Phần Một KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chƣơng I KIẾN THỨC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC VIỆT TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội – Nền văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.Hình thành kểu nhà văn mơí:Nhà văn– Chiến sĩ. – Văn học Việt Nam giai đoạn này tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Chiến tranh ác liệt kéo dài 30 năm, miền Bắc xây dựng cuộc sống mới,giao lưu văn hoá bị hạn chế. – Do ảnh hưởng của chiến tranh nên nền văn học có đặc điểm riêg. Các chặng đƣờng phát triển và thành tựu chủ yếu Chặng đƣờng 1945 -1954 – Nội dung:Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu goị tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến.Văn học gắn bó sâu sắc vớ cuộc kháng chiến. – Truyện ngắn và kí mở đầu cho văn xuôi kháng chến chống thực dân Pháp : Một lần đến thủ đô (Trần Đăng), Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân)Từ năm 1950 truyện và kí xuất hiện khá dày dặn, đạt giải thưởng: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài) – Thơ đạt thành tựu xuất sắc :Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữ) – Kịch phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến. – Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng cũng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa. 2.2. Chặng đƣờng 1955 – 1964 – Nội dung :Ngợi a công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tình cảm sâu nặng với miền Nam ; đấu tranh thống nhất nước nhà ; tinh thần lạc quan,tin tưởng. – Văn xuôi mở rộng đề tài. Đề tài kháng chiến : Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Hiện thực trước cách mạng tháng Tám được khám phá với cái nhìn mới : Vợ nhặt (Kim Lân). Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời, về khát vọng hạnh phúc của con người : Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sông Đà (Nguyễn Tuân). – Thơ phát triển mạnh mẽ: Gió lộng(Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời (Huy Cân). – Kịch chưa thực sự phát triển. 2.3. Chặng đƣờng 1965 – 1975 – Nội dung:Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng . – Văn xuôi phát triển mạnh: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu). – Thơ đạt thành tựu xuất sắc: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm). – Kịch và nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. 2.4. Văn học vùng địch tạm chiếm : chia thành nhiều xu hƣớng – Xu hướng văn học tiêu cực. – Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. – Xu hướng văn học viết về hiện thực xã hôị và đời sống văn hóa. 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 3.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hƣớng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nƣớc. – Văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Quá trình vận động phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Văn học giai đoạn này như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất nước và cách mạng. – Hai đề tài bao quát là Tổ quốc và chủ nghiã xã hôị. 3.2. Nền văn học hƣớng về đại chúng – Quần chúng nhân dân là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ của văn học. Họ được quan tâm, trở thành những hình tượng đẹp. – Vì vậy nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc. 3.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn Khuynh hướng sử th i: Phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, liên quan đến vận mệnh dân tộc, Tổ quốc và thời đại. Con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.Cái đẹp của mỗi cá nhân là ở ý thức công dân ,lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Cảm hứng lãng mạ n: thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con ngươì mơí,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 4. Những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 4.1. Thành tựu : thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử;thể hiện hình ảnh con ngươì Việt Nam trong chiến đấu và lao động;phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc (yêu nước, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng); phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại,về khuynh hướng thẫm mỹ,về đội ngũ sáng tác, có những tác phẩm mang tầm vóc thời đại. 4.2. Hạn chế : giản đơn, phiến diện, công thức. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa Đất nước được hoà bình. Công cuộc đổi mới đất nước từ sau năm 1986 đã thúc đẩy nền văn học đổi mới phù hợp với nguyện vọng nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học . 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu – Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển về với cái tôi muôn thuở. – Thành tựu cơ bản là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản ,nhân văn sâu sắc. – Thơ có sự đổi mới đáng chú ý : Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi), Ánh trăng (Nguyễn Duy). Trường ca là thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Những người đi tới biển (Thanh Thảo) – Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).... – Kịch phát triển mạnh mẽ. Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới. CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU I. TỐ HỮU 1. Vài nét về tiểu sử – Tố Hữu (1920 – 2002) là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đạ i; xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương tại Thừa Thiên – Huế ; sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự hình thành hồn thơ cách mạng Tố Hưũ.. – Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ,sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng. 2. Sự nghiệp văn học – Từ ấy (1937 – 1946) gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Từ ấy ghi lại chặng đường đấu tranh đầy gian khổ mà anh dũng của người chiến sĩ trẻ tuổi và cả niềm vui lớn lao khi cách mạng thành công, đất nước được độc lập.Nét đặc sắc của tập thơ là chất men say lí tưởng cách mạng. Tác phẩm: Từ ấy, Nhớ đồng, Huế tháng 8 – Việt Bắc (1946 – 1954) là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh chặng đường kháng chiến gian lao nhưng hào hùng của dân tộc; Ca ngợi vẻ đẹp nhân dân, đất nước.Tập thơ là một trong những thành tưụ xuất sắc của văn học kháng chiến chống Pháp.Tác phẩm: Việt Bắc, Lên Tây Bắc, Lượm – Gió lộng (1955 – 1961) thể hiện niềm vui, niềm tin vào cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,; niềm tự hào về quá khứ ; tình cảm sâu nặng đối với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc. Tác phẩm : Mẹ Tơm, Tiếng chổi tre, Ba mươi năm đời ta có Đảng – Ra trận (1962 – 1971 phản ánh không khí hào hùng cả nước chống Mỹ ; bản anh hùng ca về nhân dân miền Nam ; tự hào về con người Việt Nam. Tác phẩm: Chào xuân 6 7; Bài ca xuân 6 8; Lá thư Bến Tre – Máu và hoa (1972 – 1977) tổng kết cuộc kháng chiến và niềm vui chiến thắng bằng cảm hứng lãng mạn anh hùng. Tác phẩm : Vui thế hôm nay; Với Đảng mùa xuân, Nước non ngàn dặm – Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999). Thay đổi cảm hứng và bút pháp nhưng vẫn sâu nặng tình cảm đối với Đảng, nhân dân, đất nước. Tác phẩm: Chân trời mới 3. Phong cách nghệ thuật 3.1. Thơ Tố Hữu – Thơ trữ tình chính trị – Làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng,cho lí tưởng của Đảng. – Đề tài và nôị dung đều bắt nguồn từ các sự kiện cuả đời sống và lí tưởng cách mạng. – Thể hiện những tình cảm lớn, ân tình đối với nhân dân, đất nước. 3.2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn – Cái tôi trữ tình là cái tôi công dân, cái tôi nhân danh cộng đồng dân tộc. Nhân vật trữ tình đại diện cho phẩm chất dân tộc, giai cấp. – Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lãng mạn: say mê lý tưởng, tin tưởng vào tương lai đất nước. 3.3. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào – Xuất phát từ quan niệm thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình và ảnh hưởng giọng Huế – Giọng thơ tâm tình,tự nhiên, đằm thắm,chân thành. 3.4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc – Về nội dung : Phản ánh đậm nét hình ảnh con người, Tổ quốc Việt Nam. – Về nghệ thuật : Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc (thơ lục bát) . – Về ngôn ngữ : Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ thuộc; phát huy tính nhạc Tiếng Việt. 4. Kết luận Tố Hữu là một hồn thơ cách mạng sôi nổi, mãnh liệt; một nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, của lòng thương mến, ân tình thuỷ chung. II. HỒ CHÍ MINH 1. Vài nét về tiểu sử – Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (mất ngày 2 tháng 9 năm 1969), xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước ở Nam Đàn, Nghệ An, một vùng giàu truyền thống văn hóa và Cách mạng. – Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó với nước, với dân , với phong trào cách mạng của các dân tộc tr5ên thế giới. – Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản, là danh nhân văn hóa thế giới. 2. Sự nghiệp văn học 2.1. Quan điểm sáng tác – Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, Người khẳng định : “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như ngươì chiến sĩ. Nghĩa là văn chương phải có chất ”thép” – Người quan niệm văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc (Tránh lối viết cầu kì, xa lạ, hướng tới đối tượng là quần chúng nhân dân) – Khi cầm bút, Người xác định rõ : mục đích viết (viết để làm gì?), đối tượng viết (viết cho ai?) để quyết định nội dung viết (viết cái gì? ) và hình thức viết (viết như thế nào?). 2.2. Sự nghiệp văn học – chính luận : Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) – Truyện và kí: Pa-ris (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923)... – Thơ ca : Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. 2.3. Phong cách nghệ thuật Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại có phong cách riêng, hấp dẫn : – Văn chính luận thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giàu cảm xúc hình ảnh, giọng văn đa dạng khi hùng hồn đanh thép, khi ôn tồn lặng lẽ thấu lí đạt tình. – Truyện và kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây. – Thơ ca. Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ. Những bài thơ nghệ thuật mang tính cổ thi, hàm súc, kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại, chất trữ tình và chiến đấu. Chƣơng II KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NƢỚC NGOÀI THƠ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. Tây Tiến của Quang Dũng 1. Nhà thơ Quang Dũng – Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Trước 1945, ông học ở Hà Nộị. Sau 1945, ông vào bộ đội, từng làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến (1947). Sau 1954, làm biên tập ở nhà xuất bản văn học. Ông là nhà nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, sáng tác viết văn làm thơ – Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa phóng khoáng, đầy chất lãng mạn. Tác phẩm tiêu biểu: Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); Mùa Hoa Gạo (1950); Làng Đồi Đánh Giặc (1976)... Bài thơ Tây Tiến Hoàn cảnh ra đời Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt – Lào. Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào. Đơn vị hoạt động chủ yếu trên điạ bàn nuí rừng miền Tây Bắc sang thượng Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết Nhớ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh, sau đó đổi lại là Tây Tiến. 2.2. Nội dung – Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc "nhớ chơi vơi" về một thời Tây Tiến – Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi "nhớ chơi vơi" về một thời gian khổ mà hào hùng : 2.3. Nghệ thuật – Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. – Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,... – Kết hợp chất nhạc và chất hoạ. 2.4. Ý nghĩa văn bản Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. 3. Đọc thêm Gợi ý phân tích. Có thể phân tích bài thơ theo bố cục Đoạn đầu bài thơ là nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc xa xôi hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, bí hiểm với những con đường đèo dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống; với những âm thanh của thác, của chúa sơn lâm trong những buổi chiều hoang, những đêm sương lạnh. Người chiến sĩ trên đường hành quân có lúc mệt mỏi, kiệt sức: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời,nhưng vẫn tiếp tục tiến lên phía trước. Tuy nhiên núi rừng Tây Bắc cũng rất thơ mộng, trữ tình: cảnh Pha Luông xa mờ trong mưa ,hình ảnh người hùng tựa như hoa về trong đêm hơi và hình ảnh: cơm lên khói, hương thơm nếp xôi...thắm đượm tình quân dân.Đó là những kỉ niệm ấm áp không thể nào quên.. Thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, hình ảnh đoàn quân trên miền đất lạ, mờ ảo trong sương khói tạo nét hấp dẫn, huyền ảo, người chiến sĩ vừa chịu gian khổ vừa rất kiêu hùng. Đoạn thơ thứ hai là nỗi nhớ về những kỉ niệm đẹp chung vui với bản làng xứ lạ, về con người và thiên nhiên thơ mộng miền Tây. Người chiến sĩ dù phải gin khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn, say mê, đắm đuối trong đêm liên hon rực rỡ, lung linh với đuốc hoa, cùng nàng e ấp, tình tứ trong man điệu. Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả khám phá vẻ đẹp rất đỗi nên thơ của sông nước miền Tây một chiều sương giăng mờ ảo với những bến bờ bạt gà oa lau trắng, với dòng nước lũ hoa đong đưa. Cảnh vừa thực vừa ảo với đường ét uyển chuyển, mềm mại gợi ra vẻ đẹp hắt hiu hoang vắng một buổi chiều Tây Bắc.Tất cả đã trở thành hoài niệm về miền đất mà tác giả một thời gắn bó. Đoạn thơ thứ ba là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến với nét đẹp bi tráng. Người chiến sĩ hiện ra nguyên sơ g ữa nú rừng lẫm liệt, kiêu hùng với ngoại hình độc đáo không mọc tóc, da xanh màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Nhưng họ cũng rất hào hoa, lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Lí tưởng ra đi không hẹn ngày về, quên đời vì nước, chấp nhận hi sinh trong thiếu thốn: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất đã bộc lộ cốt cách anh hùng của người chiến binh Tây Tiến. Việt Bắc (trích) của Tố Hữu 1. Nhà thơ Tố Hữu – Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. – Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống. Bài thơ Việt Bắ (trích) 1. Hàn cảnh sáng tác – Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô). – Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến. 2.2. Nội dung Bài thơ thể hiện một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước ; qua đó thấy rõ : từ tình cảm thủy chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng – cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến. 2.3. Nghệ thuật – Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết. – Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc : thể hiện thơ lục bát, kết cấu đối đáp, nghệ thuật sử dụng hình ảnh và hiện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao. 2.4. Ý nghĩa văn bản Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến ; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến 3. Gợi ý phân tích Có thể phân tích theo bố cục: (1) Tám câu thơ đầu : Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người . – Bốn câu trên : Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình ; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại. – Bốn câu thơ tiếp : Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. (2) Tám mươi hai câu sau : Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm. – Mười hai câu hỏi : Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn nhân dân ân tình, thuỷ chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến. – Bảy mươi câu đáp : Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc ; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thuỷ chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt ; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây ; hai mươi hai câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng ; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến). Đất Nước (trích Mạt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm 1. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng; thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ. – Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc trữ tình chính luận. Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca,1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986) Đất Nƣớc 2.1. Hoàn cảnh sáng tác – Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng thiết tha được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971 – Khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, luôn hướng về nhân dân, đất nước; thức trách nhiệm của thế hệ mình nên đứng dậy đấu tranh cùng dân tộc. – Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu của Chương V trường ca Mặt đường khát vọng. 2.2. Nội dung Cái nhìn mới mẻ về Đất Nước qua cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm : Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước. 2.3. Nghệ thuật – Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian : ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi. – Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt. – Sức truyền cảm lớn từ sự hoà quyện của chất chính luận và chất trữ tình. 2.4. Ý nghĩa văn bản Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hoá đậm đà bản sắc Việt Nam. 3. Gợi ý phân tích Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thứ c về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người; Đất nước là sự hoà quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc; Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước. Phần 2: Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước: không gian địa lí; thời gian lịch sử ; bản sắc văn hoá. Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước. IV. Sóng của Xuân Quỳnh 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh – Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở Hà Đông (tỉnh Hà Tây); từng là diễn viên múa. Từ năm 1963, Xuân Quỳnh chuyển sang viết báo, làm thơ.Cuộc đời bất hạnh; khao khát, tình yêu hạnh phúc gia đình – Thơ có giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên, cảm xúc tinh tế, chân thành; giàu yêu thương, nhiều khát vọng. Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989) Bài thơ Sóng Nội dung – Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vẻ đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. – Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng là khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn. 2.3. Nghệ thuật – Thể thơ 5 chữ truyền thống, cách ngắt nhịp gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng – Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết . 2.4. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng : tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người. 3. Gợi ý phân tích Phần 1 : Sóng và em những nét tương đồng – Ở hai khổ thơ đầu là hình ảnh sóng quen thuộc nhưng cũng lạ lùng đầy những đối nghịch thất thường: Dữ dội và dịu êm /Ồn ào và lặng lẽ. Nó rất giống tâm trạng người phụ nữ khi yêu. Sóng tìm ra bể cũng là tìm thấy chính mình. Đó cũng là cái nỗi khát vọng muôn đời của tình yêu. – Sóng trong hai khổ thơ tiếp là đối tượng để nhà thơ gửi gắm suy tư về tình yêu bí ẩn. Hàng loạt những câu hỏi về ngọn nguồn của sóng, của tình yêu: Từ nơi nào sóng lên?, Gió bắt đầu từ đâu?, Khi nào ta yêu nhau?. Thiên nhiên dù bí ẩn nhưng còn có thể lí giải được... còn tình yêu không “làm sao cắt nghĩa được”. – Qua hình tượng sóng ở ba khổ tiếp, nỗi nhớ cũng được giãi bày mãnh liệt: sóng vỗ bờ ngày đêm – em nhớ anh khắc khoải mọi thời gian, tràn ngập cả không gian, rất thật: Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Khổ thơ diễn tả nỗi nhớ sâu sắc của một tình yêu chân thành, thuỷ chung, khát khao gắn bó bền lâu. Phần 2 : Những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu Trong cái hữu hạn của đời người, con người vẫn khao khát tình yêu của mình là vô hạn, bền vững muôn đời. Hai khổ cuối thể hiện niềm khao khát ấy: Làm sao được tan ra/Để ngàn năm còn vỗ. IV. Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo 1. Thanh Thảo – Thanh Thảo (1946), trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Luôn trăn trở, thể nghiệm làm mới hình thức biểu đạt của thơ. – Thơ có cấu trúc linh động, cảm xúc tự do, phóng khoáng. Tác phẩm chính : Những người đi tới biển (trường ca, 1977), Dấu chân qua trảng cỏ (thơ, 1978), Khối vuông ru-bich (thơ, 1985) Đàn ghi ta của Lor-ca Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ lấy cảm hứng từ lời di chúc của Lor-ca cùng cuộc đời bi phẫn của ông, in trong tập Khối vuông ru-bích (1985). Đây một trong những sáng rác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. 2.2. Nội dung – Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca. – Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa mãnh liệt, vừa sâu sắc của tác giả. 2.3. Nghệ thuật: – Bài thơ là một tác phẩm trữ tình nhưng có cấu trúc như một tác phẩm âm nhạc. Dòng thơ li-la li-la li-la kết hợp trực tiếp giữa thơ và nhạc tạo sự ngân vang mãi về sự bất tử của Lor-ca. – Nghệ thuật tượng trưng, siêu thực tạo sự lan tỏa, gợi mở với hình ảnh diễn đạt độc đáo, mới lạ, ấn. Bài thơ rất tiêu biểu cho thơ Việt Nam sau 1975. 2.4. Ý nghĩa văn bản Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX. ĐỌC HIỂU TRUYỆN, KÍ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX VÀ TRUYỆN NƢỚC NGOÀI 1945 – 1975 Vợ nhặt (trích) của Kim Lân 1. Kim Lân – Kim Lân (1920 – 2007), là cây bút chuyên viết truyện ngắn. – Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962) Truyện ngắn Vợ nhặt Hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư. 2.2. Nội dung – Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. – Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết. 2.3. Nghệ thuật – Xây dựng được tình huống truyện độc đáo : Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại "nhặt" được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. – Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn ; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. Nhân vật được khắc hoạ sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế. – Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. 2.4. Ý nghĩa văn bản Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định : ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 3. Đọc thêm (1) Tóm tắt tác phẩm Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Anh đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như kẻ dở hơi. Bà cụ Tứ là mẹ Tràng. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tràng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau nàyTiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào Gợi ý phân tích (a) Tình huống truyện Tràng nhặt được vợ giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm cho : – Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà (có vợ theo không). Vì : Người như Tràng mà lấy được vợ (một anh chàng nghèo xấu trai, lại là dân ngụ cư) ; Thời buổi đói khát này, người như Tràng đến nuôi thân còn chưa xong mà còn dám lấy vợ. Nhưng khốn nỗ nếu không gặp cảnh đói khát khủng khiếp như thế này thì ai mà thèm lấy Tràng. Đu xót ở chỗ đây là « vợ nhặt » không ăn hỏi, cheo cưới gì đâu. Đói khát như thế, mọi việc đều có thể bỏ qua, nên Tràng mới lấy được vợ. – Bà cụ Tứ ngạc nhiện. – Ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên. Kim Lân đã sáng tạo một tình huống tryện độc đáo. Tình huống được gợi ra ngay từ nhan đề của tác phẩm vợ nhặt. Tình huống truyện vừa lạ vừa hết sức éo le nói trên là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật. Qua tình huống này, chủ đề của truyện được bộc lộ. (c) Các nhân vật – Người vợ nhặt Cái đói quay quắt đã ném thị vào đời sống vất vưởng. Đời sống vất vưởng đã biến thị thành một phụ nữ có ngoại hình tàn tạ. Thị đã theo không về làm vợ Tràng. Cn người thật của thị thể hiện rõ khi về nhà. Người vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của thị không lộng lẫy nhưng gợi được sự ấm áp cho một gia đình đang ên lề cái chết. – Nhân vật Tràng. Người lao động nghèo, tốt bụng,..luôn khao khát hạnh phúc và có ý thứ xây dựng hạnh phúc.Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, anh nhận thấy không gian xung quanh thay đổi. Tràng thay đổi suy nghĩ, ý thức được trách nhiệm với vợ con, anh dự cảm một tương lai tươi đẹp cho cuộc đời của mình “Bỗng nhiên hắn thấytu sửa căn nhà”. Những thay đổi lớn trong tâm lí, tính cách của anh Tràng là biểu hiện cao nhất của tinh thần hướng về sự sống quên đi cái chết đang bủa vây. – Nhân vật bà cụ Tứ. Bà cụ Tứmột bà mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân ái; đói khát đã khiến người ta phải sống, phải ăn thức ăn của loài vật (cháo cám) nhưng cái đói không hủy diệt được tình nghĩa và niềm hi vọng của con người. Tư tưởng: dù ở bên lề cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc vẫn hi vọng ở tương lai”` Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài 1. Tô Hoài – Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước. – Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính : Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) Vợ chồng A Phủ 2.1. Hoàn cảnh ra đời Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải
Tài liệu đính kèm: