Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 9

.Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

 

A. 6.                             B. 5.                          C. 7.                              D. 8.

 

2.Vùng Đông Nam Bộ không tiếp giáp với

 

A. Lào, Bắc Trung Bộ.                                     B. Đồng bằng sông Cửu Long.

 

C. Tây Nguyên, Cam-pu-chia.                          D. Duyên hải Nam Trung Bộ, biển Đông.

 

3.Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào sau đây ?

 

A. Bắc Trung Bộ.                                           B. Đông Nam Bộ. 

 

C. Tây Nguyên.                        D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

 

4.Một trong những khó khăn đối với sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là

 

 A. thiếu vốn, kĩ thuật lạc hậu.

 

 B. thiếu nguồn lao động có tay nghề cao.

 

 C. cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

 

 D. thị trường tiêu thụ hạn hẹp.

 

5.Trung tâm kinh tế lớn nhất của Đông Nam Bộ là

 

A. Thủ Dầu Một.                    B. Vũng Tàu. 

 

C. Biên Hoà.                  D. Thành phố Hồ Chí Minh.

 

6.Bến cảng Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc vùng nào sau đây?

 

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                        

 

B. Đông Nam Bộ.

 

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                          

 

D. Bắc Trung Bộ.

docx 8 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 13/05/2024 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 9
1.Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 6.	     	 B. 5.	 	 C. 7.	    	   D. 8.
2.Vùng Đông Nam Bộ không tiếp giáp với
A. Lào, Bắc Trung Bộ.	 B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên, Cam-pu-chia.	 D. Duyên hải Nam Trung Bộ, biển Đông.
3.Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào sau đây ?
A. Bắc Trung Bộ.	 	 B. Đông Nam Bộ. 
C. Tây Nguyên.	 D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
4.Một trong những khó khăn đối với sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là
 A. thiếu vốn, kĩ thuật lạc hậu.
 B. thiếu nguồn lao động có tay nghề cao.
 C. cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
 D. thị trường tiêu thụ hạn hẹp.
5.Trung tâm kinh tế lớn nhất của Đông Nam Bộ là
A. Thủ Dầu Một.	 	 B. Vũng Tàu. 
C. Biên Hoà.	 	 D. Thành phố Hồ Chí Minh.
6.Bến cảng Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.	 
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	 
D. Bắc Trung Bộ.
7.Cây công nghiệp có diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là loại cây nào?
 Cây cà phê. 	
 Cây cao su. 
 Hồ tiêu. 
 Cây chè.
8.Vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với vùng
A. Bắc Trung Bộ.	 
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.	 	 
 D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
9.Cây trồng nào sau đây không là thế mạnh nông nghiệp của Đông Nam Bộ?
A. Cây ăn quả.	 B. Cây lương thực.
C. Cây công nghiệp lâu năm.	 D. Cây công nghiệp hằng năm.
10.Hai loại đất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là
đất badan và đất xám.	 
đất cát pha và đất phù sa.
C. đất phù sa và đất feralit.	 
 D. đất xám và đất nhiễm mặn.
11.Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng
A.Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. 
C. Đông Nam Bộ. 	 D. Đồng bằng sông Cửu Long. 
12.Vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
lao động.	 
giống cây trồng. 
thủy lợi. 
 D.bảo vệ rừng.
13.Đảo, quần đảo nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ ?
A. Nam Du. 
B. Côn Đảo. 	 
C. Thổ Chu. 	
D. Phú Quốc. 
14.Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là
A. nghèo tài nguyên. 
B. dân đông. 
C. thu nhập thấp. 
ô nhiễm môi trường.
15.Những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
 A. nông, lâm, thuỷ sản. 	 
B. gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. 
C. gạo, thực phẩm chế biến, trái cây. 
D. lương thực, thực phẩm chế biến, máy móc.
16.Ngành công nghiệp chiểm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. cơ khí nông nghiệp.	 B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. chế biến lương thực thực phẩm. 	 D. sản xuất vật liệu xây dựng.
17.Thành phố nào sau đây là trung tâm kinh tế lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. Cần Thơ. 
B. Mỹ Tho. 
C. Cà Mau. 
D. Long Xuyên.
18.Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là
A. toàn bộ diện tích là đồng bằng. 
B. hai mặt giáp biển.
C. nằm ở cực Nam tổ quốc. 
D. rộng lớn nhất cả nước.
19.Điểm khác về du lịch tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với các 
vùng khác là
A. du lịch vườn quốc gia.	 B. du lịch các di tích lịch sử.
C. du lịch biển-đảo.	 	 	 D. du lịch sông nước, miệt vườn. 
20.Loại hình giao thông vận tải nào sau đây giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đường sắt.	
B. Đường thủy. 
C. Đường bộ.	 
D. Đường hàng không.
21.Điều kiện không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long là 
A. đất, rừng. 
B. khí hậu, nước. 
C. biển và hải đảo. 
D. tài nguyên khoáng sản.
22.Đảo, quần đảo nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ?
A. Trường Sa.	
B. Côn Đảo. 
C. Phú Quốc. 
D. Lý Sơn.
23.Trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm
A. 40%.	 
B. 45%. 
C. 50%.	 
D. hơn 50%.
24.Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ 
Biên Hòa. 
Thủ Dầu Một. 
TP. Hồ Chí Minh. 
Bà Rịa – Vũng Tàu.
25.Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ 
A.Dệt–may,da-giầy,gốm,sứ. B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí. D. Dầu khí, điện tử, công nghệ. 
26.Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là 
 nghèo tài nguyên. 
 dân đông. 
C. thu nhập thấp. 
D.ô nhiễm môi trường.
27.Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ 
Thủy lợi.	 
Phân bón. 
Bảo vệ rừng đầu nguồn. 
D.Phòng chống sâu bệnh. 
28.Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long 
Thiếu nước ngọt. 
Cháy rừng. 
Triều cường. 
D.Xâm nhập mặn.
29.Ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động 
Hoá chất.                
Điện.                       
Dệt may.            
DKhai thác dầu.
30.Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì
 Chiếm hơn 50% diện tích canh tác.
 Hơn 50% sản lượng.
C. Hơn 50% diện tích và sản lượng.
D. Điều kiện tốt để canh tác.
31.Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long 
A. Xây dựng hệ thống đê điều. B. Chủ động chung sống với lũ.
C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
32.Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
Đồng Nai. 
Mê Công. 
Thái Bình. 
Sông Hồng.
33.Đồng bằng Sông Cửu Long thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước do
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm. 
C. đất phù sa châu thổ màu mỡ. D. vị trí địa lí thuận lợi.
Tự luận:
1.Các nguyên nhân làm cho môi trường đất liền và biển ở vùng Đông Nam Bộ bị ô nhiễm? 
Trên đất liền: Việc phát triển công nghiệp, sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt đã làm cho nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.
Trên biển: Chất thải từ đất liền đổ ra biển, khai thác và vận chuyển dầu khí,  đã làm cho nước biển bị ô nhiễm.
2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? 
*Thuận lợi: 
- Địa hình thoải, mặt bằng xây dựng và canh tác tốt; 
- Đất badan và đất xám; 
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm; 
- Biển ấm và ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế; 
- Thềm lục địa nông và rộng, giàu tiềm năng dầu khí; 
- Hệ thống sông Đồng Nai với các hồ Trị An, Dầu Tiếng có tiềm năng về thuỷ điện, giao thông và cung cấp nước. 
*Khó khăn:
- Rừng tự nhiên ít, ít khoáng sản,. 
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường. 
3.Hãy giải thích tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? 
- Tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn mức trung bình của cả nước. 
 - Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc Đổi mới, xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng động lực kinh tế. 
4.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ? 
*Thuận lợi:
 Đồng bằng rộng, địa hình thấp và bằng phẳng.
 Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
 Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha; đất phèn và đất mặn: 2,5 triệu ha.
 Hệ thống sông Mê-Công, kênh rạch chằng chịt.
 Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
 Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, nhiều đảo và quần đảo, vùng nước mặn, nước lợ rộng lớn.
*Khó khăn:
 Lũ lụt, mùa khô thiếu nước và nhiễm mặn.
 Diện tích đất phèn và đất mặn lớn.

5. Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2000 - 2017 
 (đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2000
2010
2017
Đông Nam Bộ
2725,5
433,9
548,9
Cả nước
413,8
740,5
969,7

Em hãy nhận xét diện tích trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2000 - 2017. 
Nhận xét diện tích trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2000 - 2017. 
Diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ và cả nước tăng liên tục. 
Dẫn chứng: 
+ Đông Nam Bộ 
+ Cả nước. 
Tỉ trọng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ từ năm 2000 đến 2017 so với cả nước luôn chiếm trên 50% diện tích trồng cao su của cả nước 
Dẫn chứng các năm.. 
6. Cho bảng số liệu sau đây:
Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2000 - 2017
 (đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2000
2010
2017
Đồng bằng sông Cửu Long
1169,1
2999,1
4096,0
Cả nước
2250,5
5142,7
7313,4
Em hãy nhận xét sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2000 - 2017. 
- Sản lượng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước tăng liên tục.
- Dẫn chứng
 + Đồng bằng sông Cửu Long
 + Cả nước 
 Tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2000 đến 2017 luôn chiếm trên 50% sản lượng thủy sản của cả nước.
Dẫn chứng các năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_dia_li_lop_9_canh_dieu.docx