MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – TIẾNG VIỆT 7 TUẦN 23 NIÊN HỌC 2013 - 2014 Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 CÂU RÚT GỌN Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:0.5 Số câu: Số điểm Số câu:1 Số điểm:0.25 Số câu: 1 Số điểm:1 Số câu:1 Số điểm:0.25 Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu: 5 3 điểm=30% Chủ đề 2 CÂU ĐẶT BIỆT Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:0.5 Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu: 1 Số điểm:0.25 Số câu: Số điểm: Số câu :1 Số điểm:0.25 Số câu: 1 Số điểm:1 Số câu: Số điểm: Số câu Số điểm Số câu:5 3 điểm= 30% Chủ đề 3 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (2T) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Số câu:1 Số điểm:0.5 Số câu:2 Số điểm: 0.5 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm Số câu :1 Số điểm: 0.5 Số câu Số điểm Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 6 4 điểm=40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 7 Số điểm: 3 30% Số câu: 5 Số điểm: 2 20% Số câu: 4 Số điểm: 5 40% Số câu Số điểm Trường: THCS Trần Nhân Tông Thứ............., ngày........ tháng....... năm 2014 Họ, tên: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT LỚP 7 Lớp: TUẦN 23 - NĂM HỌC 2013 - 2014 Thời gian: 45p I. Trắc nghiệm: (3đ) - Đề A Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1: Câu rút gọn là câu: A. Chỉ có thể vắng CN. B. Chỉ có thể vắng VN. C. Có thể vắng cả CN và VN. D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. Câu 2: Câu đặc biệt là: A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. C. Là câu chỉ có chủ ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ. Câu 3: Trong các dòng sau, dòng không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt: A. Bộc lộ cảm xúc. C. Gọi đáp. C. Làm cho lời nói được ngắn gọn. D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng Câu 4: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta lược bỏ thành phần: A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 5. Trong các câu sau, câu đặc biệt là: A. Trên cao, bầu trời trong xanh, không một gợn mây. B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều. C. Hoa sim! D. Mưa rất to. Câu 6: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, mở ruộng, khai hoang.” (Thép Mới) Câu văn trên có trạng ngữ chỉ: A. Nguyên nhân và mục đích. C. Cách thức và nơi chốn. B. Thời gian và nơi chốn. D. Nơi chốn và phương tiện. Câu 7: Câu rút gọn: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” đã lược bỏ thành phần: A. Chủ ngữ. B.Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ. D. Trạng ngữ. Câu 8: “Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.” (Nguyên Hồng) Đoạn văn trên có câu đặt biệt: “Một đêm mùa xuân.” được dùng để: A. Gọi đáp. C. Xác định thơi gian. B. Bộc lộ cảm xúc. D. Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Câu 9: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích: A. Với quyết tâm cao độ, Lan đã vượt qua kì thi. B. Qua ánh mắt nhìn, tôi biết nó không thích tôi. C. Chỉ bằng một ngọn roi, anh ấy quật ngã ba tên côn đồ. D. Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa. Câu 10: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” (Thép Mới) Trạng ngữ trong câu văn trên là: A. Cối xay tre B. từ nghìn đời nay C. xay nắm thóc D. nặng nề quay Câu 11: Trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn: A. Tránh lặp lại từ ngữ đứng trước. C. Lời nói là của chung mọi người. B. Thông báo nhanh. D. Làm cho câu nói cộc lốc, khiếm nhã. Câu 12: Tách trạng ngữ ra thành câu riêng để: A. Góp phần làm cho nghĩa của câu đầy đủ, chính xác. B. Kết nối các câu, các đoạn với nhau. C. Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định. D. Tránh lặp lại từ ngữ ban đầu. II. Tự luận: (7đ) - Đề A Câu 1: (2đ) a. Tại sao trong thơ, ca dao thường dùng câu rút gọn? (1đ) b. Chép một câu thơ có thành phần rút gọn và xác định thành phần đó? (1đ) Câu 2: (2đ) a. Nêu tác dụng của câu đặc biệt? (1đ) b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong đoạn văn sau: “Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.” (Trần Cư) - (1đ) Câu 3: (1đ) a. Nêu đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ? (0,5đ) b. “Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.” (Theo Báo Văn nghệ) Xác định và nêu tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành. (0,5đ) Câu 4: (2đ) Viết một đoạn văn (khoảng 4 câu) tả cảnh quê hương, có sử dụng một trạng ngữ. (Lớp đại trà) Viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) cảm nhận về quê hương, có sử dụng một trạng ngữ, một câu đặc biệt. (lớp 7/5) Trường: THCS Trần Nhân Tông Thứ............., ngày........ tháng....... năm 2014 Họ, tên: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT LỚP 7 Lớp: TUẦN 23 - NĂM HỌC 2013 - 2014 Thời gian: 45p I. Trắc nghiệm: (3đ) - Đề B Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1: Câu rút gọn là câu: A. Chỉ có thể vắng CN. C. Chỉ có thể vắng VN. B. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. D. Có thể vắng cả CN và VN. Câu 2: Câu đặc biệt là: A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Là câu chỉ có chủ ngữ. C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ. Câu 3: Trong các dòng sau, dòng không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt: A. Bộc lộ cảm xúc. C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Làm cho lời nói được ngắn gọn. D. Gọi đáp. Câu 4: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta lược bỏ thành phần: A. Vị ngữ. C. Chủ ngữ. B. Trạng ngữ. D. Cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 5. Trong các câu sau, câu không phải câu đặc biệt: A. Mùa xuân. B. Nam ơi! C. Trời mưa tầm tã. D. Một hồi còi. Câu 6: “Trên trời, mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây...” Bài ca dao trên, có trạng ngữ chỉ: A. Nơi chốn. C. Cách thức và nơi chốn. B. Phương tiện. D. Thời gian và nơi chốn. Câu 7: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn: A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. C. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. B. Người ta là hoa đất. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 8: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” (Nam Cao) Đoạn văn trên có hai câu đặt biệt: “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” được dùng để: A. Gọi đáp. C. Nêu nơi chốn. B. Bộc lộ cảm xúc. D. Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Câu 9: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích: A. Với quyết tâm cao độ, Lan đã vượt qua kì thi. B. Qua ánh mắt nhìn, tôi biết nó không thích tôi. C. Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa. D. Chỉ bằng một ngọn roi, anh ấy quật ngã ba tên côn đồ. Câu 10: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” (Thép Mới) Trạng ngữ trong câu văn trên là: A. Cối xay tre C. xay nắm thóc B. nặng nề quay D. từ nghìn đời nay Câu 11: Trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn: A. Tránh lặp lại từ ngữ đứng trước. C. Lời nói là của chung mọi người. B. Thông báo nhanh. D. Làm cho câu nói cộc lốc, khiếm nhã. Câu 12: Tách trạng ngữ ra thành câu riêng để: A. Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định. B. Góp phần làm cho nghĩa của câu đầy đủ, chính xác. C. Kết nối các câu, các đoạn với nhau. D. Tránh lặp lại từ ngữ ban đầu. II. Tự luận: (7đ) - Đề B Câu 1: (2đ) a. Tại sao trong thơ, ca dao thường dùng câu rút gọn? (1đ) b. Chép một câu ca dao có thành phần rút gọn và xác định thành phần đó? (1đ) Câu 2: (2đ) a. Nêu tác dụng của câu đặc biệt? (1đ) b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong đoạn văn sau: “Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây... Bốn giây... Năm giây...” (Vũ Tú Nam) - (1đ) Câu 3: (1đ) a. Nêu đặc điểm hình thức của trạng ngữ? (0,5đ) b. “Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.” (Theo Báo Văn nghệ) Xác định và nêu tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành. (0,5đ) Câu 4: (2đ) Viết một đoạn văn (khoảng 4 câu) tả cảnh quê hương, có sử dụng một trạng ngữ. (Lớp đại trà) Viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) cảm nhận về quê hương, có sử dụng một trạng ngữ, một câu đặc biệt. (lớp 7/5) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A A B C A C B A C D B B C B D C B C C A D D C D D A II. Phần tự luận: (7đ) Đề A Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 a. Trong thơ, ca dao, người ta thường hay sử dụng những câu rút gọn bởi vì lời thơ phải được diễn đạt cô đọng, súc tích; số tiếng trong một câu cũng được quy định chặt chẽ. b. - Chép chính xác câu thơ. - Xác định đúng thành phần rút gọn. a. Nêu đúng 4 tác dụng. b. - Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... - Tác dụng: Xác định thơi gian. a. Nêu đúng đặc điểm hình thức. b. Xác định đúng trạng ngữ tách câu riêng và tác dụng: Năm 72. -> Nhấn mạnh. - Viết đúng yêu cầu đoạn văn, số lượng câu, nội dung, lưu loát. - Viết đúng yêu cầu tiếng Việt. 2đ 1đ (mỗi ý 0,5đ) 0,5đ 0,5đ 2đ 1 đ (mỗi ý 0,25đ) 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ 2đ 1đ 1đ Đề B Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 a. Trong thơ, ca dao, người ta thường hay sử dụng những câu rút gọn bởi vì lời thơ phải được diễn đạt cô đọng, súc tích; số tiếng trong một câu cũng được quy định chặt chẽ. b. - Chép chính xác câu ca dao. - Xác định đúng thành phần rút gọn. a. Nêu đúng 4 tác dụng. b. - Câu đặc biệt: Và lắc. Và xóc. - Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. a. Nêu đúng đặc điểm ý nghĩa. b. Xác định đúng trạng ngữ tách câu riêng và tác dụng: Năm 72. -> Nhấn mạnh. - Viết đúng yêu cầu đoạn văn, số lượng câu, nội dung, lưu loát. - Viết đúng yêu cầu tiếng Việt. 2đ 1đ (mỗi ý 0,5đ) 0,5đ 0,5đ 2đ 1 đ (mỗi ý 0,25đ) 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ 2đ 1đ 1đ
Tài liệu đính kèm: