TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2015 - 2016 ( Thời gian làm bài 90 phút) ĐỀ BÀI Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn thơ sau: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu 1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2. Xác định từ láy và biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? 3. Đoạn thơ gợi tả cảnh gì? Cảnh ấy được thu nhận bằng giác quan nào là chính? Câu 2 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 3 (5 điểm). Phân tích vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. ---------------Hết--------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn Ngữ văn 9 Câu Yêu cầu Điểm 1 (2 điểm) a. Đoạn thơ trên nằm trong văn bản Sang thu của Hữu Thỉnh 0,25 0,25 b. - Từ láy: dềnh dàng (0,25đ), vội vã (0,25đ). - Nhân hoá (0,25đ). - Phép đối (0,25đ) c. - Đoạn thơ gợi tả cảnh giao mùa từ hạ sang thu (hoặc cảnh sang thu) (0,25đ). - Cảnh được cảm nhận chủ yếu qua thị giác. (0,25) 2 (3 điểm) Bài ca dao nghe như lời khuyên , mà cũng như lời suy tôn cha mẹ và tâm nguyện của con cái đối với cha mẹ trên hai vấn đề: ghi nhớ công ơn cha và hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Công ơn cha mẹ xưa nay được người Việt nam đánh giá rất cao: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Còn lời suy tôn nào xứng đáng và chính xác hơn lời suy tôn đó. Núi Thái Sơn ở Trung Quốc nổi tiếng là một ngọn núi cao , bề thế vững chãi đem ví với công lao người cha đối với con cái. Công ơn người mẹ cũng to lớn không kém. “Nghĩa” ở đây là ơn nghĩa, tình nghĩa. Ngoài cái tình mang nặng đẻ đau, người là người trực tiếp bồng bế nuôi con từ tấm bé đến khi con khôn lớn nên người. Tóm lại,một câu ca dao ngắn gọn gồm mười bốn từ mà thể hiện được lòng biết ơn của con cái , sự đánh giá cao công ơn của cha mẹ. 3,0 3 (5 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng + Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện. + Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài –Thân bài - Kết bài + Hiểu được nội dung của vấn đề nghị luận: vẻ đẹp trong tâm hồn và phẩm chất của nhân vật Phương Định + Viết văn mạch lạc hạn chế mắc lỗi. 0,5 B. Yêu cầu về kiến thức a) Mở bài: - Giới thiệu về Lê Minh Khuê và tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi": - Giới thiệu về nhân vật chính của truyện: Phương Định, với những nét đẹp về tâm hồn và tính cách. 0,5 b) Thân bài - Giới thiêu chung về Phương Định và hoàn cảnh sống, chiến đấu của cô (là con gái Hà Nội, tình nguyện vào chiến trường; ở nơi trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ, công việc vô cùng nguy hiểm.) 0,5 - Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất + Tâm hồn trong sáng, mộng mơ và sự hồn nhiên, ngây thơ cô thích làm đẹp cho mình, hay ngắm mình trong gương, đầy cảm xúc trong trận mưa đá + Tinh thần lạc quan, yêu đời: Thích hát + Tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó nồng ấm: Phương Định luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội, lo lắng, sốt ruột khi Nho và chị Thao lên cao điểm chưa về, luôn có cái nhìn trìu mến đầy yêu thương với bạn bè, chăm sóc tận tình khi Nho bị thương; cô rất yêu mến cảm phục tất cả những người mà cô gặp hằng đêm trên đường họ ra trận. + Có lý tưởng, có tinh thần dũng cảm, thái độ tự tin bình tĩnh vượt lên mọi nguy hiểm trong công việc : tình nguyện vào chiến trường; chạy trên cao điểm cả ban ngày, luôn bình tĩnh, tự tin trong khi làm nhiệm vụ, nghĩ đến trách nhiệm nhiều hơn cả sinh mạng của mình 2,5 Đánh giá khái quát về nhân vật: + Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn được đặt vào nhân vật chính nên dễ dàng đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật. + Truyện làm nổi bật Phương Định- cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ. Những phẩm chất của Phương Định cũng là vẻ đẹp chung của thế hệ trẻ VN thời kháng chiến chống Mĩ 0,5 c. Kết bài - Cảm nghĩ chung về Phương Định - Liên hệ thực tế bản thân 0,5 Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau, giám khảo chấm linh hoạt theo bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt...
Tài liệu đính kèm: