Đề kiểm tra 15' môn Ngữ văn Lớp 12

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15' môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15' môn Ngữ văn Lớp 12
Đề 1
Câu 1: Hãy kể tên các tập thơ lớn của Tố Hữu?
Câu 2: Chép đoạn thơ “Mình về, .
  nhớ nguồn”
Câu 3: Chỉ ra các từ láy trong câu thơ sau và cho biết tác dụng của các từ láy đó
“ Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ ,bồn chồn bước đi”
Đề 2
Câu 1: Điền vào chỗ chấm
Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ Việt Bắc
Sau chiến thắng , Hiệp định .. được kí kết. Hòa bình lập lại ở ..
 - Tháng 10 – 19.., các cơ quan trung ương của . và rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội để tiếp tục  cách mạng.
Nhân sự kiện thời sự .. này, .. viết bài thơ ".." để thể hiện .. sâu nặng của những người .., chiến sĩ về xuôi với quê hương cách mạng.
Câu 2: Hai câu thơ sau gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào ?
“ Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt Minh”
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và tác dụng của biện pháp này trong câu thơ sau
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...”
Đề 3
Câu 1: Bài thơ Việt Bắc viết theo lỗi kết cấu gì? Cho biết vị trí đoạn trích trong sách giáo khoa ở phần nào của bài thơ?
Câu 2: Phân tích câu thơ “ Nhớ gì như nhớ người yêu”?
Câu 3: Phân tích bức tranh tứ bình trong câu thơ sau”
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Đáp án:
Câu 1: Bài thơ được viết theo kiểu đối đáp nam - nữ, phỏng theo lối hát giao duyên của dân ca. Thuộc 90 câu đầu của bài.
Câu 2: Nỗi nhớ Việc Bắc được so sánh “như nhớ người yêu” à nỗi nhớ cháy bỏng, da diết, mãnh liệt.
Câu 3: 
o Vào mùa đông: 
 . Trên cái nền xanh bạt ngàn của núi rừng Việt Bắc, xuất hiện những hoa chuối "đỏ tươi" như những ngọn lửa thắp sáng rừng xanh.
à Sự đối chọi hai màu xanh– đỏ làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già và xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông vùng cao.
Hình ảnh "dao gài thắt lưng" phản quang "ánh nắng" 
à rất gợi cảm, tạo thành điểm sáng khiến con người trở nên nổi bật, trở thành trung tâm của bức tranh.
o Mùa xuân: 
. Nhớ Việt Bắc ngày xuân là nhớ đến hoa mơ "nở trắng rừng" 
à Chữ "trắng": gợi lên một sắc trắng tinh khiết, mênh mang, một thế giới hoa mơ bao phủ à sức xuân ngập tràn đất trời núi rừng Việt Bắc.
à Mùa xuân trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống.
Nhớ người thợ đan nón "chuốt từng sợi giang" 
à Động từ "chuốt": vừa gợi lên sự khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ của con người Việt Bắc. 
o Mùa hạ: 
. Nhớ Việt Bắc mùa hè: là nhớ tiếng ve râm ran làm nên khúc nhạc rừng sôi động, nhớ màu vàng của “rừng phách đổ vàng” 
à Với từ "đổ", biểu thị sự chuyển màu đồng loạt 
à người đọc có cảm giác dường như tiếng ve đã thúc giục ngày hè trôi nhanh, làm cho rừng phách thêm vàng.
Hình ảnh cô thiếu nữ đi "hái măng một mình" giữa rừng vầu, rừng nứa, rừng trúc: không hề lẻ loi, cô đơn mà chịu khó tận tụy với công việc.
Mùa thu 
Nhớ vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu. Trăng "rọi" qua tán lá rừng xanh, trăng thanh mát rượi à gợi lên cảnh sống yên ả, "hoà bình”, nên thơ.
Nhớ con người Việt Bắc luôn lạc
 quan, họ ca hát về mối ân tình thuỷ
 chung với cách mạng.
Đề 4:
Câu 1: Phân tích ý nghĩa đại từ “ta” trong câu thơ : “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”.
Câu 2: Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ “ Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Câu 3: Tìm và phân tích ý từ láy trong đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Đáp án:
Câu 1: Câu thơ : “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”:
+ Đại từ ta thể hiện sự hợp lực giữa thiên nhiên (rừng, cây, núi, đá) và con người đã tạo nên sức mạnh VN đánh thắng kẻ thù 
Câu 2: Biện pháp nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa thiên nhiên và con người VB đối với CM, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Rừng mang tính chất của con người VN quả cảm và biết phân biệt địch – ta,  
Câu 3: 
Từ láy tượng thanh "rầm rập": 
à diễn tả tiếng bước chân mạnh mẽ của cuộc hành quân, gợi lên nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của số lượng người đông đảo cùng hành quân à tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển mặt đất.
Từ láy "điệp điệp trùng trùng": 
à khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, tưởng chừng như kéo dài đến vô tận.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_mon_ngu_van_lop_12.docx