Trường THCS Lĩnh Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 I. Văn học: 1. Học thuộc lòng các văn bản thơ: a. Phần văn học trung đại: Các đoạn trích Truyện Kiều (Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích). b. Phần văn học hiện đại: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, Ánh trăng. 2. Tóm tắt nội dung các văn bản văn xuôi: a. Phần văn học trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ mười bốn). b. Phần văn học hiện đại: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà. 3. Lập bảng tổng kết về các văn bản đã học theo mẫu sau: TT Văn bản Tác giả Thể loại Hoàn cảnh sáng tác Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật 4. Trình bày ngắn gọn các vấn đề đặt ra trong các văn bản Nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 5. Phân tích đặc điểm của một số nhân vật trung tâm trong các văn bản tự sự: Vũ Nương, Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, ông Hai, anh thanh niên, ông Sáu, bé Thu... 6. Phân tích những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc trong các văn bản thơ đã học. II. Tiếng Việt 1. Nắm chắc kiến thức về: Các phương châm hội thoại; cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp; sự phát triển của từ vựng; trau dồi vốn từ. 2. Lập bảng tổng kết về từ vựng: Từ, cụm từ, các phép tu từ... 3. Viết đoạn văn: Có vận dụng các kiến thức tiếng Việt trên. III. Tập làm văn: 1. Nắm chắc kiến thức lí thuyết về hai kiểu văn bản: Thuyết minh và tự sự. 2. Vận dụng lập dàn ý cho các đề văn tham khảo sau: a. Giới thiệu về một tác giả, tác phẩm văn học mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 9 - Tập I (Nguyễn Du và Truyện Kiều, Kim Lân và truyện ngắn Làng, Nguyễn Duy và Ánh trăng...) b. Kể lại nội dung một văn bản tự sự hoặc văn bản thơ có yếu tố tự sự( có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận): Chuyện người con gái Nam Xương, Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Tài liệu đính kèm: