TRƯỜNG THCS VĨNH HÒA HƯNG NAM TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II - NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN VẬT LÝ 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giới hạn kiến thức từ bài 14 - 25. 2. Năng lực tự chủ và tự học: tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, cẩn thận, trung thực. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Trắc nghiệm khách quan 30% kết hợp tự luận 70%. III. THIẾT LẬP MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA T Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng % tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu TN TL TN TL TL TL TN TL 1 Cơ học 1.1. Định luật về công 1 1đ 1 1 1.2. Công suất 1 1 1đ 1 1 1,25 1.3 Cơ năng 2 1 3 0,75 2 Nhiệt học 2.1 Cấu tạo chất, đặc điểm phân tử 2 1 0.5c 1đ 3 0.5 1,75 2.2 Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt 3 2 1 1đ 0,5 1đ 5 1.5 3.25 2.3 Công thức tính nhiệt lượng. Phương trình cân bằng nhiệt. 1 2đ 1 2 Tổng 8c 2c 4c 1.5c 1c 0,5c 12c 5c 10đ Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung% 70 30 100 b) Bảng đặc tả: TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức, kĩ năng Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Cơ học 1.1. Định luật về công Nhận biết: Phát biểu được định luật về công. 1TL (C13) 1.2. Công suất Nhận biết: - Nhận biết được đơn vị công suất. - Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. - Biết viết công thức tính công suất. Nêu rõ các đại lượng và đơn vị trong công thức. 1TN (C1) 1TL (C14) 1.3 Cơ năng Nhận biết: - Biết khái niệm cơ năng, - Nhận biết vật có cơ năng. Thông hiểu: - Thế năng phụ thuộc vào vị trí của vật và khối lượng của vật. -Động năng phụ thuộc vào vận tốc của vật và khối lượng của vật 2TN (C2,3) 1TN (C4) 1 Nhiệt học 2.1 Cấu tạo chất, đặc điểm phân tử Nhận biết: Biết được cấu tạo các chất, đặc điểm phân tử. Thông hiểu: - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Hiểu được cấu tạo các chất, đặc điểm phân tử. 1TN (C5,6) 1TN (C7) 1TL (C17a) 2.2 Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt Nhận biết: Biết được các hình thức truyền nhiệt. Thông hiểu: Hiểu được các hình thức truyền nhiệt trong tình huống thực tiễn. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. -Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản. 3TN (C8,9,10) 2TN (C11,12) 1TL (C15) 1TL (C17b) 2.3 Công thức tính nhiệt lượng. Phương trình cân bằng nhiệt. Thông hiểu: Hiểu được phương trình cân bằng nhiệt trong ứng dụng thực tiễn. Vận dụng: Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt làm bài tập 1TL (C16) IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI: A. Phần trắc nghiệm(3đ). Hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải của công suất? A. J/s B. N.m C. KW D. W Câu 2. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng: A. Viên đạn đang bay. B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất C. Lò xo bị kéo dãn dài để trên mặt đất. D. Lò xo để tự nhiên treo trên giá đỡ Câu 3. Một viên bị đang lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào? A.Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng. D. Một dạng năng lượng khác. Câu 4. Chọn câu trả lời sai trong các khẳng định dưới đây: A. Thế năng phụ thuộc vào vị trí của vật và khối lượng của vật. . B. Động năng phụ thuộc vào vận tốc của vật và khối lượng của vật. C. Thễ năng và động năng là hai dạng của cơ năng. D. Thế năng hấp dẫn của một vật chỉ phụ thuộc vào độ cao của vật không phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 5. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Nguyên tử là hạt nhỏ nhất. B. Phân tử là một nhóm các nguyện tử kết hợp lại. C. Giữa các phân tử, nguyện tử có khoảng cách. D. Phân tử và nguyên tử chuyển động không liên tục. Câu 6. Khi hòn bi bằng sắt được nung nóng lên thì đại lượng nào hòn bi không tăng? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Khối lượng. D. Nhiệt năng của vật. Câu 7. Khi nhiệt độ của một vật tăng, câu khẳng định nào dưới đây là đúng A. Nhiệt năng của vật tăng do các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. B. Nhiệt năng của vật tăng do các phân tử , nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm. C.Nhiệt năng của vật tăng do các phân tử , nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng. D. Nhiệt năng của vật tăng do giữa các phân tử , nguyên tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. Câu 8 . Bức xạ nhiệt là: A. Sự truyền nhiệt qua chất rắn. B. Sự truyền nhiệt qua không khí. C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc. D. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Câu 9. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu? A. Chỉ chất khí. C. Chỉ chất khí và chất lỏng. B. Chỉ chất lỏng. D. Cả ba chất: rắn, lỏng, khí. Câu 10. Cho các chất sau đây: đồng, gỗ, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần? A. Nhôm, gỗ, đồng. B. Nhôm, đồng, gỗ. C. Đồng, gỗ, nhôm. D. Đồng, nhôm, gỗ. Câu 11. Ngăn đá tủ lạnh thường được đặt phía trên ngăn mát để tận dụng khả năng truyền nhiệt nào? A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt. Câu 12. Thả một miếng đồng đã nung nóng vào cốc nước lạnh thì: A. Nhiệt năng của miếng đồng giảm B. Nhiệt năng của miếng đồng không thay đổi C. Nhiệt năng của nước giảm D. Nhiệt năng của miếng đồng tăng B. Phần tự luận(7đ). Câu 13(1đ). Phát biểu định luật về công. Câu 14(1đ). Viết công thức tính công suất ? Nêu rõ các đại lượng và đơn vị trong công thức? - Số ghi công suất trên động cơ điện: = 10000W con số này có ý nghĩa gì? Câu 15 (1đ). Nêu các hình thức truyền nhiệt . Cho ví dụ về mỗi hình thức truyền nhiệt. Câu 16(2đ). Một ấm nhôm có khối lượng 0,3kg chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 200C. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là 880J/Kg.K và 4200J/Kg.K. Câu 17(2đ). a) Nhiệt năng là gì? có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật, cho vi dụ cho từng cách. b)Giải thích vì sao khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của cũng tăng? V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. A. Phần trắc nghiệm. Mỗi phương án đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B B C A D C A D C D B A B. Phần tự luận: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 13 (1đ) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 1đ Câu 14 (1đ) Công thức tính công suất: Trong đó: P là công suất (W) A là công thực hiện (J) t là thời gian (s) Số ghi công suất trên động cơ điện: = 10000W, có nghĩa là khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1s nó thực hiện được một công là 10000J. 0.5đ 0.5đ Câu 15 (1đ) Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt Ví dụ đúng 0.5đ 0.5đ Câu 16 (2đ) Tóm tắt đúng Nhiệt lượng cần đun cho ấm nhôm nóng lên 100 độ Q 1 = m1c1.Dto = 0,3 . 880 (100-20) = 21120 (J) Nhiệt lượng cần đun cho nước Q 2 = m2c2.Dto = 2 . 4200. (100-20) = 672000 (J) Nhiệt lượng cần thiết làm cho nước sôi là Q= Q 1 + Q 2 = 21120 + 672000 = 693120(J) ĐS: 693120(J) 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 17 (2đ) Nhiệt năng là tổng động năng các phân tử cấu tạo nên vật Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật thực hiện công và truyền nhiệt. Cho ví dụ đúng Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật cũng tăng vì -Vật được cấu tạo từ những phân tử. - Khi nhiệt độ của vật tăng thì các phân tử chuyển động hỗn độn và vận tốc các phân tử tăng nên động năng các phân tử cũng tăng theo. Vậy nhiệt năng của vật tăng. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Nguyễn Ngọc
Tài liệu đính kèm: