ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt – Thời gian: 60 phút Lớp: 5 Năm học: 2016 – 2017 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) II. Đọc thầm(5 điểm) CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi. B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi. C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. Câu 3.Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi. Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất. B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng. C. Không nên bán đi sự kính trọng. Câu 6:Từ trái nghĩa với “ trung thực” là: A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 7.Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ? A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. Câu 8.Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. Tôi B. Ông C. Tôi và ông Câu 9.Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là: Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống Trong veo, trong vắt, trong xanh C.Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành Câu 10.Trong câu“Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy quan hệ từ ? A.Có một quan hệ từ (Đó là từ: ) B.Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: .. và từ : .........................) B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả ( 5 điểm ) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”.Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em. Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt A. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (5 điểm) + Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 110 tiếng/ phút. (4 điểm) - Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (3 điểm) - Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ đọc không đảm bảo theo yêu cầu (2 điểm) - Đọc còn phải đánh vần, ấp úng(1 điểm) + Phần trả lời câu hỏi của Giáo viên (1 điểm) 2. Đọc hiểu (5 điểm) - Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho (0,5 điểm ). Đáp án đúng: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 B A B C A B C C B Câu 10 - Học sinh khoanh vào ý B và ghi quan hệ từ là của và với B. Kiểm tra viết: I- Chính tả (5 đ) – Sai một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm – Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. Chú ý : Nhiều lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi II. Tập làm văn: (5 điểm) à Nội dung: (4,5 điểm) - Mở bài: Giới thiệu được người thân mình định tả. ( là ai? Quan hệ với mình như thế nào ( 0,5đ) - Thân bài: + Tả bao quát về hình dáng, các bộ phận cơ thể phù hợp với người mình tả, có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh cho hay sinh động (2đ) + Tả những việc làm của người bạn qua đó thể hiện được tính cách và các phẩm chất của người được tả. ( 1,5đ ) - Kết luận: Nêu tình cảm của em với người bạn đó. ( 0,5 điểm) à Hình thức: (0,5 điểm) - Bài viết đủ 3 phần, chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 4 lỗi chính tả. ( 0,5đ) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: Môn: Toán Lớp: 5 Năm học: 2016- 2017 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(4 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: Câu 1: Chữ số 3 trong số thập phân 24,135 có giá trị là: A. B. C. Câu 2: Hỗn số 8 bằng số thập phân nào trong các số sau : A. 8,05 B. 8,5 C. 8,005 Câu 3: 35m2 7dm2 = ..m2. Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: A. 3,57 B. 35,07 C. 35,7 Câu 4: Số lớn nhất trong các số 5,798 ; 5,897 ; 5,978 ; 5,879 là: A. 5,978 B. 5,798 C. 5,897 Câu 5: Phép nhân nhẩm 34,245 x 100 có kết quả là: A 3,4245 B. 34245 C. 3424,5 Câu 6 : 20% của 520 là: A. 401B. 104 C. 140 Câu 7: (1 điểm) Số thích hợp vào chỗ chấm là: a) 3dm2 = . .m2. A. 0,03. B. 0,3 . C. 30. b) 2000 m2 = ..ha. A. 2.B. 0,2 C. 0,02. B. PHẦN TỰ LUẬN(6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: a) 36,75 + 89,46 b) 351 – 138,9 c) 60,83 x 47,2 d) 109,44 : 6,08 Câu 2: (1 điểm) Tìm số thập phân bé nhất viết bởi 4 chữ số 0;2;4;6 mà phần thập phân có 2 chữ số? Trả lời: Số đó là: ... Câu 3: (1 điểm) Tính tích của hình tam giác có độ dài đáy là 10,8cm và chiều cao là 7cm Câu 4: ( 2 điểm) Lớp 5A có 18 học sinh nữ và số học sinh nữ chiếm 60 % số học sinh của cả lớp. Hỏi lớp 5A có tất cả bao nhiêu học sinh? Câu 5: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 8,99 x 89,9 – 19,5 x 8,99 + 8,99 x 29,6 = . ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(4 điểm) Khoanh vào ýđúng của mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2, 3 ý trong một câu thì không ghi điểm.Riêng câu 7 mỗi ý đúng đước 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Ý đúng B A C A D C a-A;b-B B. PHẦN TỰ LUẬN(6 điểm) Bài 1:( 2 điểm) - Đúng mỗi phép tính cho 0,5 điểm Đ/a: a/ 126,61; b/ 212,1; c/ 2871,176; d/ 18 Bài 2 : Đ/án: 20,46 ( 1điểm ) Bài 3 : (1,5 điểm) Giải Diện tích mảnh vườn đó là: 27,5 x 14 = 385 (m2) Đ/s: 385 m2 Bài 4: Giải bài toán : 1 điểm Giải Lớp 5A có tất cả số học sinh là: 18 : 60 x 100 = 30 (học sinh) Đ/s: 30 học sinh Bài 5 (0,5điểm) 8,99 x 89,9 – 19,5 x 8,99 + 8,99 x 29,6 = 8,99 x ( 89,9 – 19,5 + 29,6) = 8,99 x 100 = 899 (Lưu ý: Học sinh phải làm đúng cách thuận tiện nhất mới có điểm.) Đáp án và hướng dẫn chấm. I.Phần trắc nghiệm: (6 điểm). Khoanh vào ýđúng của mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2, 3 ý trong một câu thì không ghi điểm.Riêng câu 7,8,9 mỗi ý đúng đước 1điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ý đúng D C C B A C D C A II. Phần tự luận: (4 điểm). Câu 1: (1 điểm) Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh sạch sẽ, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh bị muỗi đốt. Câu 2: (2 điểm) - Giai đoạn dưới 3 tuổi(0,5đ) - Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi(0,5đ) - Giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi(0,5đ) * Đặc điểm tuổi dậy thì: cơ thể phát triển cao cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh(0,5đ) Câu 3: (1điểm) Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Chấn song sắt, hàng rào sắt, đường sắt thực chất là thép. Các hợp kim của sắt được dùng để làm các đồ dùng như nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, và nhiều loại máy móc, tàu xe ., cầu, đường sắt . .. Họ và tên: ..............................................BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp : 5 Môn: Khoa học, Lớp 5 I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng. Câu 1: Chúng ta chỉ nên dùng thuốc khi: A. Thích ăn quà vặt, ăn cơm cảm thấy không ngon miệng. B. Thời tiết thay đổi, cảm thấy mệt mỏi trong cơ thể. C. Thấy người không được khỏe là dùng thuốc và không cần theo sự chỉ định của thầy thuốc. D. Cần thiết, đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Câu 2: Trẻ em do ai sinh ra A. Bố B. Mẹ C. Cả bố và mẹ Câu 3: Tuổi dậy thì ở vào các giai đoạn sau: A. Con gái khoảng từ 8 đến 15 tuổi. Con trai khoảng từ 11 đến 17 tuổi. B. Con gái khoảng từ 9 đến 15 tuổi. Con trai khoảng từ 12 đến 16 tuổi. C. Con gái khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Con trai khoảng từ 13 đến 17 tuổi. D. Con gái khoảng từ 11 đến 16 tuổi. Con trai khoảng từ 14 đến 18 tuổi. Câu 4: Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ban ngày? A.Để tránh bị gió B.Để tránh bị muỗi vằn đốt C.Để nhanh lành bệnh Câu 5: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? A. Vi-rút B. Vi khuẩn C. kí sinh trùng Câu 6: Em làm gì để phòng bệnh viêm gan A? A. Phải ngủ mùng cả ban ngày và vệ sinh nhà cửa, xung quanh sạch sẽ B. Ăn nhiều thịt cá và hoa quả C. Ăn chín, uống nước đun sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và saukhi đi đại tiện Câu 7: Cao su được sử dụng để làm gì ? A. Săm, lốp xe. B. Làm một số đồ dùng trong nhà như: rổ, rá, thau, chén nhựa. C. Làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình. D. Cả ý a và ý c. Câu 8: Cao su có những tính chất gì ? A. Cao su có tính đàn hồi tốt, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh B. Cách nhiệt, cách điện, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác C. Cao su có tính đàn hồi tốt; ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách nhiệt, cách điện; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác Câu 9: Các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép: A. Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước đổ vào các khuôn có cốt thép. B. Xi măng trộn với cát và nước đổ vào các khuôn có cốt thép. C. Xi măng, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước đổ vào các khuôn có cốt thép. D. Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều đổ vào các khuôn có cốt thép. II. Phần tự luận: (4 điểm) Câu1: (1đ)Em và gia đình làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết? Câu 2(2đ) Em hãy kể các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậythì? Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì? Câu 3: (1đ)Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng như thế nào ? Các hợp kim của sắt được dùng để làm gì ? ĐỊA LÝ- LỊCH SỬ PHẦN I:Khoanh vào chữ trước câu trả lời em cho là đúng nhất đối với mỗi câu hỏi sau (5 điểm): Câu 1:Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu ki – lô – mét? A£ 303 000 km2 B£ 330 000 km2 C£ 3 003 000 km2 Câu 2: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Khu du lịch, nghỉ mát Thuộc tỉnh. a.Non Nước. 1. Hải Phòng. b.Đồ Sơn 2. Đà Nẵng. Câu 3:Nước ta có dân số đứng thứ mấy ở Đông Nam Á? A£ Thứ 1. B£ Thứ 2. C£ Thứ 3. Câu 4: Hai thành phố nào có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta? A£ Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. B£ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. C£ Hà Nội và Cần Thơ. Câu 5: Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam xuất hiện những tầng lớp giâi cấp xã hội nào? a. £ Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức. b. £ Quý tộc, nô lệ. c. £ Cả hai ý trên đều đúng Câu 6: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu? a. £ 1911, tại cảng Nhà Rồng. b. £ 1912, tại ga Sài Gòn. c. £ 1913, tại nhà anh Lê. Câu 7: . Sau những thất bại từ năm 1948 đến năm 1950, thực dân Pháp có âm mưu gì mới ? a. £ Tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt – Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc. b. £ Mua chuộc quân ta và tàn sát dân chúng. c. £ Cả hai ý kiến trên đều đúng. Câu 8: Nêu kết quả và ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950. a. £ Bắt sống hơn 800 tên địch, làm chủ được 750 km trên dải biên giới Việt – Trung. b. £ Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng nắm quyền chủ động trên chiến trường. c. £ Cả hai ý kiến trên đều đúng. Câu 9: Hãy nêu tên 1 trong 7 anh hùng được tuyên duơng anh hùng lao động trong đại hội chiến sĩ và cán bộ gương mẫu toàn quốc a. £ La Văn Cầu. b. £ Ngô Gia Khảm. c. £ Cù Chính Lan. Câu 10:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì ? a. £ Phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân. b. b £ Mở rộng trường đại học mở thêm trường cho trẻ em. c. £ c £ Mở rộng các nhà máy, trồng cây cao su, cà phê. II . TỰ LUẬN :( 5 điểm ) Câu 1(2 đ): Biển có vai trò gì đối với sản xuất và đời sống của con người ? Câu 2(1đ): Vì sao ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất? Câu 3(2 điểm):Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ? Đáp án và hướng dẫn chấm. PHẦN I: 5 điểm Khoanh vào ý đúng của mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2, 3 ý trong một câu thì không ghi điểm.Riêng câu 2 mỗi ý đúng đước 0,25đ. Kết quả đúng: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ý đúng B a-2;b-1 C B A C A C B A PHẦN II(5điểm) Câu 1(2 đ) :Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta? .Những điều kiện thuận lợi để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta là: -Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm. 0,25đ -Giao thông thuận lợi. 0.25đ -Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao. 0.5đ -Trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật. 0.5đ -Được sự đầu tư của nước ngoài. 0.5đ Câu 3(1đ): Vì sao ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất? Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất vì - Do khí hậu thích hợp0,25đ - Đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ 0,25đ - Có nhiều sông ngòi, nguồn nước dồi dào 0,25đ - Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa0,25đ Câu 2(2 đ) Cuối bản TNĐL, Bác khẳng định : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. ............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: