Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Môn: N Văn 12 
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét 
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng 
 Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 
 Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. 
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) 
Đọc đoạn văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau : 
1. Đoạn văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội 
dung? 
Câu 2 (3,0 điểm) 
Con người luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Song sự cố gắng đó đôi khi còn chưa có 
ranh giới rõ ràng giữa tham vọng và khát vọng. 
Anh (chị) hãy viết một bài văn trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên. 
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Câu 3.a. Dành cho học sinh khối A, A1, B và khôn thi đại học (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: 
Ta về, mình có nhớ ta 
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. 
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. 
Ve kêu rừng phách đổ vàng 
Nhớ cô em gái hái măng một mình 
Rừng thu trăng rọi hoà bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. 
Câu 3.b. Dành cho học sinh khối C, D và thi đại học (5,0 điểm) 
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. 
------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... 
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 
MÔN: NG VĂN 12 
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 
1 
1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 
2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : 
 Phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ; Tình yêu ta như 
cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc . 
 Ý nghĩa: Nhà thơ đã lấy quy luật của con người để so sánh với 
quy luật của tự nhiên. Lấy tính tất yếu của tự nhiên để khẳng định tính 
tất yếu của con người: Không thể nói mùa đông không có rét, không thể 
nói yêu mà không nhớ.. Hình ảnh tình yêu như: cánh kiến hoa vàng – 
xuân đến chim rừng lông trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức sống, biến ảo 
sắc màu. Phép màu của tình yêu không chỉ làm cho tình yêu của anh và 
em đẹp rực rỡ mà còn biến mảnh đất xa lạ thành quê hương: Tình yêu 
làm đất lạ hóa quê hương. 
1,0 
0,5 
0,5 
2 
I. u c u chun 
- Đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội. 
- Bộc lộ được những suy nghĩ cá nhân, diễn đạt có cảm xúc, lập luận 
thuyết phục. 
II. u c u c thể 
Thí sinh có thể có những cách viết khác nhau, nhưng phải hướng tới 
những ý cơ bản sau đây: 
- - Giải thích 
- + Khát vọng là những mong muốn đòi hỏi với một sự thôi thúc mạnh 
mẽ, là những ước mơ hoài bão ấp ủ thực hiện trong cuộc đời của mỗi 
con người. 
- + Tham vọng là lòng mong ước, ham muốn quá lớn, vượt quá xa khả 
năng thực tế, khó có thể thực hiện được. Khi đó con người thường 
không làm chủ được bản thân mình mà bị chi phối bởi lòng ham muốn 
nên dễ bất chấp tất cả. 
- + Cần phân biệt rõ khát vọng và tham vọng trong hành trình phấn đấu 
của mỗi người. 
0,5 
- Bàn luận: 
+ Sống có khát vọng, ước mơ sẽ giúp con người coi nhẹ những khó 
khăn, trở ngại thực tại để luôn nhìn về phía trước và đạt được những gì 
mình muốn trong sự nể trọng của những người xung quanh. 
+ Khi khát vọng quá lớn trở thành tham vọng, nó dễ khiến ta trở thành 
nô lệ của cái ác, sẵn sàng làm tất cả cho những cuồng vọng của mình. 
+ Người có khát vọng không bao giờ tự mãn với chính bản thân mình, 
nhưng cũng luôn biết đặt ra những mục tiêu vừa sức để nỗ lực phấn đấu. 
Người có tham vọng luôn không bằng lòng với những gì mình có, dễ đổ 
lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác khi không đạt được mục đích. Từ đó, 
họ rơi vào trạng thái u uất, bất màn. 
 + Phê phán những người không có khát vọng hoặc có tham vọng quá 
lớn. 
- Bài học nhận thức và hành độn : 
+ Khẳng định con người sống trong đời sống cần thiết phải có khát vọng 
nưng đùng để nó trở thành tham vọng. 
+ Phương hướng phấn đấu rèn luyện đối với bản thân  
0,5 
0,5 
0,5 
 0,5 
0,5 
3a. I. u c u chun 
Thí sinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học. Đảm bảo kiến 
thức. Hành văn trong sáng, lưu loát. 
II. u c u c thể 
Thí sinh có thể có những cách viết khác nhau, nhưng phải hướng tới 
những ý cơ bản sau đây: 
1. Giới thiệu Tố H u và bài thơ Việt Bắc 
2. Cảm nhận về đoạn thơ 
- Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ Việt Bắc của người cán bộ về xuôi. Nhớ Việt 
Bắc là nhớ “những hoa cùng người”, nhớ vẻ đẹp của thiên nhiên và con 
người Việt Bắc. 
+ Nỗi nhớ thiết tha đã khắc sâu hình ảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc 
bốn mùa với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng, gợi rõ nét riêng biệt, 
độc đáo. (Các câu 6) 
0,5 
0,5 
1,0 
+ Đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh 
và người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc 
cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình. (Các câu 8) 
+ Đoạn thơ đẹp, cân đối như một bộ tranh tứ bình vừa cổ điển vừa hiện 
đại về thiên nhiên và con người Việt Bắc. 
- Đặc sắc nghệ thuật: 
+ Đoạn thơ mang đậm phong cách thơ Tố Hữu: thiết tha, sâu lắng, ân 
tình và đậm đà tính dân tộc. 
+ Thể thơ lục bát vừa cổ điển mà hiện đại. 
+ Sử dụng đại từ mình-ta truyền thống mà hiện đại. 
+ Điệp từ nhớ diễn tả cảm xúc chân thật, đằm thắm, mượt mà của cái tôi 
trữ tinh đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc. 
3. Đánh iá: 
- Đoạn thơ nằm trong tổng thể bài thơ nhưng có tính độc lập cao. 
- mang âm hưởng trữ tình vang vọngkhúc ca ngọt ngào, đằm thắm của 
tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, đất nước. 
1,0 
0,5 
 1,0 
0,5 
3.b 1. Giới thiệu khái quát tác iả, tác phẩm. 
2. Phân tích tâm trạn nhân vật tr tình em 
- Tình yêu của Xuân Quỳnh được thể hiên bằng hình tượng sóng. Mượn 
sóng biển để diễn tả tình yêu, đây không phải là một sáng tạo mới mẻ 
trong thơ. Cái hay là Xuân Quỳnh bộc lộ chân thực tình yêu của chính 
trái tim mình. 
- Gắn liền với hình tượng sóng là hình tượng em – sự phân thân của cái 
tôi trữ tình. Hai hình tượng này song hành với nhau, lúc hòa nhập, khi 
chia tách tạo nên sự âm vang, cộng hưởng, diễn tả sâu sắc những trạng 
thái cảm xúc, những khao khát mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ 
đang yêu. 
+ Em băn khoăn nhận thức về tâm hồn mình, về khát vọng tình yêu của 
mình (khổ 1, 2) 
+ Em trăn trở cắt nghĩa, lí giải về tình yêu của mình để rồi cuối cùng tự 
thú nhận một cách chân thành và hồn nhiên: Em cũng không biết nữa – 
Khi nào ta yêu nhau.(khổ 3,4) 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
+ Em giãi bày nỗi nhớ tha thiết của tình yêu. (khổ 5) 
+ Tình yêu của em còn gắn liền với sự thủy chung và niềm tin tưởng. 
(khổ 6, 7) 
+ Tình yêu của em cũng đầy suy tư và khát vọng. Em khát khao một tình 
yêu vĩnh hằng, bất tử. (khổ 8, 9) 
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình em được thể hiện qua hình thức nghệ 
thuật đặc sắc: thể thơ 5 chữ nên âm điệu, nhịp điệu linh hoạt, phóng 
túng, ào ạt như con sóng xô bờ. Hình tượng thơ (sóng và em) giàu ý 
nghĩa. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như chính tấm lòng tác giả  
3. Đánh iá chun : 
- Tâm trạng của em trong bài thơ là sự giãi bày chân thực của cái tôi 
Xuân Quỳnh trong tình yêu - một cái tôi vừa đằm thắm, dịu dàng, nữ 
tính vừa mãnh liệt, táo bạo. 
- Tâm trạng ấy làm nên giá trị nhân văn cho bài thơ. 
Lưu ý: Nếu thi sinh có kỹ năng làm bài tốt, cơ bản đạt được các yêu cầu 
về kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. 
0,5 
0,5 
1,0 
0,5 
------------------------ Hết ------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfVan12.pdf