Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí - lớp 10 ( thời gian làm bài: 45 phút)

docx 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1031Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí - lớp 10 ( thời gian làm bài: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí - lớp 10 ( thời gian làm bài: 45 phút)
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT A HẢI HẬU
ĐỀ KIỂM TRA CHÂT LƯỢNG HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: VẬT LÍ - LỚP 10
( Thời gian làm bài: 45 phút)
Câu 1: ( 1 điểm) 
a. Phát biểu định nghĩa của lực.
b. Cho 2 lực đồng qui có độ lớn 9 N và 12 N.Hợp lực của 2 lực này có độ lớn 15 N. Tìm góc hợp bởi giữa 2 lực đó.
Câu 2: ( 4 điểm) 
1. Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niuton.
2. Một mẩu gỗ có khối lượng 450 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Biết hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là µt = 0,25; lấy g = 10 m/s2. 
a. Tính gia tốc của mẩu gỗ.
b. Tính quãng đường mẩu gỗ đi được cho tới khi dừng lại.
c. Tính thời gian mẩu gỗ đi 2 m cuối cùng.
Câu 3: ( 2,5 điểm)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15 cm. Treo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một vật có m1 = 500 g, lò xo dài 17cm. Nếu treo một vật khác có khối lượng m2, thì nó dài 16,5 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. 
a.Tìm độ cứng.
b. Tính khối lượng m2. 
Câu 4: ( 1,5 điểm) 
Một viên bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m (theo phương ngang ). Lấy g = 10 m/s2. 
a. Tính thời gian rơi của viên bi.
b. Tính vận tốc của viên bi rời khỏi mép bàn.
α
β
Câu 5: ( 1,0 điểm)
Một vật có khối lượng m = 1 kg đặt trên mặt phẳng nghiêng góc α = 300. Vật được kéo 
bởi lực hợp với phương của mặt phẳng nghiêng góc β ( như hình vẽ) để vật chuyển 
động đều đi lên trên phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và 
mặt phẳng nghiêng là µ = 0,3. Thay đổi góc β thích hợp để độ lớn của 
lực kéo bé nhất. Tìm độ lớn của lực kéo bé nhất đó.
Cho biết: f(x) = cosx + a sinx lớn nhất khi tanx = a.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_ki_I_Nam_hoc_2015_2016_Mon_Vat_li_10.docx