Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 10 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 10 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 10 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Môn: Địa lý 10 
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (2 điểm): 
1. “Vào ngày 21/3 và ngày 23/9, mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có thời gian chiếu 
sáng, góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được như nhau”. Khẳng định trên là đúng hay sai tại sao? 
2. Một máy bay bay từ Hà Nội (Việt Nam) lúc 7 giờ sáng ngày 01/4/2014 đến Pari (Pháp) 
lúc 12 giờ ngày 01/4/2014. Như vậy máy bay bay hết mấy giờ? Biết tại Pháp múi giờ số 1. 
Sau 20 giờ bay đến, máy bay đó lại bay về Việt Nam. Hỏi máy bay đó đến Hà Nội lúc mấy 
giờ, ngày nào? Biết rằng thời gian bay về bằng thời gian bay đi. 
Câu 2 (3 điểm): 
 1. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. 
 2. Trình bày nguyên nhân làm khí áp thay đổi. So sánh gió mùa với gió đất, gió biển. 
Câu 3 (3 điểm): Cho bảng số liệu sau: 
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình vận tải của nước ta. 
Đơn vị:Nghìn tấn. 
Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông 
Đường biển và đường 
hàng không 
1995 4515 92256 28467 7339 
2000 6258 141139 43015 15553 
2007 9050 403362 135283 49106 
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu của khối lượng hàng hóa vận 
chuyển phân theo các loại hình vận tải ở nước ta. 
b) Nhận xét về quy mô và cơ cấu của khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại 
hình vận tải ở nước ta. 
Câu 4( 2 điểm ) 
Em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng 
mưa, sinh vật và mực nước ngầm nào như thế nào? 
------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... 
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 
MÔN: ĐỊA LÝ 10 
Câu Nội dung đáp án Điểm 
1 
2 
1. Khẳng định trên vừa có ý đúng, vừa có ý sai: 
- Ý đúng: 
+ Thời gian chiếu sáng tại mọi địa điểm là như nhau trừ 2 cực. 
+ Nguyên nhân: do đường phân chia sáng tối đi qua 2 cực. 
- Ý sai: 
+ Các nhập xạ và lượng nhiệt nhận được tại các vĩ độ không giống nhau mà 
lớn nhất ở xích đạo rồi giảm dần về 2 cực. 
+ Nguyên nhân: Do Trái đất có hình cầu, các tia sáng Mặt trời là những tia 
song song, vào ngày 21/3 và ngày 23/9 không có bán cầu nào chếch về phía 
Mặt trời. 
2. Hà Nội là 7 giờ sáng thì Pháp là 1 giờ sáng, mà khi đến thì giờ Pháp là 12h 
nên thời gian bay là (12 – 1)giờ = 11 giờ. 
Sau 20 giờ đến thì lúc này là 8 giờ sáng ngày 02/4/2014, thời gian bay là 11 
giờ, 
Giờ về Pháp là (8 + 11)giờ = 19 giờ ngày 02/4/2014 
Giờ Việt Nam (19 + 7) = 26 giờ, tức 2 giờ sáng ngày 03/4/2014. 
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa bao gồm: 
- Khí áp: Khu áp thấp mưa nhiều, khu áp cao mưa ít hoặc không mưa. 
- Frông: Miền có frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa 
nhiều. 
- Gió: Miền có gió Tây ôn đới và gió mùa thường mưa nhiều, miền có gió 
mậu dịch mưa ít. 
- Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua thường mưa nhiều, nơi có dòng 
biển lạnh đi qua thường mưa ít. 
- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió càng lên cao mưa càng nhiều. Sườn 
đón gió mưa nhiều hơn sườn khất gió. 
2. Nguyên nhân làm khí áp thay đổi: 
- Độ cao địa hình: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén không khí 
nhỏ, khí áp giảm. 
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng, không khí giãn nở ra, tỷ trọng giảm khí áp giảm 
nhiệt độ hạ, không khí co lại, tỷ trọng tăng khí áp tăng. 
- Độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp hạ vì trọng lượng riêng của 
không khí ẩm nhỏ hơn không khí khô. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
3 
* So sánh gió mùa với gió đất, gió biển: 
- Giống nhau: 
+ Gió thổi ngược hướng nhau với tính chất định kỳ. 
+ Là loại gió không có tính vành đai. 
- Khác nhau: 
+ Phạm vi hoạt động: Gió mùa rộng lớn, gió biển đất nhỏ hẹp. 
+ Thời gian đổi hướng: Gió mùa theo mùa, gió biển đất trong ngày. 
a) Xử lý số liệu: 
Đơn vị % 
Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông 
Đường biển và 
đường hàng 
không 
1995 3,4 69,6 21,5 5,5 
2000 3,0 68,5 20,9 7,6 
2007 1,5 67,6 22,7 8,2 
Tính bán kính 
Cho R1995 = 1ĐVBK 
R2000 = 1,2 ĐVBK 
R2007 = 2,1 ĐVBK 
Yêu cầu: 
- Vẽ biểu đồ tròn phải thể hiện kích thước khác nhau của các năm. 
- Chính xác, rõ ràng, thông tin đầy đủ của biểu đồ, thẩm mỹ. 
- Thiếu hoặc sai một chi tiết trừ 0,25 điểm. 
- Vẽ hình tròn bán kính bằng nhau trừ 0,5 điểm. 
- Vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm. 
b) Nhận xét: 
- Quy mô: Từ năm 1995 – 2007, khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo 
các loại hình vận tải của nước ta tăng (dẫn chứng). 
- Cơ cấu: Từ năm 1995 – 2007, cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân 
theo các loại hình vận tải của nước ta có sự thay đổi: 
+ Đường bộ tỷ trọng có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng cao nhất (dẫn 
chứng). 
+ Đường sông tỷ trọng có xu hướng tăng nhẹ nhưng chưa ổn định (dẫn 
chứng). 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
0,25 
1,0 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
4 
+ Đường biển và đường hàng không tỷ trọng có xu hướng tăng liên tục (dẫn 
chứng). 
+ Đường sắt tỷ trọng có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất (dẫn 
chứng). 
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 
Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm: 
- Miền có khí hậu nóng hoặc nhưỡng nơi địa hình hấp của khu vực ôn đới, 
thủy chế của sông phụ thuộc vào chế độ mưa 
- Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc 
vào lượng băng tuyết tan, mùa băng tuyết tan thường là mùa lũ 
- Ở những vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò quan 
trọng điều hòa chế độ nước sông 
Địa thế thực vật hồ đầm 
- Địa thế: miền núi có độ dốc lớn hơn đồng bằng nên nước chảy nhanh, 
mạnh, dễ gây ra lũ quét. 
- Thực vật: Giữ nước, tạo nước ngầm, điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt. Hồ, 
đầm điều hòa chế độ nước sông. 
* Sự ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước 
ngầm: 
- Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi, càng lên cao mưa càng 
nhiều do nhiệt độ giảm, đến một độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm sẽ 
không còn mưa nên những đỉnh núi cao khô ráo; Hướng sườn: đón gió mưa 
nhiều. 
- Ảnh hưởng đến sinh vật: độ cao khác nhau hình thành các vành đai sinh vật 
khác nhau theo độ cao. Hướng sườn khác nhau làm nhiệt độ và độ ẩm khác 
nhau dẫn đến sự khác nhau về nơi bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh 
vật. 
- Ảnh hưởng đến mực nước ngầm: Độ dốc địa hình có tác dụng tăng cường 
hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa độ dốc lớn nước chảy nhanh nên ít 
thấm, nước ngầm thấp. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
------------------------ Hết ------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDia10.pdf