Đề cương ôn tập học kì II – môn vật lí 9 năm học 2015 – 2016

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1213Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II – môn vật lí 9 năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II – môn vật lí 9 năm học 2015 – 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII – MÔN VẬT LÍ 9
Năm học 2015 – 2016
I.Trắc nghiệm : (Mỗi câu 0,5đ)
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
 Câu 1: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì :
 A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới C. Góc khúc xạ bằng góc tới 
 B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới D. Góc khúc xạ gấp đôi góc tới 
 Câu 2: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song với trục chính thành :
 A. Chùm tia phản xạ. C. Chùm tia ló phân kỳ.
 B. Chùm tia ló hội tụ D. Chùm tia ló song song khác
 Câu 3: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có :
 A. Phần rìa dày hơn phần giữa. C. Phần rìa và phần giữa bằng nhau.
 B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. D. Hình dạng bất kỳ.
 Câu 4: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì sẽ cho tia ló :
 A. Song song với trục chính C. Đi qua tiêu điểm
 B. Đi qua quang tâm O D. Tiếp tục truyền thẳng
Câu 5: Tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló :
 A. Song song với trục chính C. Đi qua tiêu điểm
 B. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm D. Tiếp tục truyền thẳng
Câu 6: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló :
 A. Song song với trục chính C. Đi qua tiêu điểm
 B. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm D. Tiếp tục truyền thẳng
 Câu 7: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là :
 A. Ảnh thật, ngược chiều với vật. C. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
 B. Ảnh thật, cùng chiều với vật. D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 8: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là :
 A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật
 B. Ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật D. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
 Câu 9: Thấu kính phân kì là loại thấu kính : 
 A. Có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Có hai mặt đều phẳng.
 B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. D. Làm bằng chất rắn không trong suốt.
Câu 10: Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì? 
 A. hình a.
 B. hình b.
 C. hình c.
 D. hình d.
 Câu 11: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là :
 A. Tia tới song song với trục chính . C. Tia tới qua tiêu điểm F.
 B. Tia tới bất kì qua quang tâm . D. Tia tới qua tiêu điểm F’ .
Câu 12: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì sẽ cho tia ló :
 A. Song song với trục chính C. Đi qua tiêu điểm
 B. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm D. Tiếp tục truyền thẳng
Câu 13: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A trước thấu kính phân kì luôn là :
 A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
 B. Ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật
Câu 14: Vật kính trong máy ảnh là :
 A. Thấu kính hội tụ C. Gương phẳng
 B. Thấu kính phân kì D. Gương cầu
Câu 15: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là: 
 A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
 B. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. Câu 16: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như : 
 A. Gương cầu lồi. C. Thấu kính hội tụ. 
 B. Gương cầu lõm. D. Thấu kính phân kỳ.
Câu 17: Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng nào ? 
A. Từ điểm cực cận đến mắt. C. Từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
B. Từ điểm cực viễn đến xa vô cùng. D. Từ điểm cực viễn đến mắt.
Câu 18: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải :
 A. Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính C. Đặt vật ở rất xa thấu kính
 B. Đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính D. Đặt vật ở bất cứ vị trí nào.
Câu 19: Thấu kính phân kì có thể dùng để :
 A. Làm kính đeo chữa tật cận thị. C. Làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ
 B. Làm kính đeo chữa tật mắt lão D. Làm vật kính trong máy ảnh
Câu 20: Vật nào dưới đây không phải là thấu kính hội tụ ?
 A. Kính cận B. Kính lão C. Kính lúp D. Vật kính trong máy ảnh
Câu 21: Các nguồn phát ra ánh sáng trắng là:
 A. Mặt trời, đèn pha ôtô. C. Đèn LED.
 B. Nguồn phát tia laze. D. Đèn ống dùng trong quảng cáo.
Câu 22: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, chùm tia ló có màu gì ?
 A. Đỏ. B. Lục. C. Lam. D. Trắng.
Câu 23: Sau tấm kính lọc màu xanh ta thu được ánh sáng màu xanh. Chùm ánh sáng chiếu vào tấm lọc là :
 A. Ánh sáng đỏ. C. Ánh sáng trắng . 
 B. Ánh sáng vàng. D. Ánh sáng từ bút lade.
Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng? 
 A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
 B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.
 C. Chiếu một chùm sáng trắng vào kính lúp.
 D. Chiếu chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
Câu 25: Lăng kính và mặt ghi của đĩa CD đều có tác dụng :
 A. Khúc xạ ánh sáng. C. Tổng hợp ánh sáng.
 B. Nhuộm màu ánh sáng. D. Phân tích ánh sáng.
Câu 26: Khi nhìn thấy vật màu đen thì ánh sáng đi đến mắt ta là :
 A. Ánh sáng trắng. C. Ánh sáng xanh.
 B. Ánh sáng đỏ. D. Không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt
Câu 27: Khi quan sát một vật có màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy vật có màu :
 A. Vàng. B. Xanh lục. C. Đỏ. D. Trắng.
Câu 28: Vật có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu là :
 A. Vật màu trắng B.Vật màu đỏ C. Vật màu xanh D. Vật màu đen
Câu 29: Vật không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào là vật có màu :
 A. Trắng. B. Đen. C. Xanh. D. Vàng.
Câu 30: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra? 
 A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng từ.
 B. Tác dụng quang điện. D. Tác dụng sinh học.
II. Tự luận : 
Câu 1: Nêu cấu tạo của mắt ? Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh ? Quá trình điều tiết của mắt xảy ra như thế nào ? (2đ)
Câu 2: Nêu biểu hiện của tật mắt cận và mắt lão? Cách khắc phục tật của mắt cận thị và mắt lão? (2đ)
Câu 3: Nêu hai cách để nhận biết một thấu kính là hội tụ hay phân kì ? (2đ)
Câu 4: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì khi vật sáng đặt trong khoảng tiêu cự của hai thấu kính đó ? (2đ)
Câu 5: Ban ngày lá cây ngoài đường thường có màu xanh (trừ một số loại đặc biệt), còn trong đêm tối chúng lại có màu đen. Hãy giải thích tại sao ? (1đ)
Câu 6: Tại sao về mùa đông nên mặc quần áo có màu tối, còn về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng ? (1đ)
Câu 7: (3đ) Một vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 8cm. 
 a. Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB ? ( theo đúng tỉ lệ ) 
 b. Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ tới thấu kính ?
 c. Tính chiều cao của ảnh A’B’ ?
Câu 8: (3đ) Vật sáng AB cao 2cm được đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 36cm.
 a. Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB ? ( theo đúng tỉ lệ )	
 b. Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ tới thấu kính ?
 c. Tính chiều cao của ảnh A’B’ ?
Câu 9: Đặt vật AB cao 6cm trước 1 thấu kính phân kì có tiêu cự f = 18cm, cách thấu kính 12cm sao cho AB vuông góc với trục chính.
 a. Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB ? ( theo đúng tỉ lệ )
 b. Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ tới thấu kính ?
 c. Tìm chiều cao của ảnh A’B’ ?

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_HKII.doc