Đề kiểm tra chất lượng HK II môn Hóa học 12

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng HK II môn Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng HK II môn Hóa học 12
TRƯỜNG THPT ĐẦM DƠI ĐỀ KIỂM TRA CHẤ LƯỢNG HK II
	TỔ HÓA HỌC 	 MÔN HÓA HỌC
	 THỜI GIAN: 60 phút
Cho Cl=35,5 Fe=56 Zn=65 Al=27 O=16 H=1 	S=32 Mg=24	Mn=55, K=39	 Na=23	Ag=108	 N=14	Cu=64	Ba=137	Ca=40
PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là 	A. NH3.	B. CO2.	C. SO2.	D. O3.
Câu 2: Dùng muối Iối hàng ngày để phòng bệnh bướu cổ . Muối Iốt ở đây là:
A. KI 	B. I2 	C. NaCl và I2 	D. NaCl và KI 
Câu 3: Cho phản ứng: HCl + Fe à H2 + X	. Công thức hoá học của X là:
A.FeCl2	B. FeCl	C. FeCl3	 D. Fe2Cl3
Câu 4: Thuốc thử dùng để nhận ra ion clorua trong dung dịch là :
A. Cu(NO3)2	B. Ba(NO3)2	C. AgNO3	D. Na2SO4
Câu 5: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1 M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol. l. Giá trị của x là
	A. 0,1	B. 0,3	C. 0,2	D. 0,4
Câu 6: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4.	B. CH4 và NH3.	C. SO2 và NO2.	D. CO và CO2.
Câu 7: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là 	A. muối ăn.	B. vôi sống.	C. cát.	D. lưu huỳnh.
Câu 8: Cho 87g MnO2 tác dụng hết với dd HCl đặc nóng thì thu được khí clo với thể tích ở đktc là(Mn=55; O=16)
	A. 4,48lít.	B. . 2.24lít.	C. . 22.4lít.	D. . 44.8lít.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Zn = 65)	A. 9,52.	B. 10,27.	C. 8,98.	D. 7,25.
Câu 10: Cho các phương trình phản ứng:
1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 dư  →       2 ) Hg + S  →
3 ) F2 + H2O  →                                                        4) NH4Cl + NaNO2  đun nóng ->
5) K + H2O →        	6) H2S + O2 dư  đốt  -> 
7) SO2 + dung dịch Br2 →                                         8) Mg + dung dịch HCl →   
9) Ag + O3 →                                                            10) KMnO4  nhiệt phân ->
11) MnO2 + HCl đặc ->                                             12) dung dịch FeCl3 + Cu →
(13) O3 + dung dịch KI →	(14) Cl2 + dung dịch H2S →
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là
A. 9.                               B. 10                             C. 7.                               D. 8.
PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (ghi rỏ điều kiện nếu có) khi cho các chất sau: 
a. H2SO4 loãng tác dụng với: Cu, Fe2O3, Al(OH)3, NaNO3, Mg, FeCO3, FeS2, K2CO3
b. H2SO4 đặc nóng tác dụng với: S, NaOH, Al, ZnS, Fe(OH)2, KNO3
c. HCl tác dụng với: Cu, Fe, Al2O3, BaCO3, FeS2, Fe(OH)3,
Câu 2: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rỏ điều kiện):
 FeSO4 
 SO2 ® H2SO4 
 HCl ® Cl2 ® Clorua vôi 
 FeS2 S ® SO2 ® SO3 ® NaHSO4 
Câu 3: Nhận biết các dung dịch: NaBr, NaCl, NaOH, HI, NaNO3, HNO3, Ca(OH)2, H2SO4
Câu 4: Cho 5,58 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 2M thu được dung dịch A và 6,048 lít khí ở đktc.
a. Tính khối lượng và thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Tính V
b. Cho dung dich A tác dụng với 700 ml Ba(OH)2 xM thu được 77,67gam kết tủa. Tính x
c. Cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2 vào 250 ml dung dich Ba(OH)2, 1M. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch.
Câu 5: Nung hỗn hợp gồm 3,12 gam Mg và 3,2 gam S thu được hỗn hợp A, cho A vào dung dịch HCl, thu V lít hỗn hợp khí B (ở điều kiện tiêu chuẩn). 
a. Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp A. Tính v hỗn hợp khí B
b. Cho hỗn hợp A tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2. Tính V? Dẫn khí thu được qua dung dịch KMnO4 a M thấy lượng khí làm mất màu vừa đủ 250 ml. tính a
HẾT
TRƯỜNG THPT ĐẦM DƠI ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK II
	TỔ HÓA HỌC 	 MÔN HÓA HỌC
	 THỜI GIAN: 60 phút
Cho Cl=35,5 Fe=56 Zn=65 Al=27 O=16 H=1 	S=32 Mg=24	Mn=55, K=39	 Na=23	Ag=108	 N=14	Cu=64	Ba=137	Ca=40
PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: Các ứng dụng của nước Gia-ven, clorua vôi, kali clorat... đều dựa trên cơ sở
A. tính tẩy trắng.	B. tính khử mạnh.	C. tính oxi hoá mạnh.	D. tính sát trùng.
Câu 2: Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc, cần làm như sau:
A. rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc	B. rót nhanh dung dịch axit vào nước
C. rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước	D. rót nước thật nhanh vào dung dịch axit đặc.
Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.	B. Chữa sâu răng.
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.	D. Sát trùng nước sinh hoạt.
Câu 4: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
	A. H2S.	B. Na2SO4.	C. SO2.	D. H2SO4.
Câu 5: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ.	B. thay đổi nồng độ N2.
C. thay đổi nhiệt độ.	D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 6 : Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là:
	A. Mg B. Ag	C. Cu	D. Au
Câu 7: Đốt 11,2 gam bột sắt trong khí Clo. Khối lượng sản phẩm sinh ra là:
 	A. 32,5 g	 	B. 24,5 g 	 	C. 162,5 g 	 	 D. 25.4 g
Câu 8: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam. Một miếng cho tác dụng với Clo và một miếng cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối Clorua thu được là :
A. 14,475gam 	B. 16,475gam 	C. 12,475gam 	D.Tất cả đều sai.
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2	
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
(e) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua
(g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 10: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn, Mg tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam.	B. 88,20 gam.	C. 101,48 gam.	D. 97,80 gam.
PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (ghi rỏ điều kiện nếu có) khi cho các chất sau: 
a. H2SO4 loãng tác dụng với: Mg, FeS, Ag, Fe3O4, Fe(OH)2, FeSO3, KHS, Ba(NO3)2
b. H2SO4 đặc nóng tác dụng với: C, CuS, Fe(OH)3, Ag, NaNO3, Al2O3
c. HCl tác dụng với: Mg, Fe2O3, CaCO3, Na2SO3, Mg(OH)2, Na2S
Câu 2: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rỏ điều kiện): 
 HCl (1) Cl2 (2) HCl (3) FeCl2 (4) KCl (5) K2SO4 (6) KNO3 
 (7) 
 FeS2 (11) SO2 (12) SO3 (13) H2SO4 (8) FeSO4 
 H2SO4 (9) SO2 (10) KHSO3 
 Câu 3: Nhận biết các dung dịch: Na2SO4, NaBr, KOH, HNO3, BaCl2, HI, Ba(OH)2, HBr
Câu 4: Cho 10,52 gam hỗn hợp X gồm Fe và Al tác dụng vừa đủ với 310 ml dung dịch H2SO4 CM thu được dung dịch A và 6,944 lít khí ở đktc.
a. Tính khối lượng và thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Tính CM
b. Cho dung dich A tác dụng với 640 ml dung dịch NaOH 1M trong điều kiện không có không khí thu được kết tủa. Nung kết tủa trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m
c. Cho ½ hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2 vào 150 ml dung dich Ca(OH)2,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được
Câu 5: Nung hỗn hợp gồm 6,72 gam Fe và 3,2 gam S thu được hỗn hợp A, cho A vào dung dịch HCl, thu V lít hỗn hợp khí B (ở điều kiện tiêu chuẩn). 
a.Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp A.
b.Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí B
c. Cho hỗn hợp A tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2. Tính V?
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_HOC_kY_II_HOA_10.doc