Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn 6 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn 6 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn 6 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC
 HẬU LỘC
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang, gồm 04 câu)
Câu 1 (4,0 điểm) Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
 “Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” 
 (Biển- Khánh Chi)
Câu 2 (5,0 điểm): Cho đoạn thơ sau đây:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng.
 	 (Lượm - Tố Hữu)
	Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Qua "Ba truyền thuyết về Lê Lợi" (Sách giáo khoa Ngữ văn địa phương 6) em hãy nêu suy nghĩ của em về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 4 (10,0 điểm): Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.
------------------Hết---------------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT
HẬU LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 6
Phần
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4,0đ)
Ý 1: Học sinh xác định được các phép so sánh, nhân hóa:
- So sánh: biển như người khổng lồ, biển như trẻ con
- Nhân hóa: vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền
Ý 2: Nêu được tác dụng
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
=> Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
Câu 2
(5,0đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh trình bày thành một bài cảm thụ văn học, có bố cục 3 phần, bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, không sai lỗi chính tả.
1.0 đ
2. Yêu cầu về kiến thức: 
a. Mở bài: giới thiệu chung về bài thơ Lượm và tác giả Tố Hữu, nêu cảm nhận chung về hình ảnh nhân vật Lượm trong đoạn thơ.
b. Thân bài:
- Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ: Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước.
- Đặc biệt trong khổ thơ : "Chú bé loắt choắt....đường vàng".
+ Hình ảnh Lượm được gợi tả từ trang phục, dáng điệu: Đó là một chú đội viên nhanh nhẹn, hoạt bát, tinh nghịch thông qua các từ ngữ gợi hình: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
+ HS nêu cảm nhận của mình về chú bé lượm thông qua nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ so sánh : "Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng" gợi tả hình ảnh của Lượm như một chú chim nhỏ đang "nhấp nhô" trong bạt ngàn sắc vàng của lúa vàng, lá vàng, trên con đường đất vàng của quê hương.
 + Hình ảnh ẩn dụ "con đường vàng": Con đường của tự do, hạnh phúc
-> Hình ảnh Lượm như một chú chim nhỏ đang tung bay trong một bầu trời nắng đẹp của tự do, của cách mạng.
-> Lòng mến yêu, cảm phục của tác giả dành cho người đồng chí nhỏ mến yêu. 
c. Kết bài:
 Hình ảnh của chú bé Lượm luôn sống mãi với dân tộc, hình bóng em mãi in dấu trên mỗi dải đất của quê hương, đất nước và trong trái tim của con người Việt Nam.
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ 
Câu 3 
(1.0đ)
- Người anh hùng Lê Lợi: Một minh chủ sáng suốt, tài ba, yêu nước thương dân. Người khởi xướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, một vị vua được lòng dân, hợp lẽ trời.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Cuộc khởi nghĩa của chính nghĩa, của tinh thần đoàn kết một lòng dưới sự chỉ huy tài ba của Lê Lợi và các vị tướng tài giỏi, mưu lược và trung thành.
0,5
0,5
Câu 4
(10,0đ)
* Yêu cầu chung: 
- Về hình thức: Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
- Về nội dung: Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
* Yêu cầu cụ thể: 
a. Mở bài (1.0 điểm):
 Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh. 
b. Thân bài (8.0 điểm):
* Lúc bước ra sân: bao quát không gian: 
 - Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
 - Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
* Cảnh vật xung quanh: 
 - Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn.
 - Không gian mát mẻ, trong lành...
 - Các nhà trong xóm: ánh điện sáng, tiếng nói, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
 - Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
* Lúc bước vào nhà:
 - Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng.
c Kết bài (1.0 điểm): 
 - Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. 
 - Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.
(Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt...)
1.0 đ
2.0 đ
4.0 đ
2.0 đ
1.0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_thi_HSG_mon_Ngu_van_lop_6_nam_hoc_2015_2016_huyen_Hau_Loc_Thanh_Hoa.doc