ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN ĐỊA LÍ 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN KIẾN THỨC CƠ BẢN Vấn đề 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước - Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển và được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. + Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp. + Các nước phát triển thì ngược lại. - Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. - GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. - Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế : + Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất là nông nghiệp. + Các nước đang phát triển thì tỉ trọng của nông nghiệp cao nhất, thấp nhất là khu vực dịch vụ. - Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển (TB:76) cao hơn các nước đang phát triển (TB: 65). - Chỉ số HDI các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện. - Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao. + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao + Bốn công nghệ trụ cột:Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. → Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao Vấn đề 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. - Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học, Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế a. Thương mại phát triển: - Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao. - Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên(2016). b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: - Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính. - Các tổ chức tài chính toàn cầu : quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn - Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn. - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa - Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. - Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế. 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích. - Các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế - Thời cơ: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế. - Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia. Vấn đề 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHẤT TOÀN CẦU I. Dân số. 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2018 là 7,7 tỉ người. - Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới). - Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi: + Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm. + Tỉ lệ > 65 tuổi tăng. + Tuổi thọ TB TG ngày càng tăng - Hậu quả của cơ cấu dân số già: + Thiếu nguồn lao động trong tương lai. + Chi phí phúc lợi cho người già tăng. + Thiếu diện tích đất ở. + Tỉ suất sinh giảm. II. Môi trường. 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn - Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái Đất tăng. - Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôdôn mỏng và thủng. 2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương - Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch. - Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu 3. Suy giảm đa dạng sinh học - Khai thác thiên nhiên quá mức làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng . Hậu quả là làm đi mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất III. Một số vấn đề khác. - Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới. + Nạn khủng bố: sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện ( vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính) + Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền - Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế. Vấn đề 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. Một số vấn đề về tự nhiên - Khí hậu: Khô nóng - Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan. - Tài nguyên: + Giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, kim cương, crom, khí tự nhiên, vàng, sắt + Rừng chiếm diện tích ít phân bố chủ yếu quanh vùng xích đạo: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xa van và xa van – rừng. Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều khu vực bị hoang hoá Giải pháp: Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi. II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội. - Tỉ suất gia tang dân số tự nhiên cao nên dân số tăng rất nhanh. - Tuổi thọ trung bình thấp. - Là châu lục được biết đến với nhiều dịch bệnh đặc biệt là HIV - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa đk xoá bỏ - Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật. Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật. III. Một số vấn đề kinh tế. - Đa số các nước Châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển. → Nguyên nhân: + Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân . + Xung đột sắc tộc, chính phủ yếu kém,. + Trình độ dân trí thấp - Bên cạnh đó, nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực. Vấn đề 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội. 1. Tự nhiên - Cảnh quan: rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm, xa van - Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu - Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. =>Tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng đại bộ phận dân cư không được hưởng quyền lợi này. 2. Dân cư và xã hội - Dân cư còn nghèo đói. - Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn. - Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vấn đề xã hội và phát triển kinh tế. II. Một số vấn đề về kinh tế. - Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều. - Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. - Nợ nước ngoài lớn. - Nguyên nhân: + Tình hình chính trị không ổn định. + Các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển xã hội. + Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ. - Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước Vấn đề 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. 1. Tây Nam Á - Diện tích: 7 triệu km² - Dân số: 313 triệu người (2005). a. Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự. b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Khí hậu: nói chung khô, vai trò của biển không đáng kể. Cảnh quan khô hạn có sự phân hoá. - Thuỷ văn: mạng lưới sông thưa, ngắn, ít nước. - Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich. c. Đặc điểm xã hội: - Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh. - Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định. 2. Trung Á - Diện tích: 5,6 triệu km². - Số dân: > 60 triệu người. a. Vị trí địa lý: - Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế. - Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ, b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên: - Khí hậu khô hạn. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên. - Thuỷ văn: thưa thớt, có 2 hồ lớn: Aran, Bankhat. - Khu vực giàu có về tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, đồng, uranium c. Đặc điểm xã hội: Là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ). Là nơi giao thoa của văn hoá phương Đông và phương Tây. II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ - Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% TG. - Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. - Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. 2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố - Nguyên nhân: + Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên. + Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, tôn giáo cực đoan. - Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả- rập và người Do Thái. - Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng. B.MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là A. Thành phần chủng tộc và tôn giáo. B. Quy mô dân số và cơ cấu dân số. C. Trình độ khoa học – kĩ thuật. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển? A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều B. Dân số đông và tăng nhanh C. GDP bình quân đầu người cao D. Chỉ số phát triển con người ở mức cao Câu 3: Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm A. Nợ nước ngoài nhiều B. GDP bình quân đầu người thấp C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao D. Chỉ số phát triển con người ở mức thấp Câu 4: Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước đang phát triển so với nhóm nước phát triển là: A. Khu vực I có tỉ trọng rất thấp B. Khu vực III có tỉ trọng rất cao C. Khu vực I có tỉ trọng còn cao D. Khu vực II có tỉ trọng rất cao Cho bảng số liệu: Câu 5: GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013 (Đơn vị: USD) Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước Câu 6: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là A. Trình độ phát triển kinh tế B. Sự phong phú về tài nguyên C. Sự đa dạng về thành phần chủng tộc D. Sự phong phú về nguồn lao động Câu 7: Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do: A. Môi trường sống thích hợp B. Chất lượng cuộc sống cao C. Nguồn gốc gen di truyền D. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí Câu 8: Châu lục có huổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Mĩ D. Châu Phi Câu 9: Cho bảng số liệu: Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Chỉ số HDI của tất cả các nước đều tăng B. Chỉ số HDI của các nước có sự thay đổi C. Các nước phát triển có chỉ số HDI cao D. Các nước đang phát triển chỉ số HDI còn thấp Câu 10: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là xuất hiện và phát triển nhanh chóng A. Công nghiệp khai thác B. Công nghiệp dệ may C. Công nghệ cao D. Công nghiệp cơ khí Câu 11: Trong các công nghệ trụ cột sau, công nghệ nào giúp cho các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn? A. Công nghệ năng lượng B. Công nghệ thông tin C. Công nghệ sinh học D. Công nghệ vật liệu Câu 12: Nền kinh tế tri thức được dựa trên A. Tri thức và kinh nghiệm cổ truyền B. Kĩ thuật và kinh ngiệm cổ truyền C. Công cụ lao động cổ truyền D. Tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao Câu 13: Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế? A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế. B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. C. Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. Câu 14: Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia là A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế. B. tự do hóa thương mại toàn cầu. C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. D. tự chủ về kinh tế, quyền lực Câu 15: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây? A. Tổ chức Thương mại thế giới. B. Liên minh châu Âu. C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. Câu 16: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào dưới đây? A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu B. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước D. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế Câu 17: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là A. vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia. B. xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu. C. sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nhóm nước. D. sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội Câu 18: Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại là A. tạo điều kiện cho tài chính quốc tế phát triển B. nâng cao vai trò của các công ti đa quốc gia C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới D. hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rải. Câu 19: Hiện tượng già hóa dân số thế giới được thể hiện ở A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao. B. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng giảm. C. tuổi thọ trung của dân số ngày càng tăng. D. số người trong độ tuổi lao động tăng. Câu 20:Để hạn chế gây ô nhiễm không khí cần phải A. phát triển nền nông nghiệp sinh thái. B. cải tạo đất trồng. C. cắt giảm lượng khí thải CO2 và CFCS. D. cấm khai thác rừng. Câu 21: Hậu quả của gia tăng dân số tăng nhanh là A. gia tăng xung đột sắc tộc, tôn giáo. B. chi phí lợi xã hội cho người già tăng. C. tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 22: Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở A. các nước đang phát triển. B. các nước công nghiệp mới. C. các nước phát triển D. khu vực châu Phi. Câu 23: Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng C. Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 24: Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là A. nhiệt độ Trái Đất nóng lên. B. khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. C. sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác. D. diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Câu 25: Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần A. hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu. B. hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. C. hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức. D. hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững. Câu 26: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh. B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt. C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn. D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn. Câu 27: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là A. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp C. Trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung độ D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động Câu 28: Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phá triển của châu Phi là A. Không có tài nguyên khoáng sản B. Hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân C. Dân số già, số lượng lao động ít D. Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác nhiều. Câu 29: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm (Đơn vị: %) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá ổn định. B. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định. D. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Câu 30: Nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thấp so với các Châu lục khác là do A. xung đột tôn giáo, kinh tế đang phát triển. B. quản lí nhà nước của các nước tốt. C. kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh. D. trình độ dân trí cao, còn nhiều hủ tục. Câu 31: Nguyên nhân sâu xa của “vòng luẩn quẩn”: nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi là do : A. Nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả B. Do hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trước kia C. Tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài D. Dân số gia tăng quá nhanh Câu 32: Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phá triển chăn nuôi dại gia súc là do A. Có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh B. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm C. Ngành công nghiệp chế biến phát triển D. Nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào Câu 33: Dân cư nhiều nước Mĩ La tinh còn nghèo đói không phải là do A. Tình hình chính trị không ổn định B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài D. Phần lớn người dân không có đất canh tác Câu 34: Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013, gần 70%), nguyên nhân chủ yếu là do A. Chiến tranh ở các vùng nông thôn B. Công nghiệp phá triển với tốc độ nhanh C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm D. Điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La tinh rất thuận lợi Câu 35: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La tinh là từ A. Tây Ban Nha và Anh B. Hoa Kì và Tây Ban Nha C. Bồ Đào Nha và Nam Phi D. Nhật Bản và Pháp Câu 36: Các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm, ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? A. Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài. B. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập, tự chủ. C. Nền kinh tế tự chủ, sự cản trở của tôn giáo và phát triển nền kinh tế đa ngành. D. Các thế lực bảo thủ thiên chúa giáo tiếp tục cản trở. Câu 37:Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La - tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài? A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ. B. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới. C. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. D. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Câu 38: Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là A. Than và uranium B. Dầu mỏ và khí tự nhiên C. Sắt và dầu mỏ D. Đồng và kim cươn Câu 39: Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo A. Ấn Độ giáo B. Thiên chúa giáo C. Phật giáo D. Hồi giá Câu 40: Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là A. Đông dân và gia tăng dân số cao B. Xung độ sắc tộc, tôn giáo và khủng bố C. Phần lớn dân cư theo đạo Ki-tô D. Phần lớn dân số sống theo đạo Ki-tô Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á? A. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc. B. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện. C. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu giá trị văn hóa phương Đông và Tây. D. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ) Câu 42: Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi. B. Bùng nổ dân số và nghèo đói. C. Thu nhập bình quân đầu người cao. D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản Câu 43: Khu vực Trung Á tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương đông và phương tây là do A. quốc gia đa tôn giáo. B. con đường tơ lụa. C. vị trí chiến lược. D. quốc gia đa dân tộc. Câu 44: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng. B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá. C. xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái. D. tranh giành đất đai và nguồn nước Câu 45: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA THẾ GIỚI NĂM 2003 (Đơn vị: Nghìn thùng/ngày) Để thể hiện sản lượng dầu thô khai thác ở một số khu vực của thế giới năm 2003 (nghìn thùng/ngày), biểu đồ nào sau đây là thích hơp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biều đồ miền Câu 46: Cho các nhận định sau: 1. Thời cổ đại Tây Nam Á có nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. 2. Tây Nam Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo. 3. Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi. 4. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình. Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. C.BÀI TẬP Bài tập 1: Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2020 Đơn vị: % Nhóm nước Nhóm tuổi Nhóm các nước phát triển Nhóm các nước đang phát triển 0 -14 tuổi 16,4 27,2 15 – 64 tuổi 64,3 65,4 Trên 65 tuổi 19,3 7,4 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2020? Nhận xét? Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau: Tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2017 Đơn vị: % Năm 1985 1990 2000 2005 2010 2015 2017 Tốc độ tăng GDP 2,3 0,5 2,9 4,3 5,8 -0,3 0,7 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2017? Nhận xét? Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau: Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2017 Đơn vị: triệu thùng/ngày Khu vực Lượng dầu thô khai thác Lượng dầu thô tiêu dùng Bắc Mĩ 20,2 24,3 Nga 11,2 3,2 Trung Á 2,9 1,4 Tây Nam Á 31,5 9,1 Đông Nam Á 2,4 6,3 Đông Á 3,8 21,1 1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2017? 2.Nhận xét 3.Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.
Tài liệu đính kèm: