Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 9 ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 9 ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 9 ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRỰC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn lớp 9
( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đáp án đúng nhất, sau đó ghi vào tờ giấy thi.	
Câu 1: Loại dấu câu nào được dùng trong lời dẫn trực tiếp?
A/ Dấu ngoặc kép. 	 	 B/ Dấu ngoặc đơn. 
C/ Dấu gạch ngang. 	 	 D/ Dấu chấm than.
Câu 2: Câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” khuyên ta thực hiện phương châm nào trong hội thoại.
A/ Phương châm về chất 	 	B/ Phương châm về quan hệ
C/ Phương châm về lượng 	 	D/ Phương châm cách thức
Câu 3: Từ “mặt” trong câu nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A/ Mặt trời đội biển nhô màu mới. 	B/ Một mặt người bằng mười mặt của .
C/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 	D/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. 
Câu 4: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô?
A/ Vì từ ngữ xưng hô tiếng Việt ít. 
B/ Vì từ ngữ xưng hô tiếng Việt có sắc thái biểu cảm
C/ Vì từ ngữ xưng hô tiếng Việt khó dùng. 
D/ Cả 3 lí do trên.
Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ mượn tiếng Hán?
A/ Đoan trang 	B/ Đồng chí 
C/ Tri kỉ . 	D/ Nồng đượm.
Câu 6: Dòng nào nói đến đặc điểm của thuật ngữ?
A/Thuật ngữ có tính biểu cảm. 
B/ Thuật ngữ được dùng trong lời nói hằng ngày.
C/ Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
D/ Một thuật ngữ biểu thị nhiều khái niệm. 
Câu 7: Dòng nào là năm sinh, năm mất của tác giả Nguyễn Du?
A/ 1380 - 1442 C/ 1765 - 1820 
B/ 1768 - 1839 D/ 1822 – 1888
Câu 8: Câu nào mắc lỗi dùng từ?
A/ Cây bàng đang thay lá. 	B/ Bài thơ “Lượm” là một kiệt xuất của Tố Hữu.
C/ Mùa xuân đã đến rồi. 	D/ Hình thức của bài thơ “Lượm”rất độc đáo. 
PHẦN I: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) 
a/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
b/ “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” (Hồ Chí Minh). Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn sử dụng câu nói trên làm lời dẫn trực tiếp.
Câu 2: (3,0 điểm) Hãy tìm và nêu các chi tiết kỳ lạ, hoang đường trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Thông qua nỗi oan tày trời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác giả muốn nói với bạn đọc điều gì?
Câu 3: (4 điểm)
Con trâu trên các làng quê Việt Nam (trong bài viết có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRỰC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn lớp 9
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) 
Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm, sai hoặc thừa không cho điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
C
B
D
C
C
B
PHẦN I: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu
Đáp án/Định hướng trả lời 
Điểm
Yêu cầu
1
a/ Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
0,25
Thiếu hoặc sai 0 điểm
b/ Học sinh viết được một đoạn nghị luận ngắn, có đưa dẫn câu nói một cách trực tiếp (với đầy đủ các dấu hiệu như: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, trích dẫn nguyên vẹn)
0,75
2
* Chỉ rõ và đủ các chi tiết kỳ lạ:
- Phan Lang nằm mộng, thả con rùa mai xanh cứu được Linh Phi
- Phan Lang bị đắm thuyền, chết đuối, được Linh phi cứu về động rùa
- Vũ Nương (bị oan) gieo mình xuống sông được cứu về thủy cung
- Cuộc sống đầy đủ, sung túc, giàu có dưới thủy cung với cung gấm đền dao, vô số mỹ nhân
- Phan Lang gặp Vũ Nương, trò chuyện. Phan Lang trở về trần gian đưa chiếc hoa vàng của Vũ Nương cho Trương Sinh 
- Vũ Nương trở về trong cảnh nguy nga, rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện
1,5
- Học sinh không nhất thiết phải sử dụng đúng từng từ ngữ như đáp án
- GV căn cứ vào cách diễn đạt, nội dung bài làm của học sinh cho điểm phù hợp
* Thông qua nỗi oan tày trời và cái chết thương tâm của Vũ Nương tác giả muốn nói với bạn đọc:
- Phê phán, lên án, tố cáo xã hội Phong kiến bất công, chế độ nam quyền độc đoán, lễ giáo khắt khe
- Ngợi ca, đề cao, trân trọng người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp
- Thông cảm, đồng cảm với nỗi đau, nỗi khổ của người phụ nữ từ đó lên tiếng đòi quyền sống, quyền bình đẳng cho họ
1,5
3
1. Mở bài: Đưa dẫn đối tượng thuyết minh (con trâu)
2. Thân bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc: trâu Việt Nam có nguốn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu xám, xám đen là chủ yếu
- Giới thiệu về đặc điểm hình thức, tập tính, thói quen: đầu, mình, tứ chi, sinh sản.
- Cách chăm sóc, nuôi dưỡng: thức ăn chủ yếu là cỏ, ngoài ra về mùa đông còn là cỏ khô, dây lang phơi khô. Cách che chắn chuồng trại để đảm bảo giữ ấm về mùa đông, phòng chống bệnh tật
- Con trâu trong mối quan hệ với con người: 
+ Hình ảnh con trâu trên các làng quê
+ Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng
+ Hình ảnh con trâu trong một số lễ hội
- Vai trò, tầm quan trọng của con trâu: trâu nuôi để kéo cày, kéo xe, cho thịt. ;da trâu để bọc trống và sử dụng trong các ngành công nghiệp; đầu trâu, sừng trâu có thể làm vật trang trí
3. Kết bài: Khẳng định lại vai trò, hình ảnh của con trâu
0,25
3,5
0,25
*Hình thức:
- Đúng thể loại thuyết minh
 - Rõ bố cục 3 phần
- Nhất thiết phải có yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật
Nội dung: cơ bản đảm bảo và triển khai các ý bên. 
* Lưu ý: 
 - Đề văn ra theo hướng đề mở. Giám khảo căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
 - Động viên những bài viết sáng tạo, hành văn lưu loát,trong sáng.
 - Điểm trừ:
 + Sai từ 3 đến 4 lỗi chính tả, từ 2 đến 3 lỗi diễn đạt: trừ 0,5 điểm
 + Sai từ 5 lỗi chính tả , 4 lỗi diễn đạt trở lên : trừ 1,0 điểm
Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9-PGD.doc