Đề khảo sát học sinh giỏi vòng 2 năm học: 2015- 2016 môn: Sinh học 8 Trường thcs Bồ Lý

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1588Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi vòng 2 năm học: 2015- 2016 môn: Sinh học 8 Trường thcs Bồ Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi vòng 2 năm học: 2015- 2016 môn: Sinh học 8 Trường thcs Bồ Lý
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
TRƯỜNG THCS BỒ LÝ
 ------oOo------
 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG 2
NĂM HỌC: 2015- 2016
Môn: Sinh học 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
(Đề này gồm 01 trang)
ĐỀ BÀI
Câu 1.(1,0 điểm) 
 Kháng nguyên là gì ? Kháng thể là gì? Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
Câu 2. (1,5 điểm) 
 Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu? Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?
Câu 3. (1,0 điểm) 
a.Tại sao khi khám bệnh bác sĩ lại căn cứ vào số lượng hồng cầu để chuẩn đoán bênh?
b. Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.
Câu 4. (1,0 điểm)
Ở phổi người, phế nang có những đặc điểm gì thích nghi với chức năng trao đổi khí?
Câu 5. (1,5 điểm)
 Để nghiên cứu vai trò và điều kiện hoạt động của enzim nước bọt, bạn Anh đã làm thí nghiệm sau:
Chọn 4 ống nghiệm đều chứa 5 ml hồ tinh bột loãng, lần lượt thêm vào các ống:
- Ống 1: Thêm 5 ml nước cất
- Ống 2: Thêm 5 ml nước bọt loãng
- Ống 3: Thêm 5 ml nước bọt loãng và vài giọt HCl
- Ống 4: Thêm 5 ml nước bọt đun sôi
 Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm 37oC trong thời gian từ 15- 30 phút.
a. Hồ tinh bột trong các ống nghiệm có biến đổi không ? Tại sao?
b. Từ đó hãy xác định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?
Câu 6. (2,0 điểm)
a. Sự biến đổi lí học và hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
Câu 7. (2,0 điểm)
a. Tại sao sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống? 
b. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.
 ............................ Hết...................................
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HSG VÒNG 2
MÔN: SINH HỌC 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
1đ
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn..
- Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa
1
2
1,5đ
- Là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.
- Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
- Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.
0,5
0,5
0,5
3
1đ
a. Phải căn cứ vào số lượng hồng cầu để chuẩn đoán bệnh vì:
+Cần phải căn cứ vào số lượng hồng cầu để biết được tình trạng sức khỏe( 4,5 triệu/ mm3 ở nam, 4,2 triệu/ mm3 ở nữ). Nếu số lượng tăng quá hoặc giảm quá thì cơ thể ở tình trạng bệnh lí.
 Ngoài ra các bác sĩ còn căn cứ vào tỉ lệ các loại bạch cầu trong thành phần máu mà xác định được mắc bệnh gì.
b.Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
0,5
0,5
4
1đ
Đặc điểm của phế nang thích nghi với chức năng trao đổi khí:
- Có số lượng lớn à tăng diện tích bề mặt trao đổi khí 
- Có thành mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào à thuận lợi cho sự trao đổi khí
- Thành phế nang có nhiều mao mạch máu à tạo nên sự chênh lệch phân áp khí, thúc đẩy quá trình khuếch tán khí
- Thành phế nang ẩm ướt à thuận lợi cho sự hòa tan khí
0,25
0,25
0,25
0,25
5
1,5đ
a. Chỉ có ống (2) hồ tinh bột bị biến đổi vì ống (2) có enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ 
 - Ở ống 1: Nước cất không có enzim biến đổi tinh bột. 
- Ở ống 3: Enzim nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi 
- Ở ống 4: Enzim nước bọt bị mất hoạt tính khi đun sôi nên tinh bột không bị biến đổi 
b. ở nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzim nước bọt là 37oC ( nhiệt độ cơ thể người) 
- Môi trường thích hợp cho enzim nước bọt hoạt động là:
 pH = 7,2 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
2đ
a. Sự biến đổi lí học và hoá học ở dạ dày diễn ra như sau:
*Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau:
- Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết ra dịch vị 
( sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hoà loãng thức ăn.
- Sự phối hợp co của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
*Biến đổi hoá học ở dạ dày diễn ra như sau:
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
- Một phần Prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).
1
1
7
2đ
a. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống vì:
Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước, muối khoáng. Qua quá trình tiêu hóa, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn. Hệ hô hấp lấy ôxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể và thải ra ngoài khí cacbonic. Đó là sự trao đổi chất ở cơ thể. Sự trao đổi chất đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu không có sự trao đổi chất, cơ thể không tồn tại được. Ở vật vô cơ, sự trao đổi chất chỉ dẫn tới biến tính và hủy hoại. Vì vậy, trao đổi chất ở sinh vật là đặc trưng cơ bản của sự sống. 
b. Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào:
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường, thải ra khí cacbonic và chất thải.
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết.
 Mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chấtNhư vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
0,5
0.5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_HSG_Sinh_Hoc_8_moi.docx