Đề kiểm tra 1 tiết Môn Sinh học 12 kì 1 - Trường THCS & THPT Đăng Hà

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Môn Sinh học 12 kì 1 - Trường THCS & THPT Đăng Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết Môn Sinh học 12 kì 1 - Trường THCS & THPT Đăng Hà
Trường THCS & THPT Đăng Hà 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC KÌ 1 NĂM 2015-2016
Họ Và Tên Học Sinh:.
Lớp 12A:..
Câu 1: Phát biểu không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
a. Mã di truyền có tính thoái hóa b. Mã di truyền là mã bộ ba 
c. Mã di truyền có tính phổ biến. d. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
Câu 2: Vai trò của enzim ADN-polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN?
a. Cung cấp năng lượng cho quá trình nhân đôi. b. Tháo xoắn phân tử ADN 
c. Liên kết các nu tạo mạch mới d. Phá vỡ liên kết hidro giữa 2 mạch.
Câu 3: Trình tự bắt đầu các nu trong gen là: 3, TAX-AXA-GGT5, Phân tử mARN có trình tự các ribonu là:
a. 5, AUG-UGU-XXA3, b. 3,AUG-UGU-XXA5, 
c. 5,ATG-TGT-XXA3, d. 3, UAX-AXA-GGU5,.
Câu 4: Trình tự nu trên ADN như sau: -XATAAGAATTX- xác định trình tự ribonu trên mARN tổng hợp từ đoạn gen trên:
a. –GUAUUXUUAAG- b. –GTATTXTTAAG- c. – AUGXXGTTUU- d. –GXXTAGTTXXT-
Câu 5: Trật tự đúng trong operon Lác:
a. P-O-ZYA. b. R-O-P-ZYA. c. R-P-O-ZYA. d. P-R-O-ZYA.
Câu 6:Trong cấu trúc operon Lác của vi khuẩn E. coli, khi môi trường không có lactozo thì protein ức chế sẽ:
a. Liên kết vào vùng khởi động. b. Liên kết vào gen điều hòa. 
c. Liên kết vào vùng vận hành d. Liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 7: Dạng đột biến gây biến đổi ít nhất trong chuỗi polipeptit do gen tổng hợp :
a. Thay thế một cặp nu ngay sau mã mở đầu b. Mất một cặp nu ở ví trí thứ 5 
c. Thêm 1 cặp nu ở ngay mã mở đầu d. Mất một cặp nu ở ngay sau mã mở đầu.
Câu 8: Hóa chất 5-BU gây đột biến
a. Thay A-T=G-X. b. Thay G-X=A-T. c. Thay A-T=T-A. d. Thay G-X=X-G.
Câu 9: Một gen dài 0,408A0 , có hiệu số nu loại A với một loại nu khác là 10%. Gen trên đột biến làm H giảm 3 liên kết so với ban đầu, đây là đột biến dạng nào, tìm số nu các loại của gen:
a. Mất 1 cặp nu, A=T=720, G=X=479. b. Mất 2 cặp nu, A=T=719, G=X=479. 
c. Mất 1 cặp nu, A=T=719, G=X=480. d. Thêm 2 cặp nu, A=T=721, G=X=481.
Câu 10: Trong cấu trúc siêu hiển vi NST sợi cơ bản có đường kính:
a. 11nm. b. 30nm. c. 300nm. d. 700nm.
Câu 11: NST 21 hoặc 22 ở người bị đột biến mất đoạn gây ra hội chứng bệnh:
a. Bạch tạng. b. Hồng cầu hình liềm. c. Ung thư máu. d. Đao.
Câu 12: Hợp tử nào ở người mắc hội chứng đao:
a. Hợp tử chứa 3 NST 21. b. Hợp tử chứa NST 22 mất 1 đoạn. 
c. Hợp tử chứa 3 NST 23. d. Hợp tử chứa 1 NST 21.
Câu 13: Một khối cầu chứa 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng gồm khoảng 146 cặp nu của ADN có tên gọi là:
a. Polinucleotit. b. Cromatit. c. Nucleoxom. d. Riboxom.
Câu 14: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở đại mạch thuộc dạng:
a. Mất đoạn NST. b. Lặp đoạn NST. c. Đảo đoạn NST. d. Chuyển đoạn NST.
Câu 15: Bộ NST lưỡng bội của lúa 2n=24. Thể tam bội của loài có số lượng NST là:
a. 23. b. 25. c. 36. d. 48.
Câu 16: Theo quan niệm của menden mỗi tính trạng của cơ thể do:
a. Một cặp nhân tố di truyền quy định. b. Một nhân tố di truyền quy định. 
c. Hai nhân tố di truyền quy định. d. Hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 17: Phép lai nào trong các phép lai sau là lai phân tích:
a. AA x AA. b. AA x Aa. c. Aa x Aa. d. Aa x aa.
Câu 18: Một tế bào sinh dục sơ khai có kiểu gen AaBbCc khi giảm phân bình thường hình thành giao tử cho tối đa bao nhiêu loại giao tử:
a. 1. b. 2. c. 4. d. 8.
Câu 19: Cho đậu hà lan Pt/c: Vàng trơi x Xanh, nhăn. Thu được F1 100% vàng, trơn, cho F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
a. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn: 1 vàng, trơn. b. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. 
c. 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn. d. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn.
Câu 20: Cho phép lai P: AaBbDd x aaBbDd. Biết các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và phân li độc lập. tỉ lệ đời con có kiểu hình trội cả 3 tính trạng là:
a. 3/32. b. 9/32. c. 1/32. d. 100%.
Câu 21: Ở đậu hà lan menden nhận thấy tính trạng hoa tím luân đi kèm với hạt màu nâu, nách lá có một chấm đen; tính trạng hoa trắng luân đi kèm với hạt màu nhạt, nách lá không có chấm. Hiện tượng này được giải thích:
a. Là kết quả của hiện tượng đột biến gen. b. Là kết quả hiện tượng thường biến. 
c. Các tính trạng chịu sự chi phối của nhiều cặp gen không alen. d. Nhóm tính trạng trên do 1 gen chi phối.
Câu 22: Ở thực vật Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 7 trắng. Biết không có đột biến mới sảy ra màu sắc hoa bị chi phối bởi quy luật:
a. Tác động đa hiệu của gen. b. Phân li. c. Di truyền liên kết giới tính. d. Tương tác bổ sung.
Câu 23: Cho ruồi giấm xám,dài lai với đen, cụt thu được F1 100% xám,dài. Cho đực F1 lai phân tích Fa thu được là:
a. 4 xám, dài: 1 đen, cụt. b. 3 xám, dài: 1 đen, cụt. c. 2 xám,dài: 1 đen,cụt. d. 1 xám,dài: 1 đen, cụt.
Câu 24: Phát biểu đúng khi nói về tần số hoán vị gen:
a. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. b. Tần số hoán vị gen luân 50%. 
c. Các gen càng gần tần số hoán vị càng cao. d. Tần số hoán vị gen luân lớn hơn 50%.
Câu 25: Trong quá trình giảm phân của một cơ thể có kiểu gen AB//ab đã sảy ra hoán vị gen với f=25%. Cho biết không sảy ra đột biến tỉ lệ của giao tử Ab là:
a. 12,5%. b. 25%. c. 32%. d. 50%. 
Câu 26: Tính trạng có túm long trên tai gặp ở con trai di truyền:
a. Di truyền theo dòng mẹ. b. Di truyền chéo. 
c. Di truyền thẳng. d. Tương tác gen và nằm trên NST thường.
Câu 27: Ở người bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định không có alen tương ứng trên NST Y. Một người đàn ông bị bệnh mù màu lấy vợ mắt bình thường. sinh con gái bị bệnh, vậy kiểu gen của cặp vợ chồng trên phải là:
a. XmXm x XmY. b. XMXm x XmY. c. XMXM x XmY. d. XMXm x XMY.
Câu 28: Kiểu hình của cơ thể sinh vật được tạo thành do:
a. Kiểu gen quy định. b. Môi trường quy định. 
c. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. d. Sự tương tác giữa kiểu gen trội với môi trường.
Câu 29: Mức phản ứng là: 
a. Khả năng sinh vật có thể phản ứng trước điều kiện bất lợi của môi trường.
b. Mức độ biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau
c. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
d. Khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
Câu 30: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng thuộc thường biến là:
a. Bố, mẹ bình thường sinh con bạch tạng. b. Lợn có vàng tai sẻ thùy, chân dị dạng. 
c. Trên cây hoa giấy đỏ có xuất hiện cành hoa trắng. d. Màu sắc của tắc kè hoa biến đổi theo màu môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_sinh_hoc_ki_1.docx