Đề kiểm tra cuối học kì I các môn Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Trần Thới 2

doc 12 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 717Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I các môn Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Trần Thới 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I các môn Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Trần Thới 2
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài đọc)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2017 – 2018
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 11 đến tuần 17, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi những dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin là có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.
Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
Theo TRƯỜNG GIANG- NGỌC MINH
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1:  Ý nào nêu không đúng việc ông Lìn đã làm để đưa được nước về thôn ? (0,5 điểm) 
A. Suốt một năm, ông cùng vợ con đào mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
B. Một mình ông Lìn lần mò cả tháng trong rừng để tìm nước và gánh nước về thôn.
C. Vận động mọi người vào rừng đào mương đưa nước về thôn.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 2: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ? (0,5 điểm) 
A. Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước.
B. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
C. Tất cả các ý trên đều sai.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3:  Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào ? (0,5 điểm) 
A. Không còn làm nương như trước mà trồng lúa nước. Nên không còn nạn phá rừng.
B. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
C. Tất cả các ý trên đều sai.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
 Câu 4: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ? (0,5 điểm) 
A. Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
B. Ông hướng dẫn bà con trồng cây lúa.
C. Ông hướng dẫn bà con trồng cây gỗ quí.
D. Ông hướng dẫn bà con trồng cây ăn quả.
Câu 5: Lợi ích của việc ông Lìn hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả ? (0,5 điểm) 
A. Giúp mỗi gia đình thu nhập mỗi năm hai trăm triệu.
B. Vừa bảo vệ rừng, giữ được nguồn nước, vừa tăng thêm thu nhập.
C. Phìn Ngan trở thành thôn khá nhất của xã Trịnh Tường.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Câu chuyện giúp em hiểu. (0,5 điểm)
A. Muốn có cuộc sống hạnh phút, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm.
B. Muốn có cuộc sống hạnh phút, ấm no, con người phải có nhiều vàng.
C. Muốn có cuộc sống hạnh phút, ấm no, con người phải có nhiều tiến của.
D. Muốn có cuộc sống hạnh phút, ấm no, con người phải có nhiều thời gian, thì giờ.
Câu 7: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang”. (1 điểm) 
Chủ ngữ: 
Vị ngữ:
Câu 8: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu: (2 điểm)
 Ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. 
Câu 9: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
(Trịnh Tường; Chủ tịch nước gửi thư)
Chuyện của Ngu Công xã ..............................................nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được ........................................................................... khen ngợi.
Hết 
HƯỚNG DẪN CHẤM LỚP 5:
Môn: Tiếng việt 
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
2
3
4
5
6
Khoanh đúng
B
D
D
A
D
A
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 6: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang”. (1 điểm) 
Chủ ngữ : Những nương lúa quanh năm khát nước
Vị ngữ: được thay dần bằng ruộng bậc thang.
Câu 8: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu: (2 điểm) 
 Ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. 
Câu 9: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!.
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài viết)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2017 – 2018
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Người mẹ của 51 đứa con. (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 165).
Người mẹ của 51 đứa con
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Tả một bạn học của em.
Hết
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Khoa học
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2017 – 2018
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
Câu 1: Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là: (0,5 điểm)
A. Thụ thai.
B. Hợp tử.
C. Bào thai.
D. Sự thụ tinh.
Câu 2: Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào ?. (0,5 điểm)
A. Từ 10 đến 19 tuổi.
B. Từ 10 đến 15 tuổi.
C. Từ 13 đến 17 tuổi.
D. Từ 15 đến 19 tuổi.
Câu 3: Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào ?. (0,5 điểm)
A. Từ 10 đến 19 tuổi.
B. Từ 10 đến 15 tuổi.
C. Từ 13 đến 17 tuổi.
D. Từ 15 đến 19 tuổi.
Câu 4: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết: (0,5 điểm)
A. Do vi rút.
B. Muỗi A - nô - phen.
C. Do kí sinh trùng.
D. Muỗi vằn.
Câu 5: Bệnh viêm gan A lây qua đường nào ? (0,5 điểm)
A. Tiêu hoá.
B. Hô hấp.
C. Tuần hoàn.
D. Bài tiết.
Câu 6: Chất dẻo có tính chất: (1 điểm)
A. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, rất nặng, không bền, khó vỡ.
B. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
C. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, rất nặng, rất bền, dễ vỡ.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 7: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (2 điểm)
(Trứng, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh).
- Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa .............................................của mẹ và ..............................................................của bố.
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình..............................................
- Trứng được thụ tinh gọi là...................................................................................................
Câu 8: Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được ? (0,5 điểm)
A. Giặt giũ và chăm sóc con cái.
B. Làm bếp, thêu may giỏi.
C. Mang thai và cho con bú.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành cách phòng bệnh sốt xuất huyết sau: (1 điểm)
Cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh,...................,...........................và tránh để muỗi đốt.
Câu 9: Nhôm có tính chất gì ? Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm ?. (2 điểm)
Câu 10: Chúng ta cần phải làm gì khi có người lạ mặt tặng quà cho mình ? (1 điểm)
Hết
Môn: Khoa học
Câu
1
2
3
4
5
6
8
Khoanh đúng
D
C
B
A
A
B
C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
Câu 7: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (2 điểm)
- Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh.
- Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.
Câu 8: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành cách phòng bệnh sốt xuất huyết sau: (1 điểm)
Cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
Câu 9: Nhôm có tính chất gì ? Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm ?. (2 điểm)
- Tính chất của nhôm là: Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số a-xít có thể ăn mòn nhôm.
- Cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm: Trong khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a- xít ăn mòn. 
Câu 10: Chúng ta cần phải làm gì khi có người lạ mặt tặng quà cho mình ? (1 điểm)
(Từ chối một cách khéo léo và quyết tâm không nhận khi họ không giải thích rõ lí do vì sao tặng quà cho mình.)
Môn: Lịch sử
Câu
1
2
3
Khoanh đúng
A
B
C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4: Hãy nối tên các sự kiện ở cột A với các mốc thời gian ở cột B sao cho đúng. (2 điểm)
A
B
Đại hội chiến sĩ thi đua gương mẫu toàn quốc.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
Ngày 1 tháng 5 năm 1952
Môn: Địa lý
Câu
6
7
8
Khoanh đúng
D
C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn : Lịch sử & Địa lý
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2017 – 2018
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
. 
ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào ? (0,5 điểm)
A. 3-2-1930
B. 2-3-1930
C. 2-9-1945
D. 9-2-1945
Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên Ngôn Độc lập là: (0,5 điểm)
A. Giành độc lập cho dân tộc
B. Khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
C. Khẳng định quyền độc lập dân tộc.
D. Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 3: Âm mưu của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc là: (0,5 điểm)
A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
C. Tât cả ý trên đều đúng.
D. Tất cả ý trên đều sai.
Câu 4: Hãy nối tên các sự kiện ở cột A với các mốc thời gian ở cột B sao cho đúng. (2 điểm)
A
B
Đại hội chiến sĩ thi đua gương mẫu toàn quốc.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
Ngày 1 tháng 5 năm 1952
Câu 5: 
Câu 6: Hoạt động chính của ngành lâm nghiệp nước ta là: (0,5 điểm)
A. Khai thác gỗ.
B. Lâm sản khác.
C. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 7: Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu ?. (0,5 điểm)
A. 330 000 ha 
B. 303 000 ha 
C. 330 000 km2 
D. 303 000 km2 
Câu 8:  
Câu 9: 
Câu 10:  
Phần bốc thăm
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ Trang 102
(Đọc từ đầu.........đến ban công nhà Thu không phải là vườn !)
Hỏi: Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ Trang 102
 (Đọc từ Một sớm chủ nhật đầu xuân..........đến hết bài)
Hỏi: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ Trang 102
 (Đọc từ Một sớm chủ nhật đầu xuân..........đến hết bài)
Hỏi: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113
 (Đọc từ đầu .............đến ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn)
Hỏi: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113
 (Đọc từ Thảo quả trên rừng Đản Khao ..........đến lấn chiếm không gian)
Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113 
 (Đọc từ Sự sống cứ tiếp tục..........đến hết bài)
Hỏi: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?
Bài: Mùa thảo quả Trang 113 
 (Đọc từ Sự sống cứ tiếp tục..........đến hết bài)
Hỏi: Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ?
Bài: Người gác rừng tí hon Trang 124 
(Đọc từ đầu...........đến xe ra bìa rưng chưa ?)
Hỏi: Theo lối ba vẫn đi tuần, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì ?
Bài: Người gác rừng tí hon Trang 124 
(Đọc từ Qua khe lá ............ đến bắt bọn trộm, thu lại gỗ)
Hỏi: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy Bạn là người thông minh ?
Bài: Người gác rừng tí hon Trang 124 
(Đọc từ Qua khe lá ............ đến bắt bọn trộm, thu lại gỗ)
Hỏi: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy Bạn là người dũng cảm ?
Bài: Trồng rừng ngập mặn Trang 128
(Đọc từ đầu .........đến gió, bão, sóng lớn)
Hỏi: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ?
Bài: Trồng rừng ngập mặn Trang 128 
(Đọc từ Mấy năm qua ..........đến Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định))
Hỏi: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
Bài: Trồng rừng ngập mặn Trang 128 
(Đọc từ Nhờ phục hồi rừng ngập mặn ......đến hết bài)
Hỏi: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phụ hồi.
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo Trang 144 
(Đọc từ đầu......đến dành cho khách quý)
Hỏi: Cô giáo Y Hoa đến Buôn Chư Lênh làm gì ?
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo Trang 144 
(Đọc từ Y Hoa đến bên già Rok......đến sau khi chém nhát dao)
Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện Trang 158 
(Đọc từ đầu ......đến học nghề cúng bái)
Hỏi: Cụ Ún làm nghề gì ?
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện Trang 158 
(Đọc từ Vậy mà ......đến không thuyên giảm)
Hỏi: Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào ?
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện Trang 158 
(Đọc từ Thấy cha ......đến vẫn không lui)
Hỏi: Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_cac_mon_lop_5_nam_hoc_2017_2018_tr.doc