Đề cương ôn tập Sinh học 7 – Kỳ II

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2109Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh học 7 – Kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Sinh học 7 – Kỳ II
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 7 – KỲ II
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn?
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.
Câu 3: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
Câu 5: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch.
Giống: đều có xg đầu, cột sống, chi
Bộ xương thằn lằn khác với bộ xương ếch ở những điểm sau:
- Đốt sống cổ thằn lằn nhiều nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
- Đốt sống thân mang xương sườn, 1 số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp.
- Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.
Câu 6: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Câu 7: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết của thằn lằn và ếch.
Các nội quan
Thằn lằn
Ếch
Hô hấp 
Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp
Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.
Tuần hoàn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt(máu ít pha trộn hơn)
Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn)
Bài tiết
- Thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước(nước tiểu đặc)
- Thận giữa.
- bóng đái lớn.
Câu 8: Nêu đặc điểm chung của Bò sát.
Câu 9: Nêu vai trò của Bò sát.
Câu 10: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Câu 11: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đs bay.
Câu 12: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.
Câu 13: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.
Câu 14: Lập bảng phân biệt cấu tạo trong của chim bồ câu và thằn lằn.
Các cơ quan
Thằn lằn
Chim bồ câu
Tuần hoàn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn.
Tim 4 ngăn, máu không pha trộn.
Tiêu hóa
Hệ tiêu hóa đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa thấp.
Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ). Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay.
Hô hấp
Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí. Sự thông khí phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí(thông khí phổi)
Bài tiết
Thận sau(số lượng cầu thận khá lớn)
Thận sau(số lượng cầu thận rất lớn)
sinh sản
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- Thụ tinh trong.
- Đẻ và ấp trứng.
Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của lớp Chim.
Câu 16: Nêu vai trò của chim.
Câu 17: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống.
Câu 18: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.
* Ưu điểm: 
 - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
 - Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
 - Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 19: Nêu cấu tạo trong của thỏ chứng tỏ sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.
+ Hệ hô hấp: - Gồm khí quản, phế quản và phổi.
- Phổi có nhiều túi phổi nhỏ(phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co giãn của cơ liên sườn và cơ hoành.
* Hệ tuần hoàn: - Tim 4 ngăn cộng hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh.
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
* Hệ thần kinh: - Ở thỏ các phần của não, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển.
- Bán cầu não là trung ương của các phản xạ phức tạp
- Tiểu não phát triển liên quan đến các cử động phức tạp ở thỏ.
* Hệ bài tiết: Thận sau cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.
Câu 20: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
Câu 21: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.
Câu 22: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
Câu 23: Nêu đặc điểm chung của Thú.
Câu 24: Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?
Vì: - Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.
 - Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.
- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.
- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh.
- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi trường sống.
Câu 25: Nêu vai trò của Thú.
Câu 26: Nêu sự phân hóa và chuyên hóa 1 số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành Động vật.
- Hô hấp: Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi khí qua toàn bộ da → mang đơn giản → mang → da và phổi → phổi
- Tuần hoàn: Chưa có tim → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim 3 ngăn → tim 4 ngăn
- Hệ thần kinh: Từ chưa phân hóa → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hóa(não, hầu, bụng,...) → hình ống phân hóa: bộ não, tủy sống
- Hệ sinh dục: Chưa phân hóa → tuyến sinh dục không có ống đẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn.
Câu 27: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó.
Câu 28: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.
- Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
- Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con
- Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai
- Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → có học tập thích nghi với cuộc sống
Câu 29: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?
Câu 30: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.
Câu 31: Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào?
Câu 32: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 33: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay là với cá chép hơn?
Câu 34: Tác dụng của cơ hoành trong sự thông khí ở phổi của Thỏ?
Câu 35: Manh tràng (ruột tịt) của Thỏ có đặc điểm và tác dụng gì?
Câu 36: Lập bảng so sánh hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát và chim? Sự tiến hoá hệ tuần hoàn từ cá đến chim thể hiện như thế nào?
Nội dung
Cá
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Tim
2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất
3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất
3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Tâm thất có vách hụt
4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất
Vòng tuần hoàn
1 vòng tuần hoàn
2 vòng tuần hoàn
2 vòng tuần hoàn
2 vòng tuần hoàn
Máu đi nuôi cơ thể
Máu đỏ thẫm
Máu pha
Máu pha ít
Máu đỏ tươi
Câu 37: Nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc? Phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ?
Câu 38: Giải thích tại sao dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh, nhưng vẫn tránh được các chướng ngại vật?
Dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh nhưng vẫn tránh được những chướng ngại vật vì: dơi ăn sâu bọ có bộ phận đặc biệt phát ra sóng siêu âm từ mũi và miệng. Khi bay, sóng siêu âm này được phát ra liên tục theo hướng bay, nếu gặp phải chướng ngại vật, tín hiệu này sẽ được dội lại phản hồi đến dơi và lúc đó dơi sẽ cảm nhận được để né tránh trước khi gặp chướng ngại vật. Vì vậy, tuy bay nhanh dơi vẫn không bị đụng phải vật trên đường bay.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cwowng_on_tap_sinh_hk2.doc