Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (3,0 điểm). Nhớ lại bài thơ “Sông núi nước Nam” (“Nam quốc sơn hà”) và thực hiện yêu cầu dưới đây:
a) Chép chính xác phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ (bản dịch của Lê Thước – Nam Trân).
b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
c) Bài thơ “Phò giá về kinh” (“Tụng giá hoàn kinh sư”) của Trần Quang Khải cũng sử dụng thể thơ trên, đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm). 
a) Đặt một câu chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, sau đó viết lại câu có thêm trạng ngữ.
b) Đặt một câu chủ động sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Câu 3 (5 điểm). Em hiểu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” như thế nào?
----------Hết----------
"..
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (3,0 điểm). Nhớ lại bài thơ “Sông núi nước Nam” (“Nam quốc sơn hà”) và thực hiện yêu cầu dưới đây:
a) Chép chính xác phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ (bản dịch của Lê Thước – Nam Trân).
b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
c) Bài thơ “Phò giá về kinh” (“Tụng giá hoàn kinh sư”) của Trần Quang Khải cũng sử dụng thể thơ trên, đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm). 
a) Đặt một câu chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, sau đó viết lại câu có thêm trạng ngữ.
b) Đặt một câu chủ động sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Câu 3 (5 điểm). Em hiểu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” như thế nào?
----------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 7
----------------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
1 (3 điểm)
a) - Phần phiên âm chữ Hán:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
- Phần dịch thơ (bản dịch của Lê Thước - Nam Trân):
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (2,0 điểm): Chép chính xác theo yêu cầu trên (mỗi câu thơ của phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ được 0,25 điểm);
- Mức chưa tối đa (từ 0,25 đến 1,75 điểm): Căn cứ vào bài làm của học sinh theo các yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Chép không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.
2,0
b) Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng yêu cầu trên hoặc không làm bài.
0,5
c) Sai. Vì bài thơ sử dụng thể ngũ ngôn tứ tuyệt.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời được một trong hai ý theo yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
0,5
2 (2 điểm)
a) Đặt được câu chỉ có chủ ngữ, vị ngữ; sau đó viết lại câu có thêm trạng ngữ.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (1,0 điểm): Thực hiện được đúng yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Thực hiện được một trong hai yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
1,0
b) Đặt được câu chủ động; sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (1,0 điểm): Thực hiện được đúng yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Thực hiện được một trong hai yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
1,0
3 (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh nắm được đặc điểm và phương pháp viết một bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ; bài làm có bố cục 3 phần; các đoạn văn trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ dẫn chứng, lý lẽ dẫn dắt tự nhiên, phù hợp với luận điểm, sắp xếp hợp lí; câu văn diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả...
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có cách trình bày, lập luận theo nhiều cách khác nhau, thậm chí có cách tiếp cận riêng, sáng tạo. Tuy nhiên cần tập trung làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Cụ thể đảm bảo được các ý sau:
a) Mở bài: Dẫn dắt vào bài hợp lí; giới thiệu được vấn đề nghị luận là câu tục ngữ.
0,5
b) Thân bài: Làm sáng tỏ các luận điểm sau:
* Giải thích từ ngữ, nghệ thuật:
- Thương người: thương mọi người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người khác...
- Thương thân: thương mình, xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ...
- Tác giả dân gian sử dụng phép so sánh để khuyên con người thương người khác như chính bản thân mình.
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: 
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng. Mỗi người có mối quan hệ khăng khít với mọi người xung quanh.
- Tình yêu thương tạo nên vẻ đẹp nhân bản của cộng đồng xã hội.
- Bản thân biết giúp đỡ người khác sẽ nhận được tình yêu thương giúp đỡ từ người khác.
* Những hành động cụ thể:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Các phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước... 
4,0
c) Kết bài: Khẳng định ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ; phát biểu cảm nghĩ, liên hệ.
0,5
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (5 điểm): Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (tùy vào bài viết của học sinh để cho điểm cụ thể):
+ Cho 3,25 đến 4,75 điểm: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng có thể một vài ý lập luận chưa sâu, còn mắc các sai sót nhỏ, trình bày cơ bản sạch đẹp;
+ Cho 1,5 đến 3 điểm: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể thiếu một vài ý; phương pháp phân tích chưa vững; các luận điểm lập luận chưa sâu; trình bày cơ bản sạch sẽ nhưng còn sai chính tả, ngữ pháp;
+ Cho 0,25 đến 1,25 điểm: Chưa đáp ứng được hết các yêu cầu trên; bài viết chung chung, lập luận chưa sâu; thiếu nhiều dẫn chứng; phương pháp nghị luận yếu; mắc nhiều lỗi trình bày, diễn đạt; văn phong chưa tốt...;
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh làm bài lạc đề hoặc không làm bài.
Lưu ý: 
- Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, giáo viên cần linh hoạt khi cho điểm toàn bài;
- Khuyến khích những bài viết mang tính sáng tạo, có những nhận định mang tính phát hiện mới, hay;
- Điểm toàn bài làm để lẻ đến 0,25.
-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KSCL_cuoi_nam_Van_72016.doc