Đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Hướng Linh (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Hướng Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Hướng Linh (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN HƯỚNG HÓA
TRƯỜNG TH&THCS HƯỚNG LINH 
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
 Chủ đề I: Oxi – Không khí
I.1. Biết tính chất của oxi, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm; khái niệm phản ứng phân hủy.
I.2. Tính chất của Oxit và lập công thức của oxit. Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng
Chủ đề II: Hidro – Nước – Phản ứng thế - Phân loại axit, bazơ, muối 
II.1. Biết được tính chất của hidro và nước. Biết phân loại axit, bazơ, muối
II.2. Phân biệt các loại phản ứng hóa học. Gọi tên oxit, axit, bazơ, muối.
Chủ đề III: Dung dịch – Nồng độ dung dịch
III.1. Biết được các khái niệm và các công thức tính toán của dung dịch
III.2. Phân biệt và sử dụng các công thức tính toán nồng độ
III.3. Vận dụng các công thức tính toán Nồng độ và tính thể tích chất khí
IV. Tổng hợp các chủ đề trên
IV.1. Nắm được mối quan hệ giữa các chất.
IV 2. Viết PTHH tính toán dựa theo phương trình; so sánh tỉ lệ giữa số mol để suy ra được chất phản ứng hết, chất còn dư
2. Kĩ năng:
2.1. Biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi kiểm tra.
2.2. Hệ thống các kiến thức đã học có logic.
2.3. Biết vận dụng kiến thức đã học để viết phương trình hóa học và giải các bài tập hóa học
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong khi làm bài kiểm tra.
4. Năng lực hướng tới: 
- Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự trình bày một vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ở địa phương.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 40%Trắc nghiệm – 60% Tự luận
III. LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
1/ Xây dựng ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CĐ I: Oxi –
Không khí
I.1
2.1
Số câu
Số điểm
2
1đ
CĐ II: Hidro – Nước – Phản ứng thế - Phân loại axit, bazơ, muối
II.1
2.1
II.2
2.2
Số câu
Số điểm
2
1đ
2
1đ
CĐ III: Dung dịch – Nồng độ dung dịch
III.1
2.1
III.1
2.1
III.2
2.2
III.3
2.3
Số câu
Số điểm
2
1đ
1
1đ
1
2đ
1
1đ
IV. Tổng hợp
IV.2
2.3
Số câu
Số điểm
1
2đ
Tổng số câu/Số điểm
8
4đ
6
3đ
1
2đ
1
1đ
Tỉ lệ % về nhận thức
40%
30%
20%
10%
2/ Đề kiểm tra: Mã 001
A. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng.
Câu 1. Điphotpho pentaoxit là tên của chất nào dưới đây ?
	A. P2O5.	B. P2O3.	C. H3PO4.	D. PH3.
Câu 2. Công thức tính nồng độ mol CM là:
A. . CM=nV	B. CM=Vn 	 C. CM=n.V	D. CM=mV
Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy?	
	A. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O	B. CaO + H2O Ca(OH)2	C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 	D. CuO + H2Cu + H2O 
Câu 4. Tên gọi của H2SO4 là:
A. Hidro sunfua 	B. Axit sunfuhiđric	
C. Axit sunfurơ	D. Axit sunfuric
Câu 5. Nước muối sinh lý (dung dịch natri clorua) là dung dịch nước muối đẳng trương có áp suất thẩm thấu bằng tương đương với áp suất thẩm thấu của dịch trong tế bào sống từ đó có thể loại bỏ được mầm bệnh của vi khuẩn theo cơ chế rửa trôi. Công thức hóa học của muối natri clorua là:
A. NaCl.	B. Na2O.	C. NaOH.	D. HCl
Câu 6. Có các chất sau: Fe2O3, HCl, NaOH, KCl. các chất được phân loại theo thứ tự là: 
	A axit, bazơ, muối, oxit. 	B. oxit, axit, bazơ, muối.	
	C. muối, axit, bazơ, oxit 	D. bazơ, oxit, axit, muối.
Câu 7. Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:
A. số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hoà. 	
B. số gam chất tan có trong 100g dung dịch 
C. số gam chất tan có trong 100g nước.
D. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Câu 8. Chất nào sau đây tác dụng với nước cho dung dich axit ở điều kiện thường?
A. SO3.	B. CaO	C. Na2O.	 	D. CuO.
B. Tự luận: (6,0đ)
Câu 1. (2,0 điểm). Chọn một trong các chất SO2, H2O, O2, Ca, CaO điền vào dấu ?. Cân bằng các phương trình phản ứng và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào đã học.
a) S + O2 ?	b) KClO3 KCl + ?
c) ? + H2O Ca(OH)2	d) Na + ? NaOH + H2.
Câu 2. (1,5 điểm). Cho 30 gam đường tan hết vào 120 gam nước thu được nước đường.
1) Trong các từ hoặc cụm từ in nghiêng, hãy chỉ ra đâu là dung môi, chất tan, dung dịch?
2) Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được.
Câu 3. (2,5 điểm). Hòa tan hoàn toàn m gam Zn vào dung dịch chứa 200 ml HCl 1M.
1. Viết phương trình phản ứng?
2. Tính khối lượng m
3. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc.
(Cho O = 16; H = 1; Cl = 35,5; Zn = 65)
 3/ Đáp án:
A- Trắc nghiệm (4.0 đ). Mỗi câu chọn đúng ghi 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
C
D
A
B
B
A
B- Tự luận (6.0 đ) 
Câu
Tóm tắt phần trả lời
Điểm
 1
2,0 điểm
a, S + O2 SO2 (Phản ứng hóa hợp)
b, 2 KClO3 2KCl + 3O2 (Phản ứng phân hủy)
c, CaO + H2O Ca(OH)2 (Phản ứng hóa hợp)
d, 2Na + 2H2O 2NaOH + H2. (Phản ứng thế)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
1,5 điểm
- Đường là chất tan, nước là dung môi và nước đường là dung dịch
- Khối lượng dung dịch là 30 +120 =150 gam
- Ta có 
0,75đ
0,25đ
0,5đ
3
2,5 điểm
1. PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
2. Đổi 200ml = 0,2 l
- Số mol HCl là: 
 CM =nV ↔ n= CM . v = 1 . 0,2 = 0,2 mol 
 ↔ nZn= nH2 =12 nHCl = 0,1 mol
 - Khối lượng m là
 mZn = n. M = 0.1 . 65 = 6,5g
3. Thể tích khí hidro là: 
 VH2 = n .22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 l 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Ghi chú: Nếu HS viết PTHH mà thiếu hoặc sai cân bằng thì trừ ½ số điểm của PTHH đó; HS làm cách khác mà đúng thì cũng cho điểm tối đa.
IV. KẾT QUẢ KIẾM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
2. Rút kinh nghiệm.
Duyệt của chuyên môn nhà trường
Phó Hiệu trưởng
Nguyễn Phước Long 
GV ra đề
Lê Quang Nhật Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_20.docx