Trang 1/2 Học sinh làm bài mỗi phân môn trên tờ giấy riêng A. PHÂN MÔN VẬT LÍ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1: Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì? A. Lực điện. B. Lực hấp dẫn. C. Lực ma sát. D. Lực từ. Câu 2: Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu? A. i’ = 300. B. i’ = 400. C. i’ = 600. D. i’ = 450. Câu 3: Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương phẳng: một cái treo trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế người ngồi. Việc làm này có mục đích gì? A. Làm cho tiệm cắt tóc thêm đẹp. B. Làm cho người đi cắt tóc có thể nhìn thấy ảnh của mình cả phía trước lẫn sau. C. Làm cho tiệm cắt tóc sáng hơn. D. Làm cho người cắt tóc cảm thấy thoải mái hơn. Câu 4: Nam châm có thể hút vật làm bằng vật liệu nào sau đây? A. Sắt. B. Đồng. C. Gỗ. D. Nhôm. Câu 5: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm. A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau. B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai Câu 6: Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào? A. Ảnh của vật ngược chiều. B. Ảnh của vật cùng chiều. C. Ảnh của vật quay một góc bất kì. D. Không quan sát được ảnh của vật. Câu 7: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta: A. Sơn màu vàng là cực Nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N. B. Sơn màu xanh là cực Nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N. C. Sơn màu xanh là cực Nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N. D. Sơn màu vàng là cực Nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S. Câu 8: Từ trường tồn tại ở đâu? A. Xung quanh điện tích đứng yên. B. Xung quanh nam châm. C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện. D. Cả B và C. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 9 (1,0 điểm): Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Câu 10 (2,0 điểm): Cho điểm sáng S đặt trước một gương phẳng. Từ điểm sáng S chiếu một tia tới SI đến gương phẳng như hình vẽ. Biết rằng tia tới SI cho tia phản xạ IR và tia tới SI tạo với tia phản xạ IR một góc 1100. a) Vẽ điểm ảnh S’ của điểm sáng S qua gương? b) Vẽ tia phản xạ IR của tia tới SI? Tính góc tới và góc phản xạ. B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 1 electron. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là: A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA B. Thuộc chu kỳ 1, nhóm IIIA C. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IA D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH (Đề có 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) .. I S Trang 2/2 Câu 2: Cho các chất sau: NH3, K2O, N2, NaCl, Fe, CaCO3. Số đơn chất và hợp chất lần lượt là: A. 3 và 3 B. 4 và 2 C. 1 và 5 D. 2 và 4 Câu 3: Glucose có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Một phân tử glucose gồm 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử glucose là: A. 180 amu B. 162 amu C. 170 amu D. 29 amu II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4: (0,75 điểm) Cho các chất sau: HCl, Na2O, MgCl2, H2. a) Chất nào có liên kết cộng hóa trị, chất nào có liên kết ion? b) Liên kết cộng hóa trị và liên kết ion khác nhau ở điểm nào? Câu 5: (1,0 điểm) Một hợp chất X tạo bởi kim loại M với oxygen có công thức hóa học là M2O3. Khối lượng phân tử của M2O3 là 102 amu. a) Xác định tên, kí hiệu hóa học của M. Hãy nêu ít nhất 3 ứng dụng của kim loại M trong thực tiễn mà em biết. b) Công thức hóa học của X cho biết những thông tin gì? Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố: H = 1 amu; C = 12 amu; O = 16 amu; Mg = 24 amu; Al = 27 amu C. PHÂN MÔN SINH HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1: Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng trong: A. Trồng trọt. B. Trồng trọt, chăn nuôi. C. Học tập, đời sống. D. Trồng trọt, chăn nuôi, học tập, đời sống. Câu 2: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là: A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 3: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì? A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển. II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) 1. So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật theo mẫu bảng sau: 2. Giải thích tại sao cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như: ong mật, ong bắp cày? ===== Hết ===== Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Giống nhau Khác nhau Trang 3/2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Khoa học tự nhiên 7 A. PHÂN MÔN VẬT LÝ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B A C D C D II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 9 (1,0 điểm): Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Phần/ý Hướng dẫn Điểm Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới 0,5 Góc phản xạ luôn bằng góc tới 0,5 Câu 10 (2,0 điểm): Cho điểm sáng S đặt trước một gương phẳng. Từ điểm sáng S chiếu một tia tới SI đến gương phẳng như hình vẽ. Biết rằng tia tới SI cho tia phản xạ IR và tia tới SI tạo với tia phản xạ IR một góc 1100. a) Vẽ điểm ảnh S’ của điểm sáng S qua gương? b) Vẽ tia phản xạ IR của tia tới SI? Tính góc tới và góc phản xạ. Phần/ý Hướng dẫn Điểm a 0,75 b ý1 0,5 b ý2 0,25 Ta có: 21 II = (ĐLPXAS) Theo đầu bài: 021 110=+ II 0,25 0 21 55== II . Vậy góc tới bằng góc phản xạ và bằng 550 0,25 S I S’. S . I S’. R S . I S’. R N 1 2 . I S Trang 4/2 B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 Đáp án C D A PHẦN II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 4. (0,75 điểm) a - Liên kết cộng hóa trị: HCl, H2 0,25 - Liên kết ion: Na2O, MgCl2 0,25 b Liên kết cộng hóa trị khác với liên kết ion như sau: Trong liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử góp chung electron để tạo liên kết; trong liên kết ion, các electron được chuyển hẳn từ nguyên tử này sang nguyên tử kia để tạo thành các ion mang điện tích trái dấu hút nhau. 0,25 Câu 5. (1,0 điểm) a - Coi M vừa là kí hiệu hóa học, vừa là khối lượng nguyên tử của kim loại M - Ta có: Khối lượng phân tử M2O3 = 2.M + 3.16 = 102 (amu) → M = 27 (amu) → M là Aluminium (Al) - Ứng dụng của Al: làm dụng cụ nấu ăn, màng bọc thực phẩm, dây dẫn điện, khung cửa, chế tạo vỏ máy bay 0,25 0,25 0,25 b CTHH của X là Al2O3 cho biết: - X gồm 2 nguyên tố hóa học là Al và O - Một phân tử Al2O3 gồm 2 nguyên tử Al liên kết với 3 nguyên tử O - Khối lượng phân tử Al2O3 = 102 amu 0,25 Trang 5/2 C. PHÂN MÔN SINH HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,25 điểm) mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 Đáp án D A B II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Ý Đáp án Điểm 1 2 Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Giống nhau Đều là hình thức hình thành cơ thể mới Khác nhau Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể mới được sinh ra từ một phần cơ thể mẹ Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể con Cơ thể con giống hệt nhau và giống cơ thể mẹ Các cơ thể con khác nhau và có những đặc điểm giống cả bố và mẹ Trong tự nhiên, hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ con người và nhờ nhiều loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày. Nên việc bảo vệ các loài côn trùng đó giúp tăng hiệu quả thụ phấn, từ đó tăng năng suất tạo quả và hạt. 0,25 0,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: