Đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học: 2013 - 2014 môn: Tiếng Việt - Lớp 3

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học: 2013 - 2014 môn: Tiếng Việt - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học: 2013 - 2014 môn: Tiếng Việt - Lớp 3
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2013- 2014
Môn: Tiếng Việt- Lớp 3
A.KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I.Đọc thành tiếng (6 điểm)
1/GV chọn các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3- tập 1 ( Tuần 1, 2) 
2/ GV ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu ( khoảng 55 tiếng). Những bài học thuộc lòng yêu cầu học sinh đọc cả bài. Chú ý: tránh trường hợp 2 học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.
2/Trả lời 1,2 câu hỏi của giáo viên trong SGK về nội dung đoạn đọc
II.§äc thÇm vµ lµm bµi tËp : (4 ®iÓm)
Đọc thầm bài văn sau:
 VOI TRẢ NGHĨA
 Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy. Tôi nhờ năm quản tượng* đến giúp sức, kéo nó lên bờ, nó run run, quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ, chưa làm được việc. Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng.
 Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi con ngày trước. Còn con voi lớn đi cùng chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống,voi con tung vòi hít hít. Nó kêu lên khe khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước.
 	Theo Vũ Hùng
*Quản tượng: Người trông nom và điều khiển
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
1.Tác giả gặp voi non trong tình trạng thế nào?
A. Bị thụt xuống đầm lầy.	B. Bị sa xuống hố sâu C. Bị lạc trong rừng.
2. Vài năm sau, một buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì lạ?
A. Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất. 	B. Gỗ mới đốn đã được đưa về gần nhà.
C. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất.
3. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “khiêng” trong câu “Tôi rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đi”.? 
A. Khênh	B. Cắp 	 C. Vác
4. Bộ phận gạch chân trong câu “ Đặt gỗ xuống voi non tung vòi hít hít.” Trả lời cho câu hỏi nào? 
A. Là gì ?	 B. Làm gì ?	 C. Để làm gì ?
II. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
1. Chính tả ( 5 điểm) : 15 phút
Hoa mai vàng
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa.
 Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam
2. Tập làm văn ( 5 điểm) : 25 phút
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu) nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú, dì, ) theo các câu hỏi gợi ý sau :
Bố (mẹ, chú, dì,) của em làm nghề gì ?
Hằng ngày, bố (mẹ, chú, dì,  làm những việc gì ?
Những việc ấy có ích như thế nào ?
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Năm học 2013 - 2014
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng: 6 điểm
1/Đọc thành tiếng, đúng từ: 3 điểm(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3- 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai 5-6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai 7 - 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai 9 - 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm)
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1-2 dấu câu): 1 điểm (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3-4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm)
3/ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (khoảng 55 tiếng/1 phút) (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm)
4/Trả lời đúng các câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai ý hoặc không trả lời được: 0 điểm)
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi : 4 điểm ( Khoanh tròn trước ý đúng mỗi câu được 1 điểm)
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: B
PHẦN II: BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1-Chính tả: (5 điểm)
-Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
-Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm.
 	Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn... trừ 1 điểm toàn bài.
2-Tập làm văn (5 điểm)
-Học sinh viết được từ 4-5 câu theo gợi ý ở đề bài, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm
(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: (4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 ) 
Họ và tên:............................................
Lớp: ....................................................
Thứ ngày tháng năm 2013
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: TIẾNG VIỆT- Líp 3
Năm học: 2013- 2014
Thời gian: 30 phút( không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 6 điểm )
Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm )
Tổng điểm
Đọc thầm bài văn sau:
 VOI TRẢ NGHĨA
 Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy. Tôi nhờ năm quản tượng* đến giúp sức, kéo nó lên bờ, nó run run, quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ, chưa làm được việc. Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng.
 Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi con ngày trước. Còn con voi lớn đi cùng chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi con tung vòi hít hít. Nó kêu lên khe khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước.
 	Theo Vũ Hùng
*Quản tượng: Người trông nom và điều khiển
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
1.Tác giả gặp voi non trong tình trạng thế nào?
A. Bị thụt xuống đầm lầy.
B. Bị sa xuống hố sâu.
C. Bị lạc trong rừng.
2. Vài năm sau, một buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì lạ?
A. Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất. 
B. Gỗ mới đốn đã được đưa về gần nhà.
C. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất.
3. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “khiêng” trong câu “Tôi rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đi”.? 
A. Khênh	B. Cắp 	 C. Vác
4. Bộ phận gạch chân trong câu “ Đặt gỗ xuống voi non tung vòi hít hít.” Trả lời cho câu hỏi nào? 
A. Là gì ?	 B. Làm gì ?	 C. Để làm gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docKSCL_dau_nam.doc