Đề thi học sinh giỏi cấp trường lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn thi : Địa lí thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 577Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn thi : Địa lí thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp trường lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn thi : Địa lí thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
 Phòng GD & ĐT TX Buôn Hồ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam
 Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 9
 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI : ĐỊA LÍ
THỜI GIAN LÀM BÀI : 150 PHÚT
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
 Hãy cho biết hai câu thơ sau nói đến miền khí hậu nào của nước ta? Nêu vị trí và đặc điểm của miền khí hậu đó.
“ Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
Địa phương em đang sống có thuộc miền khí hậu đó không ? 
Câu 2: (3 điểm)
Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào khi đi từ thấp lên cao? Giải thích nguyên nhân.
Hãy tính nhiệt độ của các điểm A,B,C,D trên hình vẽ dưới đây, khi biết ở chân núi có độ cao là 500m nhiệt độ là 25 0 C 
Câu 3 (3.0 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Vị trí địa lí hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
b. Vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng ở nước ta?
Câu 4 (3 điểm). Chứng minh trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Câu 5: ( 4 điểm): Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy kể tên một số dự án Đầu tư vào Tây Nguyên gần đây nhằm phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 6(5 điểm). Cho bảng số liệu sau:
	 Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Đơn vị: kg/ người)
Năm
1995
1997
2000
2005
Cả nước
363,1
392,6
444,9
475,8
Đồng bằng sông Hồng
330,9
362,4
403,1
362,2
Đồng bằng sông Cửu Long
831,6
876,8
1025,1
1124,9
 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
 b. Nêu nhận xét và giải thích sự khác nhau về bình quân lương thực theo đầu người.
 --------- Hết 
HS được sử dụng Atlat trong khi làm bài
Hướng dẫn chấm ( ĐỊA LÍ 9)
Câu 1
a) Hai câu thơ:
“ Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
- Hai câu thơ trên nói đến miền khí hậu phía Nam của nước ta.0,5đ
- Vị trí của miền khí hậu phía Nam: từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở vào.0,5
- Đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.0,5
b. Địa phương em sinh sống là tỉnh Đắl Lắk thuộc khu vực Tây Nguyên nên thuộc kiểu khí hậu này( 0,5 đ)
Câu 2:
Nhiệt độ không khí thay đổi từ thấp lên cao:
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí giảm đi 0,6 0C (1đ)
Giải thích nguyên nhân: 
+ Dưới thấp không khí chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhịt từ ánh sáng mặt trời tốt.0.5 đ
+ Càng lên cao không khí càng loãng, khả ngăng hấp thụ nhiệt Mặt trời của không khí càng kém hơn.0,5đ.
A = 21,40C (0,25đ) ; B = 20,20C (0.25đ) ; C = 160C (0.25đ) ; D = 130C ( 0,25đ)
Câu 3:
* Vị trí địa lí hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:
Thuận lợi
- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện 0,5đ
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới. 0.5đ
Khó khăn
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai như bão lũ, hạn hán, cháy rừng... và chống giặc ngoại xâm như xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời tổ quốc... 0,5đ
* Vai trò của các đảo và quần đảo đổi với quá trình phát triển kinh tế nước ta:
- Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. 0.5đ
- Các đảo và quần đảo là kho tàng tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển và đồng thời còn là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai. 0,5đ
- Có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển. 0,5đ
Câu 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa:
* Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Tăng tỉ trọng khu công nghiệp – xây dựng. Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định 0,5đ
 Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.0,25
- Trong từng ngành có sự chuyển dịch riêng:0,25
 + Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.0,25đ
 + Khu công nghiệp – xây dựng: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.0,25đ
 + Khu vực dịch vụ: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đế kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị.0,25đ
* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
- Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.0,25
- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.0.5đ
* Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
- Trong nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả.0,25
- Công nghiệp hình thành các khu công nghiệp tập trung , khu chế xuất có quy mô lớn. 0,25đ
- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 vùng Bắc - Trung - Nam. Đây là những vùng kinh tế trọng điểm đầu tư, ưu tiên phát triển, có tác dụng quan trọng chiến lược, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. 0,5đ
Câu 4:
Thuận lợi:
Đất badan chiếm 66% diện tích đất badan cả nước thích hợp trồng các loại cây CN lâu năm (cà phê,cao su,hồ tiêu) 0,25đ
Diện tích rừng gần 3 triệu ha chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước,có nhiều loài sinh vật quý hiếm. 0,25đ
Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo,trên cao nhuyên khí hậu thích hợp trồng nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây CN. 0,25đ
Nước :Nguồn nước có tiềm năng thủy điện lớn chiếm 21% trữ lượng thủy điện cả nước. 0,25đ
Khoáng sản:Bô xit có trữ lượng lớn hơn 3 tỉ tấn thuận lợi cho việc phát triển ngành CN luyện kim. 0,25đ
Du lịch: khí hậu mát mẻ,nhiều phong cảnh đẹp(Đà Lạt,Hồ Xuân Hương,thác Cam ly) có thế mạnh về du lịch sinh thái. 0,25đ
Vị trí: Giáp với Lào, CPC,DHNTB,ĐNB vùng có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi buôn bán vói các vùng trong nước và nước bạn để phát triển kinh tế của vùng. 0,5đ
Khó khăn:
Mùa khô kéo dài dẫn đến nguy cơ thiếu nước trầm trọng cho cây trồng, gia súc và sinh ra nạn cháy rừng. 0,25đ
Việc chặt phá rừng quá mức để làm rẩy và trồng trọt làm suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sinh ra lũ quét. 0,25đ
Nạn săn bắn bừa bãi động vật hoang dã làm mất các nguồn gien quý. 0,25đ
Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn,trình độ lao động thấp,thiếu lao động có tay nghề trong các ngành sản xuất. 0,25đ
Các dự án đầu tư vào Tây Nguyên: xây dựng đường mòn HCM đọan qua Tây Nguyên, kéo và hòa mạng lưới điện quốc gia vào tận các buôn làng vùng sâu, vùng xa, dự án xóa đói giảm nghèo1 đ
Câu 6
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ cột gộp nhóm. Nếu vẽ dạng khác không chấm điểm.
- Đảm bảo vẽ đúng, đủ, chính xác, sạch sẽ, có ký hiệu, chú thích, chú giải. Có đầy đủ tên biểu đồ, năm, đơn vị tính, số liệu ghi trên biểu đồ. 
- Thiếu hoặc sai mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm. 
b. Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:
- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: 
+ Lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần đồng bằng Sông Hồng năm 2005), đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long tăng, đồng bằng Sông Hồng có sự biến động (nêu dẫn chứng).
- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ 1995 – 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,35 lần, cả nước tăng 1,31 lần, đồng bằng sông Hồng tăng 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).
* Giải thích:
- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sản lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.
- Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số còn thấp.
- Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất; do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân số quá đông.
2. đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HSG_CO_TICH_HOP_LIEN_MON.docx