Đề cương Tiến hoá

doc 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Tiến hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Tiến hoá
ĐỀ CƯƠNG TIẾN HOÁ.
Câu 1:
Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái, người ta lại hay sử dụng cơ quan thoái hoá?
Trả lời:
— Cơ quan thoái hoá không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại.
— Mặc dù không giữ chức năng gì nhưng hoặc là gen đó vô hại nên vẫn được duy trì cho các thế hệ con cháu hoặc có thể thời gian tiến hoá chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen quy định các cơ quan thoái hoá. (Chúng được giữ lại ở các loài là do thừa hưởng vốn gen ở loài tổ tiên).
Câu 2:
Tìm những bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất có chung nguồn gốc.
Trả lời:
— Mọi loài sinh vật có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã, dịch mã.
— Mọi loài sinh vật đều có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất (đường phân).
Câu 3:
Tại sao các cơ quan thoái hoá không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được CLTN giữ lại?
Trả lời:
Các cơ quan thoái hoá không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được CLTN giữ lại, vì:
— Gen quy định những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật. Chúng chỉ có thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
— Thời gian tiến hoá chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ hết các gen này ra khỏi quần thể.
Câu 4:
Tại sao lại có sự giống và khác nhau về cấu trúc chi trước của các loài động vật có vú?
Trả lời:
— Chi trước của các loài động vật có vú giống nhau vì chúng là các cơ quan tương đồng, nên đều được thừa hưởng vốn di truyền từ tổ tiên chung.
— Chi trước của các loài động vật có vú khác nhau vì trong quá trình tiến hoá, các gen di truyền tổ tiên chung không còn được giữ nguyên vẹn mà
đã bị biến đổi do biến dị tổ hợp, đột biến. Những tổ hợp nào tạo cho chúng những đặc điểm thích nghi thì sẽ được giữ lại, những tổ hợp không cho đặc điểm thích nghi thì bị loại bỏ. Sự khác biệt mang tính thích nghi như vậy được tạo ra qua hàng ngàn năm tiến hoá.
Câu 5:
Tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị gì với lí thuyết tiến hoá?
Trả lời:
— Tài liệu địa lí sinh vật học đã chứng minh mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định tại một vùng nhất định.
— Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li các loài.
Câu 6:
Làm thế nào để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài?
Trả lời:
— Người ta sử dụng phương pháp lai phân tử ADN.
 + Lấy phân tử ADN của loài A làm biến tính để thành mạch đơn, và trộn lẫn ADN của loài B cũng bị biến tính thành mạch đơn.
 + Sau đó, dung dịch được hạ nhiệt độ từ từ để ADN được hồi tính; sợi A kết hợp với sợi A, sợi B kết hợp với sợi B, đồng thời sợi A kết hợp với sợi B tạo thành phân tử “ADN lai”.
— Muốn lai được với nhau, nhất thiết giữa hai loại ADN phải có những trình tự bổ sung cho nhau.
— Như vậy dùng phương pháp lai ADN có thể xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
Câu 7:
Lamac giải thích quá trình hình thành loài mới như thế nào?
Trả lời:
— Lamac cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ, dẫn đến sự hình thành loài mới.
— Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Câu 8:
Tại sao nói: “Lamac chưa thành công trong việc giải thích hợp lí các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật”?
Trả lời:
— Nói: “Lamac chưa thành công trong việc giải thích hợp lí các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật”, vì:
 + Ông quan niệm rằng trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Điều này không đúng với tài liệu cổ sinh vật học.
 + Ông quan niệm rằng sinh vật có khả năng tự phản ứng với những điều kiện môi trường và các cá thể trong loài đều có khả năng phản ứng nhất loạt với nhau trong điều kiện mới. Điều này không phù hợp với quan niệm tính vô hướng của biến dị và tính đa hình của quần thể.
Câu 9:
Đacuyn quan niệm về tính biến dị và di truyền như thế nào? Mối quan hệ của biến dị, di truyền và chọn lọc.
Trả lời:
* Quan niệm của Đacuyn về tính biến dị, di truyền:
— Về biến dị (biến dị cá thể) chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. Loại biến dị này xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ, theo những hướng không xác định, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Còn tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán của động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
— Về tính di truyền: theo Đacuyn, tính di truyền là cơ sở cho tích luỹ các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn. Nhờ hai quá trình di truyền và biến dị, sinh vật mới tiến hoá thành nhiều dạng, đồng thời vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài.
* Mối quan hệ giữa biến dị, di truyền và chọn lọc:
— Biến dị cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
— Di truyền tạo điều kiện cho chọn lọc tích luỹ các biến dị.
Câu 10:
Phân biệt chọn lọc tự nhiên (CLTN) và chọn lọc nhân tạo.
Trả lời:
_
CLTN.
Chọn lọc nhân tạo.
Nguyên liệu chọn lọc.
.......
......
Nội dung.
Vừa đào thải những biến dị có hại, vừa tích luỹ biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
Vừa đào thải những biến dị có hại, vừa tích luỹ biến dị có lợi cho con người.
Động lực.
Đấu tranh sinh tồn.
Nhu cầu thị hiếu phức tạp và luôn luôn thay đổi của con người.
Kết quả.
Tạo nên loài mới có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng trong phạm vi cùng một loài.
Vai trò.
Là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.
Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
Thời gian.
Diễn ra chậm hơn, thời gian dài.
Diễn ra nhanh hơn.
Câu 11:
Quan niệm của Đacuyn về sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài như thế nào?
Trả lời:
— CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể và hình thành loài mới.
— CLTN diễn ra theo nhiều hướng trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn đến sự hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một dạng van đầu. Đây là cơ sở để Đacuyn xác định luận điểm nguồn gốc các loài, chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
Câu 12:
Vì sao ngày nay mỗi loài sinh vật đều thích nghi với điều kiện sống của nó?
Trả lời:
— CLTN đào thải những dạng kém thích nghi.
— Sự xuất hiện loài mới gắn liền với sự xuất hiện đặc điểm thích nghi mới.
=> Ngày nay, mỗi loài sinh vật đều thích nghi hợp lí với điều kiện sống của nó.
Câu 13:
Vì sao các loài sinh vật biến đổi liên tục nhưng ngày nay ranh giới giữa các loài trong tự nhiên đang tồn tại khá rõ rệt, gián đoạn?
Trả lời:
— Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu qua nhiều dạng trung gian.
— Vì CLTN đã đào thải hướng tiến hoá trung gian kém thích nghi nên ngày nay ranh giới giữa các loài tồn tại khá rõ rệt và gián đoạn.
Câu 14:
Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới vẫn phát triển nhanh chóng với tốc độ ngày càng nhanh?
Trả lời:
— Các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới vẫn phát triển nhanh chóng với tốc độ ngày càng nhanh, vì:
 + Chọn lọc đã diễn ra theo con đường phân li. Một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới.
 + Tốc độ biến đổi của các loài • phụ thuộc vào áp lực của CLTN chứ không phải vào sự thay đổi của Các điều kiện khí hậu, địa chất. Các nhóm xuất hiện sau kế thừa những biến đổi có lợi của nhóm xuất hiện trước nên thích nghi hơn, phát triển nhanh hơn.
Câu 15:
Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh những nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại nhóm tổ chức thấp?
Trả lời:
— Xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh những nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại nhóm tổ chức thấp vì trong những hoàn cảnh nhất định thì sự duy trì trình độ tổ chức cơ thể nguyên thuỷ hoặc đơn giản hoá cơ thể mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
Câu 16:
Dơi có hai nhóm: nhóm dơi nhỏ thu phát siêu âm để tránh chướng ngại vật trên đường bay; nhóm dơi lớn dùng mắt để tránh chướng ngại vật trên đường bay. Từ trước tới nay người ta vẫn cho rằng hai nhóm này bắt nguồn từ một tổ tiên chung là thú ăn sâu bị. Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, cơ quan thị giác của dơi lớn và của linh trưởng có nhiều điểm tương đồng. Điều này khiến cho nhiều nhà khoa học cho rằng dơi lớn đã tiến hoá từ loài vượn cáo. Sinh học phân tử có thể giúp gì để giải quyết vấn đề nói trên? Điều này chứng minh rằng hai nhóm dơi trên có chung nguồn gốc hay khác nguồn gốc?
Trả lời:
— Sử dụng phương pháp lai ADN: cho biến tính các phân tử ADN rồi trộn lẫn, hạ nhiệt đọ dung dịch từ từ. Nếu hai loài nào có số lượng nucleotit bổ sung nhiều thì chúng có quan hệ gần. Nếu hai loài nào có số lượng nucleotit bổ sung ít thì chúng có quan hệ xa.
— Từ đó xác định được dơi lớn và vượn cáo không có quan hệ họ hàng.
Câu 17:
Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
 a. Cả Lamac và Đacuyn đều đưa ra lí thuyết về nguồn gốc đa dạng các loài.
 b. Theo Đacuyn, các loài hiện nay có quan hệ họ hàng với nhau. Theo Lamac cũng vậy.
 c. Lamac cho là có thể di truyền các tính trạng tập nhiễm, còn Đacuyn thì không.
Trả lời:
 a. Đúng.
— Vì cả Lamac và Đacuyn đều đưa ra giả thuyết............... dưới các góc độ khác nhau:
  + Lamac cho rằng sinh giới ngày nay có được là do xu hướng tiệm tiến của sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh làm sinh vật biến đổi.........
  + Đacuyn giải thích sự hình thành bộ mặt sinh giới theo con đường phân li từ một nguồn gốc chung.
 b. Sai.
— Lamac cho rằng sinh giới có nguồn gốc chung.
 c. Sai.
— Vì Đacuyn kế thừa quan điểm của Lamac.
Câu 18:
Đacuyn đã nghiên cứu trên quần đảo Galapagot. Trong 105 loài chim ở đây, có 82 loài địa phương; trong 80 loài thân mềm có 41 loài địa phương. Ở đây không có loài lưỡng cư nào mặc dù điều kiện ở đây rất thích hợp cho chúng phát triển. Giải thích trên quan điểm tiến hoá hiện đại.
Trả lời:
— Ban đầu do một số ít cá thể di cư tới đảo, thành lập một quần thể mới. Sự biến động di truyền do các phát tán ngẫu nhiên một số cá thể sáng lập quần thể mới đã làm cho tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi đột ngột.
— Sự giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể nhỏ cũng góp phần phân hoá vốn gen quần thể.
— CLTN theo hướng thích nghi với điều kiện ở từng địa phương.
— Giữa các đảo có sự cách li tương đối đã thúc đẩy vốn gen ban đầu nhanh chóng biến đổi, diễn ra theo con đường thích nghi.
Câu 19:
Lập bảng so sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại........ So sánh tác động của CLTN và biến động di truyền đối với cấu trúc di truyền kiểu gen của quần thể giao phối.
Trả lời:
* So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại.
Tiêu chí.
Quan niệm của Đacuyn.
Quan niệm hiện đại.
Đối tượng.
Cá thể chọn lọc tự nhiên.
Cá thể và quần thể.
Nguyên liệu.
Nguồn biến dị (gồm biến đổi và biến dị cá thể).
Nguồn biến dị (gồm đột biến và biến dị tổ hợp).
Thực chất.
Sự phân hoá khả năng sống sót của sinh vật.
Sự phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Kết quả.
Sự sống sót của những dạng thích nghi.
Đảm bảo sự sống sót và sinh sản có ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
Vai trò.
Là nhân tố chủ yếu của tiến hoá.
Là nhân tố quy định.......
* So sánh CLTN và biến động di truyền.
CLTN.
Biến động di truyền.
— Làm cho tần số alen thay đổi theo hướng xác định, thích nghi với hoàn cảnh.
— Làm cho tần số alen thay đổi một cách đột ngột, vô hướng.
Câu 20:
Giải thích tại sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhan thực lưỡng bội?
Trả lời:
— Quần thể sinh vật sinh sản nhanh nên các gen quy định các đặc điểm thích nghi đều tăng nhanh trong quần thể.
— Hệ gen của vi khuẩn là đơn
bội nên gen đột biến có điều kiện biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Câu 21:
Tại sao các loài sinh vật bị con người khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng cá thể lại có nguy cơ bị tuyệt chủng?
Trả lời:
— Khi kích thước quần thể giảm mạnh làm thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng: một alen dù có lợi cũng nhanh chóng bị loại bỏ khỏi quần thể, ngược lại alen có hại nhanh chóng nhân lên trong quần thể.
— Số lượng cá thể của quần thể giảm làm giảm hiệu quả nhóm.
— Số lượng cá thể giảm => xảy ra sự giao phối gần => hiện tượng thoái hoá giống.
Câu 22:
Vì sao các alen trội bị tác động nhanh hơn các alen lặn?
Trả lời:
— Ở các sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động nhanh hơn các alen lặn, vì:
  + Alen trội ở thể đồng hợp hay dị hợp đều được biểu hiện ra kiểu hình.
  + Alen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp lặn.
  + Chọn lọc tác động vào kiểu gen thông thông qua kiểu hình.
Câu 23:
Thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển CLTN trên quan niệm của Đacuyn như thế nào?
Trả lời:
............
Câu 24:
Tại sao nói: “CLTN là nhân tố chính của quá trình tiến hoá”?
Trả lời:
— Nói: “CLTN là nhân tố chính của quá trình tiến hoá”, vì:
  + CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen, qua đó, làm biến đổi tần số alen của quần thể.
  + Khi môi trường thay đổi theo hướng xác định thì CLTN làm biến đổi tần số alen theo hướng xác định. => CLTN quy định chiều hướng tiến hoá.
  + Kết quả của CLTN là hình thành quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen thích ứng với môi trường. => Như vậy CLTN quy định chiều hướng, nhịp độ biến đổi kiểu gen........
Câu 25:
Tại sao chọn lọc trong quần thể nhỏ nhanh hơn trong quần thể lớn?
Trả lời:
— Chọn lọc trong quần thể nhỏ nhanh hơn trong quần thể lớn, vì:
  + Trong quần thể nhỏ dễ xảy ra giao phối gần làm cho alen lặn có cơ hội biểu hiện.
  + Trong quần thể nhỏ dễ xảy ra biến động di truyền.
Câu 26:
Tại sao cá thể không phải là đơn vị tiến hoá cơ sở, loài cũng không phải là đơn vin tiến hoá cơ sở mà quần thể mới là đơn vị tiến hoá cơ sở?
Trả lời:
— Cá thể không phải là đơn vị tiến hoá cơ sở, vì:
  + Kiểu gen của cá thể không bị biến đổi trong suốt quá trình sống của nó.
  + Thời gian tồn tại cá thể là ngắn và có hạn.
  + Phần lớn cá thể sinh sản theo lối giao phối. Nếu một biến đổi di truyền cá thể nếu không được nhân lên trong quần thể thì sẽ vô nghĩa về mặt tiến hoá.
— Loài không phải là đơn vị tiến hoá cơ sở, vì:
  + Trong khu phân bố của loài thường tồn tại những quần thể gián đoạn, cách li nhau bằng những vùng không thuận lợi.
  + Mỗi loài gồm những quần thể có kiểu gen không giống nhau.
  + Loài là một hệ thống di truyền kín, cách li sinh sản với các loài khác, do đó ít làm cải biến kiểu gen của nó.
— Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở, vì:
  + Quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.
  + Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
  + Các cá thể trong quần thể có khả năng trao đổi gen cho nhau, do đó có khả năng cải biến kiểu gen.
Câu 27:
Vì sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số của các alen qua các thế hệ?
Trả lời:
— Trong quá trình phân li qua các thế hệ của quần thể giao phối không ngẫu nhiên của thể dị hợp, tỉ lệ các alen được chia đều cho các thể đồng hợp, do đó tần số alen không đổi.
Câu 28:
Muỗi là những loài phân bố rộng. Cùng một loài muỗi có thể tìm thấy ở mọi nơi trên Trái Đất. Tần số alen loài đó trong đất liền so với ngoài hải đảo, sườn núi phía Đông so với sườn núi phía Tây có giống nhau không?
Trả lời:
— Do quá trình đột biến, quá trình cách li địa lí, đã làm cho tần số alen ở các quần thể này khác nhau.
Câu 29:
Cân bằng di truyền Hacdi-Vanbec sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong các tình huống sau?
  a. Trong một công viên, một con vịt nhà đang giao phối với vịt trời.
  b. Một đột biến đã làm xuất hiện một con sóc đen trong quần thể sóc xám.
  c. Chim ưng mắt kém bắt ít chuột hơn chim ưng mắt tinh.
  d. Ruồi giấm cái thích giao phối vơi ruồi giấm đực mắt đỏ.
Trả lời:
  a.
— Nếu vịt trời là con cái thì không xảy ra ảnh hưởng gì đến vốn gen vịt nhà.
— Nếu vịt trời là con đực thì đây là lai khác loài, con lai F1 bất thụ do đó có sự du nhập gen vịt trời vài quần thể vịt nhà nhưng không làm biến đổi lớn trong quần thể vịt nhà.
  b. Đột biến làm xuất hiện một alen mới và biểu hiện ở kiểu hình. Nếu bị CLTN đào thải thì sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến tần số alen.
  c. Chim ưng mắt kém bắt chuột ít hơn nên khả năng sinh sản ít hơn. => CLTN làm cho kiểu gen mắt kém giảm.
  d. Tần số tương đối của alen mắt đỏ tăng lên.
Câu 30:
Vì sao nói tần số alen về một gen xác định là dấu hiệu đặc trưng phân biệt các quần thể khác nhau trong loài ngẫu phối? Làm thế nào để xác định được tần số đó?
Trả lời:
— Vì mỗi quần thể đặc trưng bởi tần số alen và thành phần kiểu gen. Các quần thể trong loài có thể có loại kiểu hình giống nhau nhưng có tỉ lệ kiểu hình khác nhau do đó tỉ lệ kiểu gen khác nhau làm tần số alen khác nhau.
— Từ tỉ lệ kiểu hình suy ra được tỉ lệ kiểu gen và tính được tần số alen:
   + Nếu là trội hoàn toàn => tính ra tần số alen lặn => tính ra tần số alen trội.
   + Nếu trường hợp trội không hoàn toàn, mỗi kiểu gen có kiểu hình riêng. Giả sử cấu trúc di truyền của quần thể là: d AA : h Aa : r aa.
        Tần số alen A: d + h/2.
        Tần số alen a: r + h/2.
Câu 31:
Vì sao vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh?
Trả lời:
— Hệ gen của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN nên alen đột biến có thể biểu hiện ra kiểu hình.
— Quá trình sinh sản nhanh làm tăng nhanh số lượng vi khuẩn kháng thuốc.
— Một số loại vi khuẩn lại có gen kháng thuốc từ môi trường qua virus  hoặc quá trình biến nạp.
Câu 32:
Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò cho tiến hoá?
Trả lời:
— Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, vì:
   + Phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen.
   + Trong môi trường quen thuộc, thể đột biến có thể tỏ ra kém sức sống hơn và khi ở môi trường mới chúng tỏ ra thích nghi.
— Tuy đột biến là có hại nhưng:
   + Nó là alen lặn xuất hiện ở một giao tử nài đó đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội nên không thể biểu hiện ra kiểu hình. Qua giao phối, nó được tổ hợp lại ở thể đồng hợp lặn và được biểu hiện.
   + Giá trị thích nghi là tuỳ từng tổ hợp gen.
   + Là nguyên liệu thường xuyên và phong phú, rất đa dạng.
   + Phổ biến hơn đột biến NST, ít ảnh hưởng đến cơ thể phần lớn gen ở thể dị hợp nên nếu đột biến biểu hiện ra kiểu hình, alen lặn không biểu......hình qua sinh sản tạo nhiều tổ hợp.
Câu 33:
Hiện tượng di - nhập gen có ảnh hưởng như thế nào đến tần số alen của quần thể?
Trả lời:
— Di - nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới mà trước đó quần thể chưa có.
— Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số alen quần thể bằng cách tăng hay giảm tần số alen.
Câu 34:
Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng?
Trả lời:
— Khi kích thước quần thể giảm mạnh, số lượng cá thể rất ít thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen nhanh chóng. Một alen nào đó có lợi có thể bị loại khỏi quần thể nhanh chóng, ngược lại một alen lặn có thể nhân nhanh trong quần thể.
Câu 35:
Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
Trả lời:
— Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số đồng hợp, giảm tần số dị hợp, giảm đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 36:
Sâu sồi mùa xuân có hình dáng giống chùm hoa, sâu sồi mùa hè có hình dáng giống cành cây. Nêu ý nghĩa của sự thích nghi. Giải thích hiện tượng đó.
Trả lời:
— Đó là đặc điểm thích nghi giúp sinh vật thích nghi khi nguỵ trang tốt để trốn tránh kẻ thù.
— Việc thay đổi hình dạng là do khi sâu nở vào mùa xuân thì chúng ăn hoa sồi nên chúng có hình dạng mầu hoa; còn sâu nở vào mùa hè ăn lá sồi thì có hình dạng cành cây.
=> Như vậy thành phần thức ăn đã góp phần mở các nhóm gen tương ứng quy định các đặc điểm thích nghi này.
Câu 37:
Hãy đưa ra một số giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại côn trùng từ một quần thể ban đầu bị cây phá hoại.
Trả lời:
— Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp, một số cây trồng tình cờ sản sinh ra một chất độc (sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất). Chất này được chứa trong không bào.
— Trong điều kiện bình thường không có sâu hại thì những cây này phát triển chậm, yếu hơn vì phải tốn năng lượng để ngăn chặn tác hại đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài nên số lượng cây này không tăng lên được.
— Tuy nhiên, khi có sâu hại xuất hiện, hầu hết các cây khác bị sâu tiêu diệt, chỉ còn lại một số cây có chất độc trong lá hoặc thân có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể kháng sâu.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_TIEN_HOA_Doi_tuyen_hoc_sinh_gioi.doc