Đề thi thử học sinh giỏi cấp trường môn Khoa học tự nhiên Khối 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 10 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi cấp trường môn Khoa học tự nhiên Khối 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học sinh giỏi cấp trường môn Khoa học tự nhiên Khối 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
Năm học: 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
----------------------------------------------------------------------
Họ và tên thí sinh: .. Số báo danh: ..
Câu 1. (1,5 điểm)
a) Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cũng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích vì sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.
▲ Hình. Nguyên tố hydrogen
b) Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tố oxygen là bao nhiêu?
▲ Hình. Nguyên tử oxygen
Câu 2. (2,0 điểm)
Số proton và số neutron của ba nguyên tử X, Y, Z được cho trong bảng sau:
Nguyên tử
X
Y
Z
Số proton
6
6
6
Số neutron
6
7
8
a) Tính khối lượng của nguyên tử X, Y và Z theo đơn vị amu.
b) Những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học? Vì sao? Cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?
Câu 3. (1,5 điểm)
Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng như: Tạo hình trong những công trình kiến trúc, làm vật liệu xây dựng, vữa trát tường, đúc tượng, làm khuôn đúc chịu nhiệt,  Trong y tế, nó còn dùng làm khung xương, bó bột, khuôn mẫu trong nha khoa,...
▲ Hình. Thạch cao
Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (G) gồm calcium và gốc sulfate. 
a) Xác định công thức hoá học của hợp chất (G). 
b) Hãy cho biết trong phân tử hợp chất (G), nguyên tố nào có phần trăm (%) lớn nhất?
Câu 4. (1,0 điểm)
Từ đồ thị ở hình:
▲ Hình. Đồ thị quãng đường – thời gian của
a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu.
b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu.
c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30 min từ khi khởi hành.
Câu 5. (1,5 điểm)
a) Có hai chiếc micro được kết nối với máy hiện sóng, dao động kí do âm thanh phát ra từ loa thứ nhất và loa thứ hai lần lượt được ghi trong Hình a và b. Hãy so sánh biên độ và tần số dao động của hai âm thanh này.
Hình a Hình b
b) Tại sao vào những hôm trời ẩm tiếng trống thường trầm hơn bình thường? 
c) Khi ta nói chuyện ở trong các căn nhà mới xây chưa có đồ đạc thường nghe tiếng vọng lại nhưng cũng căn nhà đó khi đã được sống đầy đủ đồ đạc lại không xảy ra hiện tượng đó nữa. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 6. (1,5 điểm)
a) Nhận xét về hình dạng đường sức từ hình a và sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ hình b.
Hình a
Hình b
b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không?
Câu 7. (1,5 điểm)
Thế nào là một nam châm điện? Từ trường của nam châm điện có đặc điểm gì?
Câu 8. (2,0 điểm)
Giải thích các tình huống sau: 
a) Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định? 
b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn nào? 
c) Ở một số loại cây như cây lẻ bạn, cây tía tô, cây huyết dụ, lá cây không có màu xanh lục. Ở những loại cây này, lá cây có thực hiện chức năng quang hợp không? Vì sao?
Câu 9. (3,0 điểm)
Quan sát hình, em hãy cho biết:
▲ Hình. Hô hấp tế bào
a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào. Từ đó, hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ.
b) Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
c) Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?
d) So sánh tốc độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó.
Câu 10. (1,5 điểm)
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
▲ Hình. Con đường trao đổi nước ở người
a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?
b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào?
c) Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.
Câu 11. (1,5 điểm)
a) Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người.
▲ Hình. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở người
b) Em hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn.
Câu 12. (1,5 điểm)
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì thường liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Một số loại hormone (ví dụ testosterone) làm da tiết bã nhờn nhiều hơn so với bình thường, làm dày lớp lót ở các nang lông gây tắc lỗ chân lông. Lượng bã nhờn cao làm thay đổi mức hoạt động của một số loại vi khuẩn thường có sẵn trên da là P. acnes gây ra tình trạng viêm và mủ.
▲ Hình. Mụn ở nam giới
a) Chỉ có nam thiếu niên bị mụn trứng cá vì testosterone là hoocmon sinh dục nam. Nhận định này đúng hay sai? Giải thích. 
b) Các tuyến bã nhờn nhạy cảm với testoteron? Đúng hay sai?
	¤ Đúng ¤ Sai
c) Sự gia tăng hàm lượng hormone thúc đẩy hoạt động mạnh mẽ của tuyến tiết chất nhờn. Bã nhờn trên da được tạo ra nhiều hơn. Đúng hay sai? 
	¤ Đúng ¤ Sai
d) Hãy phân tích mối quan hệ giữa lượng chất nhờn và nguy cơ hình thành mụn trên da. 
e) Mỗi người cần làm gì để hạn chế sự phát triển mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Hãy chọn các ý đúng. 
1- Ăn đầy đủ cân đối các nhóm chất dinh dữơng.
2- Hàng ngày vệ sinh da sạch sẽ với loại xà phòng phù hợp. 
3- Sử dụng xà phòng làm sạch hoàn toàn chất nhờn trên da. 
4- Nặn mụn ngay sau khi xuất hiện để loại bỏ các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.
---HẾT---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
LỜI GIẢI THAM KHẢO
Câu 1. (1,5 điểm)
a) 
– Nguyên tố Hydrogen có 1 proton trong hạt nhân.
– Các nguyên tử có số neutron khác nhau: 0 neutron, 1 hoặc 2 neutron nhưng trong hạt nhân đều cùng có 1 proton Þ Đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học.
Þ Các nguyên tử này đều thuộc về 1 nguyên tố hóa học là Hydrogen.
b)
– Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử.
– Số hiệu nguyên tử oxygen là 8.
Þ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8.
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Khối lượng = khối lượng hạt proton + khối lượng hạt neutron (≈ 1amu).
Xét nguyên tử X có 6 proton và 6 neutron Þ Khối lượng nguyên tử X = 6.1 + 6.1 = 12 amu.
Xét nguyên tử Y có 6 proton và 7 neutron Þ Khối lượng nguyên tử Y = 6.1 + 7.1 = 13 amu.
Xét nguyên tử Z có 6 proton và 8 neutron Þ Khối lượng nguyên tử Z = 6.1 + 8.1 = 14 amu.
b) Nguyên tử X, nguyên tử Y và nguyên tử Z đều có 6 proton trong hạt.
Þ Nguyên tử X, nguyên tử Y và nguyên tử Z đều thuộc một nguyên tố hóa học.
Các nguyên tử đều có 6 proton, nên:
Þ số electron là 6 Þ có 2 lớp electron (lớp trong cùng có 2 e, lớp ngoài có 4 e) Þ Các nguyên tố này nằm ở ô thứ 6, chu kì 2, nhóm IVA.
Câu 3. (1,5 điểm)
(a) Công thức hoá học chung của (G) là .
Theo quy tắc hoá trị, ta có: x × II= y × II Þ .
Chọn x = 1, y = 1. Vậy công thức hoá học của hợp chất (G) là CaSO4. 
b) Trong CaSO4 có:
Vậy trong CaSO4, nguyên tố O có phần trăm lớn nhất.
Câu 4. (1,0 điểm)
a) Trong 3 h đầu tiên, ô tô đi được quãng đường 180 km. Sau đó, 1 h tiếp theo ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi.
b) Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là: 180 : 3 = 60 (km/h)
c) Quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành là 90 km.
Câu 5. (1,5 điểm)
a) Âm ở Hình a có biên độ nhỏ hơn âm ở Hình b; tần số bằng nhau.
b) Khi trời ẩm mặt trống hấp thụ hơi nước trong không khí, dãn ra làm âm thanh phát ra trầm hơn.
c) Khi nhà chưa có đồ đạc thì âm đập vào tường phản xạ lại và tạo ra tiếng vang. Tuy nhiên khi nhà có đồ đạc thì đồ đạc sẽ hấp thụ âm tới nên không xảy ra hiện tượng phản xạ lại âm gây ra tiếng vang nữa.
Câu 6. (1,5 điểm)
a) Hình dạng đường sức từ hình a giống với sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ hình b.
- Chúng đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
- Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra.
b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu dựa vào độ mau, thưa của các đường sức từ: chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu. 
Câu 7. (1,5 điểm)
Nam châm điện gồm một ống dây dẫn, phía trong lòng có lõi sắt non. Khi nối nam châm điện với một nguồn điện thì nam châm có từ trường và có thể hút các vật liệu bằng sắt thép.
Đặc điểm:
– Nam châm điện có từ trường khi có dòng điện chạy qua ống dây.
– Từ trường của nam châm điện càng mạnh khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây càng mạnh.
– Từ trường của nam châm điện đổi chiều (đổi cực) khi dòng điện đổi chiều.
Câu 8. (2,0 điểm)
a) Do cây xanh khi quang hợp sẽ hấp thụ khí carbon dioxide nên hàm lượng khí này trong không khí được điều hoà và giữ ở mức ổn định. 
b) Năng lượng từ ánh sáng mặt trời, năng lượng từ ánh sáng đèn điện.
c)
– Lá của các cây như cây lẻ bạn, cây tía tô, cây huyết dụ vẫn thực hiện chức năng quang hợp. – Vì ngoài sắc tố màu xanh lục (chlorophyll) chứa trong lục lạp, lá còn có sắc tố cam, đỏ, tím,  (carotenoid, anthocyanin, ). Tuỳ vào tỉ lệ sắc tố chứa trong lá cây mà chúng sẽ có màu sắc khác nhau. Do đó, các loại lá dù không có màu xanh lục nhưng chúng vẫn chứa chất diệp lục và có khả năng quang hợp bình thường.
Câu 9. (3,0 điểm)
a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào:
– Nguyên liệu tham gia quá trình hô hấp tế bào: Oxygen và glucose.
– Sản phẩm của hô hấp tế bào: Carbon dioxide, nước và năng lượng (ATP).
Phương trình hô hấp tế bào:
Glucose + Oxygen  → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP).
b) Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể, ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực.
c) Vai trò của hô hấp tế bào với cơ thể sinh vật:
– Phần lớn năng lượng trong tế bào ở dạng khó sử dụng.
– Quá trình hô hấp tế bào giúp phân giải các phân tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của tế bào.
d) Tốc độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu nhanh hơn nhiều so với một nhân viên văn phòng vì khi đang thi đấu, các tế bào cơ bắp của vận động viên cần rất nhiều năng lượng.
→ Quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường, diễn ra mạnh mẽ hơn để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Câu 10. (1,5 điểm)
a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ thức ăn và nước uống.
b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những hoạt động như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
c) Con đường trao đổi nước ở động vật và người:
Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
Câu 11. (1,5 điểm)
a) Dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời ở người:
– Lớn và cao lên qua từng giai đoạn trong vòng đời.
– Sự thay đổi về hình thái rõ rệt và khác biệt giữa mỗi người: trẻ sơ sinh tóc thưa, ít, ở giai đoạn thiếu nhi tóc bắt đầu dày, dài và đen hơn.
b) Sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn:
Bào thai → Sơ sinh → Thiếu nhi → Dậy thì → Thanh niên → Trưởng thành → Già.
Câu 12. (1,5 điểm)
a) Sai. Vì nữ thiếu niên vẫn có một lượng nhất định hormone testosterone được tổng hợp và nữ thiếu niên cũng bị mụn trứng cá.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_khoa_hoc_tu_nhien_kh.docx