Đề kiểm tra 1 tiết (lần 3) môn: Hóa học 10

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4194Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết (lần 3) môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết (lần 3) môn: Hóa học 10
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (LẦN 3)
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
ĐỀ 1.
Câu 1. Biết F có Z = 9, viết cấu hình electron của flo và cho biết vị trí của flo trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Câu 2. Cho các chất sau: Fe, O2, H2, Au, KCl. Chất nào tác dụng được với khí Cl2 ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Câu 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. 	b) Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	MnO2 Cl2 HCl FeCl2 AgCl
Câu 5. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 từ KMnO4 và axit HCl đặc. (1 điểm)
Câu 6. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: (1 điểm)
	a) Dung dịch HCl và dung dịch KOH. 	b) NaCl và NaNO3.
Câu 7. Dung dịch X được điều chế bằng cách cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường. Dung dịch X có tính oxi hóa rất mạnh, có tính tẩy màu và sát trùng, được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. Cho biết dung dịch X là gì? Viết phương trình điều chế dung dịch X. (1 điểm)
Câu 8. Cho 28 gam Fe tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 (đktc), thu được m gam muối FeCl3. Tính giá trị của m và V ? (1 điểm)
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn m gam Zn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 40,8 gam muối clorua và V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và V ? (1 điểm)
Câu 10. Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và kim loại R (hóa trị II) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch A, 6,4 gam chất rắn B và 6,72 lít khí H2 (đktc). 
a) Xác định kim loại R, biết R đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ? (1 điểm)
Cho biết: Mg = 24, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Cl = 35,5.
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
...Hết...
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (LẦN 3)
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
ĐỀ 2.
Câu 1. Biết Cl có Z = 17, viết cấu hình electron của clo và cho biết vị trí của clo trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Câu 2. Cho các chất sau: Cu, KOH, O2, Mg, NaCl. Chất nào tác dụng được với khí HCl ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Câu 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) Khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH. 	b) FeO tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	KMnO4 Cl2 HCl MgCl2 AgCl
Câu 5. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 từ MnO2 và axit HCl đặc. (1 điểm)
Câu 6. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: (1 điểm)
	a) Dung dịch HCl và dung dịch NaOH. 	b) KCl và KNO3.
Câu 7. X là chất bột màu trắng, xốp, được điều chế bằng cách cho khí Cl2 tác dụng với vôi tôi Ca(OH)2 ở 300C. X có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Giaven, được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. Cho biết X là chất gì? Viết phương trình điều chế chất X. (1 điểm)
Câu 8. Cho m gam Zn tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 (đktc), thu được 47,6 gam muối ZnCl2. Tính giá trị của m và V ? (1 điểm)
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được m gam muối clorua và V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và V ? (1 điểm)
Câu 10. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và kim loại R (hóa trị II) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch A, 12,8 gam chất rắn B và 2,24 lít khí H2 (đktc). 
a) Xác định kim loại R, biết R đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ? (1 điểm)
Cho biết: Al = 27, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Cl = 35,5.
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
...Hết...
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (LẦN 3). NĂM HỌC: 2015 – 2016 
MÔN: HÓA HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
ĐỀ 1.
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Biết F có Z = 9, viết cấu hình electron của flo và cho biết vị trí của flo trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Đáp án:
Cấu hình: F (Z = 9): 1s22s22p5
Vị trí: ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
0,5
0,5
Câu 2. Cho các chất sau: Fe, O2, H2, Au, KCl. Chất nào tác dụng được với khí Cl2 ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Đáp án: Fe và H2
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 H2 + Cl2 2HCl
0,25x2
0,25x2
Câu 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. 	b) Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
Đáp án:
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
0,5
0,5
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	MnO2 Cl2 HCl FeCl2 AgCl
Đáp án: 
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
H2 + Cl2 2HCl
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl
0,25x4
Câu 5. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 từ KMnO4 và axit HCl đặc. (1 điểm)
Đáp án: 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
1
Câu 6. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: (1 điểm)
	a) Dung dịch HCl và dung dịch KOH. 	b) NaCl và NaNO3.
Đáp án:
Dùng quỳ tím ẩm: HCl làm quỳ tím hóa đỏ, KOH làm quỳ tím hóa xanh.
Dùng dd AgNO3: xuất hiện kết tủa trắng.
 AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3
0,5
0,5
Câu 7. Dung dịch X được điều chế bằng cách cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường. Dung dịch X có tính oxi hóa rất mạnh, có tính tẩy màu và sát trùng, được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. Cho biết dung dịch X là gì? Viết phương trình điều chế dung dịch X. (1 điểm)
Đáp án: Nước Giaven.
 Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
0,5
0,5
Câu 8. Cho 28 gam Fe tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 (đktc), thu được m gam muối FeCl3. Tính giá trị của m và V ? (1 điểm)
Đáp án:
 nFe = 0,5 mol
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 0,5 0,75 0,5 (mol)
Suy ra: mFeCl3 = 81,25 gam
 VCl2 = 16,8 lít
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn m gam Zn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 40,8 gam muối clorua và V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và V ? (1 điểm)
Đáp án:
 nZnCl2 = 0,3 mol
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 0,3 0,3 0,3 (mol)
Suy ra: mZn = 19,5 gam
 VH2 = 6,72 lít
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và kim loại R (hóa trị II) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch A, 6,4 gam chất rắn B và 6,72 lít khí H2 (đktc). 
a) Xác định kim loại R, biết R đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ? (1 điểm)
Đáp án:
a) mCu = 6,4 gam mR = 13,6 – 6,4 = 7,2 gam 
 nH2 = 0,3 mol
 R + 2HCl RCl2 + H2
 0,3 0,3 mol
 MR = 24 R là Mg 
b) %mCu = 47,06% và %mMg = 52,94%
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (LẦN 3). NĂM HỌC: 2015 – 2016 
MÔN: HÓA HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
ĐỀ 2.
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Biết Cl có Z = 17, viết cấu hình electron của clo và cho biết vị trí của clo trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Đáp án:
Cấu hình: Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5
Vị trí: ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
Câu 2. Cho các chất sau: Cu, KOH, O2, Mg, NaCl. Chất nào tác dụng được với khí HCl ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. (1 điểm)
Đáp án: KOH và Mg
 KOH + HCl KCl + H2O Mg + 2HCl MgCl2 + H2
Câu 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1 điểm)
	a) Khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH. 	b) FeO tác dụng với dung dịch HCl.
Đáp án:
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
Câu 4. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm)
	KMnO4 Cl2 HCl MgCl2 AgCl
Đáp án: 
2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
H2 + Cl2 2HCl
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
MgCl2 + 2AgNO3 Mg(NO3)2 + 2AgCl
Câu 5. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 từ KClO3 và axit HCl đặc. (1 điểm)
Đáp án: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Câu 6. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: (1 điểm)
	a) Dung dịch HCl và dung dịch NaOH. 	b) KCl và KNO3.
Đáp án:
Dùng quỳ tím ẩm: HCl làm quỳ tím hóa đỏ, NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
Dùng dd AgNO3: xuất hiện kết tủa trắng.
 AgNO3 + KCl AgCl + KNO3
Câu 7. X là chất bột màu trắng, xốp, được điều chế bằng cách cho khí Cl2 tác dụng với vôi tôi Ca(OH)2 ở 300C. X có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Giaven, được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. Cho biết X là chất gì? Viết phương trình điều chế chất X. (1 điểm)
Đáp án: X là clorua vôi
 Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2 + H2O
Câu 8. Cho m gam Zn tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 (đktc), thu được 47,6 gam muối ZnCl2. Tính giá trị của m và V ? (1 điểm)
Đáp án:
 nZnCl2 = 0,35 mol
 Zn + Cl2 ZnCl2
 0,35 0,35 0,35 (mol)
Suy ra: mZn = 22,75 gam
 VCl2 = 7,84 lít
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được m gam muối clorua và V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và V ? (1 điểm)
Đáp án:
 nAl = 0,6 mol
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
 0,6 0,6 0,9 (mol)
Suy ra: mAlCl3 = 80,1 gam
 VH2 = 20,16 lít
Câu 10. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và kim loại R (hóa trị II) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch A, 12,8 gam chất rắn B và 2,24 lít khí H2 (đktc). 
a) Xác định kim loại R, biết R đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ? (1 điểm)
Đáp án:
a) mCu = 12,8 gam mR = 18,4 – 12,8 = 5,6 gam 
 nH2 = 0,1 mol
 R + 2HCl RCl2 + H2
 0,1 0,1 mol
 MR = 56 R là Fe 
b) %mCu = 69,57% và %mMg = 30,43%

Tài liệu đính kèm:

  • docKT 1 tiet Hoa 10 (Hieu).doc