Bộ 19 đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lí Lớp 9

A. Phần Trắc nghiệm(4điểm)

 

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:

 

Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :

 

a. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống

 

b. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên

 

c. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên

 

d. Tất cả đều đúng

 

Câu 2:  Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm các phân ngành chính :

 

a. Chế biến sản phẩm trồng trọt

 

b. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp

 

c. Chế biến thủy sản

 

d. Tất cả các ý trên đều đúng

 

Câu 3:  Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:

 

          a. Địa hình                                 b. Nguồn nguyên nhiên liệu.

 

          c. Vị trí địa lý                                     d. Khí hậu  .

 

 Câu 4:  Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:

 

          a. Than                                      b. Hoá dầu

 

          c. Nhiệt điện,                                      d. Thuỷ điện.

 

 Câu 5: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất?

 

          a. Đường sắt                                      b. Đường bộ

 

          c. Đương sông                                   d. Đường biển.

 

Câu 6: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ là:

 

          a. Khai khoáng, thuỷ điện                     b. Cơ khí, điện tử

 

          c. Hoá chất, chế biến lâm sản      d. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

 

Câu 7: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có:

 

          a. Sản lượng lúa lớn nhất                    b. Xuất khẩu nhiều nhất

 

          c. Năng suất cao nhất                                   d. Bình quân lương thực cao nhất.

 

Câu 8:Vị trí của vùng Bắc Trung bộ có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là:

 

          a. Giáp Lào                              b. Giáp Đồng bằng Sông Hồng

 

          c. Cầu nối Bắc – Nam               d.Giáp biển

 

Câu 9: Những quần đảo nào trực thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ:

 

          a. Hoàng Sa          b. Trường Sa                  c. Cả Hoàng Sa và  Trường Sa.

 

Câu 10 :Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:

 

          a. Ba dan              b. Mùn núi cao                c. Phù sa               d. Phù sa cổ.

 

B.Phần tự luận : (6 điểm)

 

Câu 1.: Dựa vào bảng số liệu sau: Đơn vị : % (2điểm)

docx 45 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 13/05/2024 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 19 đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 19 đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lí Lớp 9
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

A. Phần Trắc nghiệm(4điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :
a. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
b. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
c. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
d. Tất cả đều đúng
Câu 2: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm các phân ngành chính :
a. Chế biến sản phẩm trồng trọt
b. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp
c. Chế biến thủy sản
d. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
	a. Địa hình	 b. Nguồn nguyên nhiên liệu.
	c. Vị trí địa lý	d. Khí hậu .
 Câu 4: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:
	a. Than	 b. Hoá dầu
	c. Nhiệt điện, 	 d. Thuỷ điện.
 Câu 5: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất?
	a. Đường sắt	b. Đường bộ
	c. Đương sông	d. Đường biển.
Câu 6: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ là:
	a. Khai khoáng, thuỷ điện	 b. Cơ khí, điện tử
	c. Hoá chất, chế biến lâm sản	 d. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.
Câu 7: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có:
	a. Sản lượng lúa lớn nhất	b. Xuất khẩu nhiều nhất
	c. Năng suất cao nhất	d. Bình quân lương thực cao nhất.
Câu 8:Vị trí của vùng Bắc Trung bộ có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là:
	a. Giáp Lào	b. Giáp Đồng bằng Sông Hồng
	c. Cầu nối Bắc – Nam	d..Giáp biển
Câu 9: Những quần đảo nào trực thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
	a. Hoàng Sa	b. Trường Sa	c. Cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 10 :Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:
	a. Ba dan	b. Mùn núi cao	c. Phù sa	d. Phù sa cổ.
B.Phần tự luận : (6 điểm)
Câu 1.: Dựa vào bảng số liệu sau: Đơn vị : % (2điểm)
 Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100
103.5
105.6
108.2
Sản lượng lương thực
100
117.7
128.6
131.1
Bình quân lương thực
100
113.8
121.8
121.2
`	a.Hãy vẽ biểu đồ đường biểu hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH?
b.Qua biểu đồ phân tích ảnh hưởng của việc giảm dân số tới bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH?
Câu 2.(2 điểm) 
Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi của vùng ?
Câu 3(2điểm) 
Dựa vào át lát Việt Nam : hãy kể tên các cảng biển 2 vùng Bắc Trung Bộ và DHNTB cho biết các cảng đó thuộc tỉnh nào của vùng?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÍ 9
Thời gian làm bài: 45 phút
A.Phần trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.3 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
d
D
B
a
b
a
c
d
c
a

B. Phần tự luận: (7đ)
 Câu 1: (2đ)
a.Vẽ biểu đồ đúng, đủ, đẹp (1đ)
Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân
 Lương thực theo đầu ngýời ở Đồng bằng sông Hồng qua các năm 1995 - 2002
1995
1998
2000
2002
Năm
%
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
100
105 
110
115
120
125
130
135
-
117.7
128.6
131.1
113.8
121.8
121.2
103.5
105.6
108.2
-
Bình quân lương 
thực theo đầu ngýời
Sản lương lương thực
Tăng dân số
95
b.Nhận xét (1đ) Ảnh hưởng của việc giảm gia tăng dân số tới BQLT/người ở ĐBSH: 
+ Giảm gia tăng dân số sẽ giảm sức ép đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH góp phần tăng được sản lượng lương thực
+ Giảm gia tăng dân số góp phần nâng cao bình quân lương thục theo đầu người 
Câu 2:Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung bộ có nhũng thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế của vùng: 
-	 a) Thuận lợi:
* Vị trí lãnh thổ cuả vùng Bắc Trung Bộ đưọc coi là cầu nối của các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước
Phía tây và giáp Lào, phía đông là vùng biển giàu tiềm năng, đặc điểm vị trí giúp cho vùng mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Lào, đa dạng các ngành kinh tế biển 
* Tài nguyên thiên nhiên 
- Khoáng sản phong phú: quặng sắt, thiếc, đá vôi...
- Đất đai: dải đất ven biển cho phép sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đồi đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp 
- Rừng khá phong phú, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng cao 
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng, bãi cá tôm, cảng biển, nghề làm muối...
 b) Khó khăn 
- Vùng nằm trong khu vực có nhiều thiên tai thường xảy ra như bão, lũ, hạn hán, cát lấn, gió lào 
- Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp 
Câu 3: ( 2đ) Các cảng biển của vùng BTB và DHNTB:
Cảng biển
Thuộc tỉnh , thành phố
1.Của Lò
Nghệ An
2.Vũng Áng
Hà Tĩnh
3.Nhật Lệ 
Quảng Bình
4.Chân Mây
Thừa Thiên Huế
5.- Đà Nẵng
- Đà Nẵng
-6. Dung Quất
- Quảng Ngãi
-7. Quy Nhơn
- Bình Định
-8. Nha Trang
- Khánh Hoà
-9. Cam Ranh
- Khánh Hoà

ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

I.	TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Đánh dấu X vào chỗ trống ở hai cột bên phải cho thích hợp:
Nội dung
Đúng
Sai
Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ


Tiểu vùng Đông Bắc là vùng núi cao với dân cư thưa thớt hơn Tây Bắc


Kinh tế biển là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc


Tiềm năng thủy điện tập trung trữ lượng lớn tại vùng Đông Bắc


Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thứ (1)  của cả nước. Đây là vùng dân cư (2).., kết cấu hạ tầng nông thôn (3) nhất cả nước. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên thuận lợi với (4)..màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một thế mạnh rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng.
 Câu 3: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
A.	Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh:
a.	Kinh tế biển. 	c. Thủy điện
b.	Chăn nuôi lợn	d. Trồng lương thực
B.	Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông Hồng, vì:
a.	Vụ đông lạnh, thiếu nước c. Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
b.	Cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao d. Cây trồng phù hợp khí hậu nhiệt đới
C. Bắc Trung Bộ chưa phát huy được hết thế mạnh kinh tế, vì:
a. Phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Bắc và Nam của vùng
b. Chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ, gió Lào
c. Nhà nước chưa chú trọng đầu tư
d. Lao động không có kinh nghiệm sản xuất
D. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố:
a. Nha Trang và Khánh Hòa	c. TP Đà Nẵng và Khánh Hòa
b. Nha Trang, TP Đà Nẵng	d. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế
II.	TỰ LUẬN (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
III.	THỰC HÀNH (4 điểm)	Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tỉ đồng)
Tiểu vùng
1995
2000
2002
2010
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
2030,7
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
163950,4
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị công nghiệp của vùng TD&MN Bắc Bộ phân theo vùng.
b. Từ biểu đồ và bảng số liệu, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.	
ĐÁP ÁN
Phần 
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm
1
S – S – Đ - S
1
2
(1)	– hai ; (2) – đông đúc; (3) – hoàn thiện; (4) – đất đai
1
3
A-	c; B – b, C- b, D - c
1
Tư luận 
A - Giống nhau
So sánh thế mạnh kinh tế BTB và DH NTB:
- Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
- Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn...
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang...
1,75
B - Khác nhau:

- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi....
1,25
Thực hành
A, Vẽ biểu đồ

-	Dạng biểu đồ: Đường tốc độ
-	Yêu cầu: 
+ Tính được tốc độ tăng trưởng 
+ Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.
2,5
B, Nhận xét – giải thích
- Giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo vùng
- Trong đó: tăng nhanh: Đông Bắc, tăng chậm: Tây Bắc
- Qua BSL ta thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao gấp 19 lần Đông Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần. 
àĐây là sự chênh lệch rất rõ rệt đã phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này có được.
1,5

ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

I.	TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Nối
Cột B
1.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

a.	kinh tế Tây Bắc.
2. Tây Bắc có địa hình núi cao, hiểm trở.

b. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng và TDMN phía Bắc
3. Thừa thiên Huế thuộc vùng kinh tế trọng điểm

c. miền Trung. 
4. Kinh tế Đông Bắc phát triển hơn

d. Đông Bắc có địa hình núi thấp và trung bình.
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:
A.	Tiểu vùng Tây Bắc không có các thế mạnh kinh tế nào so với tiểu vùng Đông Bắc? 
a.	Thủy điện 	 c. Kinh tế biển
b.	Khai khoáng 	 	d. Trồng rừng
B.	 Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất phụ của vùng Đồng bằng sông Hồng:
a.	Đúng 	b. Sai
C.	 Yến sào là sản phẩm nổi tiếng của tỉnh nào?
a. Nha Trang	b. Đà Nẵng
c. Khánh Hòa	d. Thừa Thiên Huế
D. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều thiên tai hơn vùng Bắc Trung Bộ. 
a. Đúng 	b. Sai
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:
 	Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài, (1).tạo thành nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi cho việc xây dựng (2)và (3)..thủy sản. Đặc biệt, dọc bờ biển có nhiều (4)., thuận lợi cho ngành du lịch biển.
II.	TỰ LUẬN (3 điểm)
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực lớn thứ 2 cả nước. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao.
III.	THỰC HÀNH (4 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo hoạt động kinh tế
(nghìn tấn)
Hoạt động kinh tế
2005
2009
2012
2016
Khai thác
757,2
881,2
1048,8
1263,2
Nuôi trồng
115,0
174,4
192,9
223,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo hoạt động kinh tế.
b. Từ biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.
ĐÁP ÁN
Phần 
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm
1
1-	b, 2- d, 3 – c, 4 - a
1
2
A – c; B – b; C – c, D - b
1
3
(1)	– khúc khuỷu ; (2) – cảng biển; (3) – nuôi trồng; (4) – bãi tắm đẹp
1
Tư luận 

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực lớn thứ 2, vì:
v	ĐKTN: 
+ Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng 
+ Đất phù sa màu mỡ, hàng năm vẫn được mở rộng
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp cây lúa nước
+ Sông ngòi dày đặc (sông Hồng, sông Thái Bình) có nguồn nước tưới dồi dào
v	Dân cư-XH: 
+Dân cư đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào, chịu khó, có kinh nghiệm
+ CSVC hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước 
+ Chính sách, thị trường.
3



Thực hành
A, Vẽ biểu đồ

-	Dạng biểu đồ: Miền
-	Yêu cầu: 
+ Xử lí số liệu (%)
+Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.
2,5
B, Phân tích mối quan hệ
- Hoạt động khai thác chiếm tỉ trọng lớn ()
 - Cả 2 hoạt động đều tăng trưởng, trong đó:
+tăng nhanh: nuôi trồng
+tăng chậm: khai thác
- Giải thích: + cả hai hoạt động được đầu tư, trong đó ngành khai thác dựa vào nguồn tài nguyên rất lớn
+ Tuy nhiên, Nuôi trồng tăng nhanh do những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, mang tính chủ động hơn so với khai thác.

1,5

ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

Câu 1. (3.5 điểm)
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Câu 2. (3.0 điểm)
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?
Câu 3. (2.0 điểm)
Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
Câu 4. (1.5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế.
Bảng: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế (%)
 Năm
Thành
 phần kinh tế

1985

1990

1995

2002
 Khu vực nhà nước
Các khu vực kinh tế khác
15,0
85,0
11,3
88,7
9,0
91,0
9,6
90,4

Hãy nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó?
....................................... Hết ......................................
(Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm

1
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Chuyển dịch cơ cấu theo ngành:
+ Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.
+ Các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. 

0.5
0.5
0.5
0.5
0.75
0.75
2

* Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. 
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.
+ Có một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên).
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn: 
+ Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường).
+ Ít tài nguyên khoáng sản.

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

3
* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. 
* Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
0.5
0.75
0.75
4
* Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta.
+ Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dần.
+ Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.
* Ý nghĩa của sự thay đổi đó.
+ Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.
+ Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.
+ Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

0.25
0.25
0.25
0.25
0.5

ĐỀ 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm: 
Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là:
	A. Dân tộc Kinh (Việt). B. Dân tộc Nùng.
	C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Dao.
Câu 2. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách?
A. Đường biển.
B. Đường sắt.
C. Đường hàng không.
D. Đường bộ.
Câu 3. Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là:
A. Cây công nghiệp. 	 B. Cây hoa màu.
C. Cây lúa. D. Cây ăn quả và rau đậu. 
Câu 4. Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta:
A. Vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
C. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung Du, Miền núi Bắc Bộ
D. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng 
Câu 5: Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta? 	 
A. Khai thác nhiên liệu.
B. Chế biến lương thực thực phẩm.
C. Công nghiệp điện.
D. Dệt may.
Câu 6: Các cánh rừng chắn cát dọc ven biển miền Trung và các cải rừng ngập mặn ven biển nước ta là loại rừng nào trong những loại rừng sau?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng phòng hộ.
C. Rừng đặc dụng.
D. Cả A, B, C.
II. Phần tự luận: 
Câu 7: Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ?
Câu 8: Cho bảng số liệu sau: 
Cho bảng số liệu dưới đây:
 Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 2001 – 2017 (%).
 Năm
Ngành kinh tế
2001
2003
2005
2007
2010
2015
2017
Tổng số
Nông-lâm-ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
100,0
40,5
23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0
27,2
28,8
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0
25,4
32,1
42,1
100,0
23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
a. Hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 2001 – 2017.
b. Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
Câu
Hướng dẫn chấm
điểm
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu 1- A; Câu 2 - D; Câu 3 - C; 
Câu 4 – D Câu 5 – B; Câu 6 – B;
3,0đ
II/ Phần tự luận:
7
* Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện:	
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ.	
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

1,0đ
1,0đ
1,0đ

8
a) Vẽ đúng biếu đồ miền thể hiện cơ câu GDP các ngành kinh tế nước ta, thời kì 2001 - 2017
b) Nhận xét:
- Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:
 + Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 2001) xuống còn 23% (năm 2017).
 + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 2001) tăng lên 38,5 % (năm 2017).
+ Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2017 chiếm 38,5%).
⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 2001, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2,0đ
2,0đ
ĐỀ 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm):
Câu 1 (1,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
	1. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là:
	A. Dân tộc Kinh (Việt). B. Dân tộc Nùng.
	C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Dao.
2. Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là:
A. Cây công nghiệp. 	 B. Cây hoa màu.
C. Cây lúa. D. Cây ăn quả và rau đậu. 
Câu 2 (1,0 điểm): Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (...) trong câu sau:
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư (1)................ nhất nước ta, nguồn lao động (2).........Kết cấu hạ tầng (3).........tương đối hoàn thiện. Một số (4) ............ được hình thành từ lâu đời. 
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 2 (4,0 điểm): Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ?
Câu 3 (2,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau hãy vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước giai đoạn 2005 - 2015 (nghìn tỉ đồng).
Năm
Công nghiệp
2005
2010
2015
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,6
10,8
14,7
Cả nước
103,4
198,3
261,1

ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm):
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
1. A
2. C
Câu 2: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
(1)	 đông đúc 	(2) dồi dào (3) nông thôn 	(4) đô thị
II. TỰ LUẬN(8,0 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
* Những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Khai thác khoáng sản.
- Thuỷ điện.
- Nghề rừng.
- chăn nuôi gia súc.
- Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
Câu 2
(4,0 đ)
* Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 	
* Thể hiện:	
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ.	
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3
(2,0 đ)
-	Vẽ đúng biểu đồ đẹp và chính xác.
-	Có chú thích.
-	Có tên biểu đồ.
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước giai đoạn 2005 - 2015.

 1,0
0,5
0,5

ĐỀ 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm
Câu 1 : Hãy nối các ý sau sao cho đúng :
Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc :
Tiểu vùng
Đáp án
Các dấu hiệu
1. Đông Bắc

a. Núi cao, địa hình chia cắt sâu, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn

b. Núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung.Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh nhất nước ta.
2.Tây Bắc

c. Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

d. Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện...
Câu 2 : Hãy đánh dấu X vào những thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên trong phát triển kinh tế 
- xã hội :
 Vùng Tây Nguyên
Thuận lợi
Khó khăn
1. Đất bazan chiếm 66% diện tích cả nước


2. Khí hậu cận xích đạo, mát mẻ thích hợp cây công nghiệp lâu năm.


3. Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn


4. Mùa khô thiếu nước.Nạn chặt phá rừng bừa bãi.


5. Là vùng thưa dân nhất nước ta, dân cư phân bố không đều


6. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú


7. Có sự chênh lệch giàu nghèo lớn


8. Tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng thấp


II. TỰ LUẬN : 7 điểm
Câu 1 : Dựa vào át lát Việt Nam trang 15:
a.Nhận xét mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng so với cả nước? Giải thích tại sao vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số như vậy? 
b. Đặc điểm dân cư của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau : Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 ( nghìn tấn)
Ngành
Bắc Trung Bộ
DH Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
38.8
27.6
Khai thác
153.7
493.5
a.	Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
b.	Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng?
ĐÁP ÁN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I.	Trắc nghiệm
1.	Câu 1
Mỗi ý đúng 0,5 điểm:
1- d,b
2-c,a

1
2.	Câu 2
mỗi ý đúng 0,25 điểm
ý thuận lợi: 1,2,3,6
ý khó khăn: 4,5,7,8
2
II.	Tự luận
1.	Câu 1: 
·	Nhận xét mật độ dân số và giải thích:
-	Mật độ dân số rất cao. (dẫn chứng theo Atlat).
-	Vì: có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Điều kiện tự nhiên: là vùng đồng bằng với điều kiện về khí hậu, đất trồng, địa hình, nguồn nước thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: là vùng có nhiều trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng tạo nên 1 mạng lưới đô thị tập trung đông dân.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
b. Thuận lợi và khó khăn:
·	Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào, cho phép vùng phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.
- Thị trường tiêu thụ lớn, thu hút đầu tư nước ngoài.
·	Khó khăn: Gây sức ép lên:
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
- Kinh tế gây sức ép lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.
- Các vấn đề về xã hội: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.Thiếu nhà ở, giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội ...
1,5
0,5
0,5
0,25
0,25
1,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2.	Câu 2
a. Vẽ biểu đồ cột: đẹp, đúng tỉ lệ, có tên biểu đồ và chú thích.
b. Giải thích:
- Sản lượng nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn Nam Trung Bộ gấp 1.5 lần, chiếm 58.4 % sản lượng toàn vùng.
Vùng Bắc Trung Bộ: từ Quảng Bình đến Huế có phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, dãy cồn cát thuận lợi cho nuôi tôm trên cát, thủy sản nước lợ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ: Sản lượng khai thác ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, gấp 3.2 lần chiếm 76.3 sản lượng toàn vùng.
+ Có nguồn hải sản phong phú hơn, có 2 trong 4 ngư trường của cả nước.
+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật trang bị hiện đại, công nghiệ chế biển phat triển mạnh.

2
2
0,5
0,5
0,25
 0,25
0,25
0,25
ĐỀ 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

Câu 1: Sắp xếp các ý cột A và B sao cho đúng.
A Vùng
Đáp án
 B Thế mạnh kinh tế
1 Trung du miền núi Bắc Bộ

a. Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu. Phát triển thủy điện, lâm nghiệp.
2 Đồng bằng sông Hồng

b. Chăn nuôi bò và ngư nghiệp là thế mạnh của vùng.
3. Duyên hải Nam Trung Bộ

c. Trồng nhiều lạc, chăn nuôi trâu bò, phát triển lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng.
4. Bắc Trung Bộ	

d. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển, năng suất lúa cao nhất cả nước.

e. Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.

 Câu 2: Điền các từ còn thiếu vào đoạn dưới đây;
a.	Lợi thế của Tây Nguyên là: địa hình xếp tầng. Khí hậu .mát mẻ.
b.	Đây là vùng duy nhất không  Về dân số, cũng là vùng  nhất nước ta.
Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy sắp xếp các tỉnh, thành phố thuộc tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:
a.	Đông Bắc gồm: ..
b.	Tây Bắc gồm: .
II.Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Trong xây dựng kinh tế - xã hội: đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 2: Tại sao nói: Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 3: Cho bảng số liệu: diện tích nuôi trồng thủy sản các tỉnh, năm 2002: 
Các tỉnh, thành phố
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận
Diện tích (nghìn ha)
0,8
5,6
1,3
4,1
2,7
6,0
1,5
1,9
a. Hãy vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002?
b. Giải thích tại sao vùng duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Câu
Nội dung chính
Điểm
I. Trắc nghiệm
Câu 1

1 – e , 2 – d , 3 – b, 4 – c.
3
1
Câu 2
Điền từ còn thiếu: Mỗi từ đúng: 0,25 điểm:
a. cao nguyên - cận xích đạo.
b. Giáp biển - thưa dân
1
Câu 3: 
a. Đông Bắc gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
b. Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu
0,5
0,5
II, TỰ LUẬN
Câu 1
 Thuận lợi: Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú: 
- Đất phù sa màu mỡ thích hợp thâm canh lúa nước.
- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh là điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển vụ đông thành vụ chính.
- Tài nguyên khoáng sản: than nâu, khí tự nhiên, đá vôi, sét ... phát triển các ngành công nghiệp.
- Du lịch : có nhiều tiềm năng (dẫn chứng) phát triển
- Rừng : có 1 số vườn quốc gia (dẫn chứng): 
- Tài nguyên biển: thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.
- Vùng dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn khá hoàn thiện.
b. Khó khăn:
- Đất bị bạc màu, thời tiết thất thường.
- Sức ép dân số đông.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
2
0,25
02,5
0,25
02,5
0,25
0,25
0,25
0.25
0,25
1
0,5
0,25
0,25
Câu 2
Du lịch là thế mạnh của vùng vì: Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch:
- Du lịch nhân văn: điểm du lịch lịch sử: Làng Kim Liên, Ngã ba Đồng Lộc, cố đô Huế
- Du lịch tự nhiên: Vườn quốc gia Bạch Mã, bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô 

1
0,5
0,5
Câu 3
a. Vẽ biểu đồ thanh ngang:
Đúng tỉ lệ, đẹp, có tên biểu đồ.
b. Giải thích:
- Vùng giàu tiềm năng: 
+ Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, tất cả các tỉnh đều giáp biển.
+ Khí hậu ấm áp cho phép hoạt động khai thác, nuôi trồng diễn ra quanh năm.
+ Có 2 trong 4 ngư trường lớn, gần bờ và xa bờ.
+ Nhân dân giàu kinh nghiệm. Cơ sở vật chất được đầu tư nhiều trong thời gian gần đây.

3
2
1

ĐỀ 9
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.
Câu 1. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta được triển khai từ năm nào?
A. 1983.
B. 1984.
C. 1985.
D. 1986.
Câu 2. Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta? 	 
A. Khai thác nhiên liệu.
B. Chế biến lương thực thực phẩm.
C. Công nghiệp điện.
D. Dệt may.
Câu 3. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách?
A. Đường bộ.
B. Đường sắt.
C. Đường hàng không.
D. Đường biển.
Câu 4. Các cánh rừng chắn cát dọc ven biển miền Trung và các cải rừng ngập mặn ven biển nước ta là loại rừng nào trong những loại rừng sau?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng phòng hộ.
C. Rừng đặc dụng.
D. Cả A, B, C.
 
II. Tự luận (8,0 đ).
Câu 5. 
 Dân số nước ta đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
Câu 6.	
 Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta trong thời kì đổi mới.
Câu 7. Cho bảng số liệu sau: 
CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA NƯỚC TA (đv: %)
Năm
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
1990
100,0
100,0
100,0
100,0
1995
103,8
116,7
133,0
132,3
2000
101,5
132,4
164,7
182,6
2002
98,6
130,4
189,0
217,2

a) Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm 1990, 1995, 2000, 2002.
b) Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng các đàn gia súc, gia cầm qua các năm trên.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm).
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
B
A
B

II. Tự luận (8,0 điểm).	
Câu 
Nội dung
Điểm

Câu 5
(2,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_19_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_li_lop_9_canh_dieu.docx