PHÒNG GD&ĐT ĐỀ CHÍNH THỨC HẬU LỘC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này có 01 trang, gồm 04 câu) Câu 1(4,0 điểm): a. Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây và giải thích tại sao tác giả chọn cách viết như vậy? “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” (Hồ Chí Minh) b. Xác định rõ cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu dưới đây và cho biết trong câu cụm C-V làm thành phần gì? “Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.” (Hoài Thanh) Câu 2(5,0 điểm) : “Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu! Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều, Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng, Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng... (“Chào xuân 67” – Tố Hữu) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một bài văn ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi). Câu 3(1,0 điểm): Ca dao Thanh Hóa có bài: Dạy con từ thuở tiểu sinh, Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi. Học cho cách vật trí tri, Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông. Bài ca dao giáo dục, răn dạy chúng ta điều gì? Câu 4(10,0 điểm): Nhận định về tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, có ý kiến cho rằng: “Tên quan phủ lòng lang dạ thú ấy chính là hiện thân cho bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ phong kiến thối nát thời bấy giờ.” Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “Sống chết mặc bay” hãy làm sáng tỏ nhận định trên? -----------------------Hết--------------------- PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 7 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (4,0đ) a. Câu bị động: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Giải thích được: Tác giả chọn câu bị động như vậy nhằm trách lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó. 1,0 đ 1,0 đ b. HS xác định rõ được: có hai cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ “khi” (các thi sĩ/ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; có người/lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh); có hai cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ “nói” (núi non, hoa cỏ/trông mới đẹp; tiếng chim, tiếng suối/ nghe mới hay). (HS phải chỉ rõ được mới cho điểm tối đa) 1,0 đ 1,0 đ Câu 2 (5,0đ) 1. Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, viết giàu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung của mình về đoạn thơ. * Thân bài: - Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom, bão đạn, bao thăng trầm vẫn vững vàng, mạnh mẽ “ngẩng cao đầu”, đẹp một cách lạ thường. ( lấy dẫn chứng). - Càng trải qua thử thách, khó khăn thì sức mạnh ấy của dân tộc ta càng mãnh liệt, càng sáng ngời vẻ đẹp. - Hình ảnh so sánh (Tổ quốc - Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị nhưng mang ý nghĩa, sâu sắc: Tổ quốc cũng như người mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản * Kết bài: - Cảm nghĩ chung về hình ảnh đất nước con người Việt Nam. - Liên hệ với bản thân? 1,0 đ 0.5 đ 1,0 đ 1,0đ 1,0 đ 0,5 Câu 3 (1,0đ) CTĐP : Học sinh chỉ nêu được một số ý sau: - Bài ca dao giáo dục cha mẹ cách dạy con phải uốn nắn từ thưở bé. - Để trở thành con người có học vấn có kiến thức, có nhân cách thì phải biết học ở thầy, học ở bạn, học lễ nghi; biết tôn sư trọng đạo... - Biết học hỏi để hiểu biết mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ‘Học cho cách vật trí tri’’. Có thế mới trở thành người phát triển toàn diện : ‘ văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông’’. 1,0đ Câu 4 (10,0đ) Yêu cầu kỹ năng: - Thể loại: Văn nghị luận (kết hợp giải thích, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ nhận định qua tác phẩm văn học). - Nội dung: “Tên quan phủ là hiện thân cho bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ phong kiến thối nát thời bấy giờ.” - Cách triển khai bài viết: Vận dụng kiến thức đã học của tác phẩm “Sống chết mặc bay” để làm sáng tỏ nhận định. Ngoài ra học sinh biết kết hợp với phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ, mở rộng một số tác phẩm khác để làm phong phú thêm cho bài viết. * Yêu cầu Kiến thức: 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam... - Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu. 2. Thân bài : * Giải thích thành ngữ: lòng lang dạ thú * Chứng minh: là hiện thân cho bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ phong kiến thối nát thời bấy giờ. Làm rõ bản chất xấu xa của chế độ phong kiến: - Dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm chăm lo cho dân như cha mẹ lo cho con cái. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” qua hình tượng nhân vật quan phụ mẫu và bọn tùy tùng đã chứng minh cho điều đó. Tóm tắt ngắn gọn sự việc triều đình cử quan đến làng X để giúp dân hộ đê. - Công cuộc hộ đê của quan: + Đi hộ đê mà không đến chỗ xung yếu để chỉ huy, hướng dẫn nhân dân mà lại ở nơi cao ráo, an toàn. + Đi giúp dân hộ đê mà dùng những đồ dùng, thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội (dẫn chứng). + Giúp dân hộ đê mà không quan tâm gì đến đê điều, không những thế lại say tổ tôm( phân tích). + Thái độ vô trách nhiệm đến vô nhận đạo, phi nhân tính: Trong khi quan say sưa, thích thú chơi bài trong đình bao nhiêu thì bên ngoài tính mạng nhân dân đang nguy cấp bấy nhiêu (dẫn chứng). + Hai lần có người bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê nhưng quan không những thờ ơ mà còn cáu gắt, dọa bỏ tù ( phân tích) + Quan sung sướng, hạnh phúc với ván bài ù thì bên ngoài đê vỡ với bao cảnh tan thương - Phân tích nghệ thuật tương phản để làm sáng tỏ. - Nêu thái độ của tác giả (những câu văn cụ thể trong bài) với loại người lòng lang dạ sói. - Phân tích nhan đề góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 3. Kết bài: - Khẳng định lại sự đúng đắn, sắc sảo của nhận xét - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật quan phụ mẫu và chế độ phong kiến đương thời. (Học sinh có thể liên hệ thêm những tác phẩm tương tự để phân tích và chứng minh). 1,0đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 3,0đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ (*Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào khả năng làm bài của học sinh để chấm điểm phù hợp tránh để mất điểm học sinh; phát hiện trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn là hợp lý thuyết phục. Khuyến khích những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo, chất văn).
Tài liệu đính kèm: