quá trình trao đổi nước. (Câu 8-TN)
- Trình bày được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng.
Vận dụng:
- So sánh mối tương quan giữa lượng nước lấy vào với lượng nước thoát ra và tưới tiêu hợp lí (Câu 9-TN)
Vận dụng cao:
- Bố trí được thí nghiệm và đánh giá quá trình thoát hơi nước ở một số loại cây khác nhau (Câu 10-TN)
2
2
1
1
2
2. Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
2.1. Vai trò của các nguyên tố khoáng
Nhận biết: 
- Gọi được tên nguyên tố khoáng thiết yếu. 
- Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật.
 - Gọi được tên các nguyên tố khoáng đại lượng, vi lượng. (Câu 11-TN)
Thông hiểu: 
- Trình bày được vai trò các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. 
- Trình bày được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây (Câu12-TN)
1
1
2.2. Trao đổi và vận chuyển các nguyên tố khoáng ở thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được thành phần dịch mạch gỗ, mạch rây. 
- Trình bày sơ lược đặc điểm của các dòng vận chuyển nguyên tố khoáng trong cây.
 - Nêu được đặc điểm của quá trình trao đổi nguyên tố khoáng ở thực vật. (Câu 13-TN)
- Gọi được tên cơ quan hấp thụ ion khoáng ở thực vật.
 - Gọi được tên các con đường xâm nhập nguyên tố khoáng từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. 
Thông hiểu: 
- Trình bày được thành phần dịch mạch gỗ, dịch mạch rây.
 - Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật. 
- Chứng minh được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường.
1
2.3. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được vai trò của nitơ đối với trao đổi chất và năng lượng ở thực vật.
 - Gọi được tên dạng nitơ cây hấp thụ. (Câu 14-TN)
- Gọi được tên vi sinh vật có khả năng cố định nitơ. 
Thông hiểu: 
- Phân biệt được các nhóm vi sinh vật cố định nitơ với các vi sinh vật tham gia quá trình cố định nitơ trong đất.
 - Phân tích được sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất. 
- Trình bày được vai trò của nitơ, sự chuyển hoá nitơ trong đất và đồng hóa nitơ tự do (N2) trong khí quyển. (Câu 15-TN)
Vận dụng:
- Phân tích được sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây(Câu 16-TN)
Vận dụng cao:
Tính toán được lượng phân đạm ure cần thiết để bón cho cây. (Câu 19-TN)
1
1
1
1
3
Quang hợp ở thực vật
3.1. Khái quát về quang hợp ở thực vật
Nhận biết : 
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật. (Câu 17-TN)
- Gọi được tên các cơ quan, bào quan, hệ sắc tố quang hợp ở thực vật. 
Thông hiểu: 
- Trình bày được vai trò của quang hợp ở thực vật. (Câu 18-TN)
- Phân tích được vai trò của sắc tố quang hợp ở thực vật.
Vận dụng:
- Nhận diện đúng được nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp khi cho bài toán 
- Chú thích đúng tranh câm về cấu tạo của lục lạp (Câu 20-TN)
1
1
1
Tổng
8
6
4
2
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ GỐC 1
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền lông hút.	B. miền chóp rễ.	C. miền sinh trưởng.	D. miền trưởng thành.
Câu 2: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu.	B. cần tiêu tốn năng lượng.	C. nhờ các bơm ion.	 D. chủ động.
Câu 3: Con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ gồm
A. con đường thẩm thấu.	B. con đường gian bào và con đường tế bào chất
C. con đường nhờ các bơm ion.	D. con đường thụ động và không tốn năng lượng
Câu 4: Cho các đặc điểm sau:
(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.
(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.
Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:
A. (1), (3) và (4)	B. (1), (2) và (3)	C. (2), (3) và (4)	D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 5: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh	B. Vận tốc lớn và được điều hành
C. Vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh	D. Vận tốc nhỏ và được điều hành
Câu 6: Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá là
A. Tăng lượng nước cho cây	B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C. Cân bằng khoáng cho cây	D. Làm giảm lượng khoáng trong cây
Câu 7: Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là :
A. (1), (3) và (4).	B. (1), (2) và (3).	C. (2), (3) và (4).	D. (1), (2) và (4).
Câu 8: Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. Khí khổng.	B. Tế bào nội bì.	C. Tế bào lông hút.	D. Tế bào nhu mô vỏ. 
Câu 9: So sánh lượng nước hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B), cây phát triển tốt nhất khi
A. A>B	B. A=B	C. A nhỏ hơn B	D. A nhỏ hơn B một ít
Câu 10: Trong 1 thi nghiệm, người ta xác định được luợng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây cùng một đơn vị thời gian theo bảng sau:
Theo lý thuyết cây nào không bị héo ?
Theo lý thuyết cây nào không bị héo ?
A. Cây B	B. Cây A	C. Cây C	D. Cây D
Câu 11: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mn.	B. N.	C. Cu.	D. Mo.
Câu 12: Khi nói về các nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây	
B. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng ion
C. Các muối khoáng trong đất chỉ tồn tại ở dạng hòa tan
D. Phân bón cũng là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng
Câu 13: Trong quá trình hấp thu khoáng theo cơ chế chủ động, các ion khoáng di chuyển theo hướng từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. cần tiêu tốn ít năng lượng.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 14: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
A. NO.	B. NO2 và NH3	C. N2O.	D. NH4+ và NO3-.
Câu 15: Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình (1) và trạng thái (2) của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của (3)
(1), (2) và (3) lần lượt là:
A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.	B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.	D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
Câu 16: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây?
Chú thích từ (1) đến (4) lần lượt là :
A. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
B. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
C. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ.
D. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ.
Câu 17: Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng ATP, NADPH?
A. Carôten. B. Xanthophyl.	C. Diệp lục b	 	D. Diệp lục a
Câu 18: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.	B. Tạo chất hữu cơ.	
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.	D. Điều hòa không khí.
Câu 19: Tính lượng phân đạm cần cho lúa để đạt năng suất trung bình 50 tạ/ha trong trường hợp dùng phân đạm amôn urê chứa 46% N. Biết rằng, để thu được 100 kg thóc cần 1,5 kg N. Hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa chỉ đạt 70%. Trong đất trồng lúa vẫn tồn tại trên mỗi ha 15kg N.
A. 75kg.	B. 107,4kg.	C. 92,14kg.	D. 200,31kg.
Câu 20: Các tilacôit không chứa
A. các sắc tố.	B. các trung tâm phản ứng.
C. các chất truyền electron.	D. enzim cacbôxi hóa.
II. TỰ LUẬN (5 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm). 
a. Nêu các con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? 
b. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
c. Sau khi bón phân khả năng hút nước của cây thay đổi như thế nào? 
Câu 2 (1.5 điểm). 
a. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ.
b. Tại sao khi thiếu nitơ lá cây sinh trưởng phát triển kém, lá có màu vàng nhạt?
Câu 3 (1.5 điểm). 
a. Vì sao nói quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống của con người trên trái đất?
b. Những loài thực vật lá có màu tím, màu vàng, màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? 
--- Hết ---
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ GỐC 2
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.  	  	B. chênh lệch nồng độ ion.	
C. cung cấp năng lượng.    	D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 2: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là
A. fructôzơ.    	B. glucôzơ.
C. saccarôzơ.   	 D. ion khoáng.
Câu 3: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.	B. từ mạch gỗ sang mạch rây
C. từ mạch rây sang mạch gỗ	D. qua mạch gỗ
Câu 4: Cho các đặc điểm sau:
(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.
(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.
Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:
A. (1), (3) và (4)	B. (1), (2) và (3)	C. (2), (3) và (4)	D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 5: Thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh	B. Vận tốc lớn và được điều hành
C. Vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh	D. Vận tốc nhỏ và được điều hành
Câu 6: Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá là
A. Tăng lượng nước cho cây	B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C. Cân bằng khoáng cho cây	D. Làm giảm lượng khoáng trong cây
Câu 7: Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là :
A. (1), (3) và (4).	B. (1), (2) và (3).	C. (2), (3) và (4).	D. (1), (2) và (4).
Câu 8: Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. Khí khổng.	B. Tế bào nội bì.	C. Tế bào lông hút.	D. Tế bào nhu mô vỏ. 
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở thực vật?
A. Ứ giọt thường xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
Câu 10: Trong 1 thi nghiệm, người ta xác định được luợng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây cùng một đơn vị thời gian theo bảng sau:
Theo lý thuyết cây nào không bị héo ?
A. Cây B	B. Cây A	C. Cây C	D. Cây D
Câu 11: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Fe.	B. N.	C. Ca.	D. Mg.
Câu 12: Khi nói về các nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây	
B. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng ion
C. Các muối khoáng trong đất chỉ tồn tại ở dạng hòa tan
D. Phân bón cũng là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng
Câu 13: Trong quá trình hấp thu khoáng theo cơ chế chủ động, các ion khoáng di chuyển theo hướng từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. cần tiêu tốn ít năng lượng.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 14: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
A. NO.	B. NO2 và NH3	C. N2O.	D. NH4+ và NO3-.
Câu 15: Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình (1) và trạng thái (2) của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của (3)
(1), (2) và (3) lần lượt là:
A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.	B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.	D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
Câu 16: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây?
Chú thích từ (1) đến (4) lần lượt là :
A. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
B. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
C. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ.
D. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ.
Câu 17: Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng ATP, NADPH?
A. Carôten. B. Xanthophyl.	C. Diệp lục b	 	D. Diệp lục a
Câu 18: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.	B. Tạo chất hữu cơ.	
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.	D. Điều hòa không khí.
Câu 19: Tính lượng phân đạm cần cho lúa để đạt năng suất trung bình 50 tạ/ha trong trường hợp dùng phân đạm amôn urê chứa 46% N. Biết rằng, để thu được 100 kg thóc cần 1,5 kg N. Hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa chỉ đạt 70%. Trong đất trồng lúa vẫn tồn tại trên mỗi ha 15kg N.
A. 75kg.	B. 107,4kg.	C. 92,14kg.	D. 200,31kg
Câu 20: Các tilacôit không chứa
A. các sắc tố.	B. các trung tâm phản ứng.
C. các chất truyền electron.	D. enzim cacbôxi hóa.
II. TỰ LUẬN (3 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm). 
a. Nêu các con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? 
b. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
c. Sau khi bón phân khả năng hút nước của cây thay đổi như thế nào? 
Câu 2 (1.5 điểm). 
a. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố Nitơ
b. Tại sao khi thiếu nitơ cây sinh trưởng phát triển kém, lá cây có màu vàng nhạt?
Câu 3 (1.5 điểm). 
a. Vì sao nói quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống của con người trên trái đất?
b. Những loài thực vật lá có màu tím, màu vàng, màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? 
--- Hết ---
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) ( 20 câu – 5đ, mỗi câu đúng 0,25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐAG1
A
A
B
A
C
B
B
B
D
A
B
C
D
D
A
A
D
C
A
II. Tự luận ( 3 câu – 5 điểm).
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1a. Nêu các con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? 
- Con đường gian bào: Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulozo
- Con đường tế bào chất: Đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
1
1b. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
Tiêu chí
Hấp thụ nước
Hấp thụ khoáng
Cơ chế
Thụ động (thẩm thấu)
Thụ động (khuyết tán) và chủ động
Đặc điểm
Không tiêu tốn năng lượng
- Thụ động: không tiêu tốn năng lượng
- Chủ động: tiêu tốn năng lượng 
0,5
1c. Sau khi bón phân khả năng hút nước của cây thay đổi như thế nào? 
Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên:
- Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng trong dung dịch đất cao)
- Về sau, cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng đã làm tăng nồng độ dịch bào.
0.5
2a. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ
- Vai trò cấu trúc: Nito tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ trong tế bào như protein – enzim, axit Nucleic, diệp lục, ATP.
- Vai trò điều tiết: Nitơ tham gia điều tiết tốc độ các phản ứng sinh-lý-hóa trong tế bào (là thành phần của enzim), 
0,5
0,5
2b. Tại sao khi thiếu nitơ cây sinh trưởng phát triển kém, lá có màu vàng nhạt?
Vì ni tơ thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ trong tế bào như protein – enzim, axit Nucleic, diệp lục, ATP. Do đó khi thiếu nitơ quá trình tổng hợp các chất hữu cơ giảm làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, đồng thời sự tổng hợp diệp lục giảm làm cho lá cây có màu vàng nhạt.
0.25
0.25
3a. Vì sao nói quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống của con người trên trái đất?
- Nhu cầu sống của con người bao gồm: thở (hô hấp), ăn, mặc, ở, chữa bệnh.
- Nói quang hợp quyết định sự sống của con người vì sản phẩm của quang hợp đáp ứng tất cả các nhu cầu sống của con người. Cụ thể:
QH tạo ra chất hữu cơ: đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc, ở, chữa bệnh, làm đẹp
QH tạo ra khí Oxi: đáp ứng nhu cầu về thở (hô hấp)
0.5
0.5
3.b. Những loài thực vật lá có màu tím, màu vàng, màu đỏcó quang hợp được không? Vì sao? 
- Trong cây có nhiều loại sắc tố, có cả diệp lục màu xanh và các loại sắc tố tím, vàng, đỏ(carotennoit, antocyan) loại sắc tố nào chiếm ưu thế thì lá sẽ biểu hiện màu theo màu đó.
- Cây có lá màu tím, vàng, đỏ vẫn có chứa diệp lục, chỉ là với tỉ lệ nhỏ hơn các cây có lá màu xanh nên bị che khuất bởi các sắc tố đỏ, do đó cây lá đỏ vẫn quang hợp được.
0,5
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_h.docx