Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học 9

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5524Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC 9A1 
(NĂM HỌC: 2015 – 2016)
I. LÝ THUYẾT:
1. Tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối. Viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
2. Tính chất hóa học chung của kim loại, phi kim. Tính chất hóa học của nhôm, sắt, clo.
3. Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
4. Các PTHH điều chế NaOH, SO, HSO, Al, Cl
II. BÀI TẬP:
Dạng 1: Các bài tập viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa. 
Bài 1: Cho các chất có tên sau đây: Canxihiđroxit , Canxioxit, Canxisunfat , Canxisunfit, Canxicacbonat.
Hãy viết công thức hóa học của các chất trên rồi lập một sơ đồ chuyển hóa liên tục giữa 5 chất, sau đó viết phương trình hóa học để hoàn thành.
b. Tương tự với các chất: NaSO, HSO, SO, FeS, NaSO
Bài 2: Viết các PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
FeSFeOFeClFe(NO)Fe(OH) Fe(SO)FeCl
FeClFe(OH) FeOFe FeOFeCl
Bài tập : 1/tr11; 5/tr21; 3,4/tr 41; 4/tr 51; 4/tr 69 ; 1,2/tr 71 SGK; 12.2/tr 14 SBT.
Dạng 2: Bài tập nhận biết: kim loại, axit, bazơ, muối.
Bài 1: Có 3 chất rắn là NaOH, Fe(OH)và Al(OH). Làm thế nào để phân biệt 3 chất chỉ được chọn một thuốc thử duy nhất.
Bài 2: Có 4 lọ đựng riêng biệt các dung dịch không màu là KSO, KCl, KNO, KCO. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các chất trong mỗi lọ.
Bài 3: Hãy nêu phương pháp nhận biết các lọ đựng riêng biệt các dung dịch mất nhãn: HCl, H2SO4, HNO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài tập: 4/tr 25 ; 2/tr 33; 2/tr 39 ; 3/tr 72 ; 6/tr 81SGK; 10.3/trang 12 SBT.
Dạng 3:Bài tập nêu hiện tượng và viết PTHH:
Bài tập: 5/tr 51; 4/tr 54; 2/tr 58 SGK; 15.10/tr 18 SBT.
Dạng 4: Các dạng bài tập tính theo PTHH :
Bài tập: 6 /tr 6; 4/tr9; 6/tr 11; 7 /tr19; 5/tr 25; 3/tr 27; 6,7/tr 51; 6/tr 58; 5/tr 60; 6/tr 63; 7/tr 69; 6/tr 76; 10/tr81 SGK; 4.7/ tr 7 ; 22.7/Tr25; 22.12 SBT.
Dạng 5:Bài tập tìm công thức hóa học:
Bài tập : 5/tr 69; 9/tr 72; 11/trang 81SGK; 15.16/tr19; 22.9/tr26SBT. 
------------***------------
HỌ VÀ TÊN:.	 KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2015 -2016)
LỚP: 9A1	 	MÔN: HÓA HỌC 9
	Thời gian: 45 phút
	( Không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ RA:
Câu 1: ( 2,5 điểm) Nêu các tính chất hóa học của axit ? Với mỗi tính chất viết 1 phương trình hóa học minh họa (nếu có).
Câu 2: ( 2,0 điểm) Có 3 kim loại là: nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết.
Câu 3: ( 3,5 điểm) Trung hòa 20 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%.
Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b. Nếu trung hòa dung dịch axit sunfuric nói trên bằng dung dịch KOH 5,6%, có khối lượng riêng là 1,045 g/ml thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH?.
Câu 4: ( 2,0 điểm) Khi đun nóng a gam bột kim loại R ( chưa rõ hóa trị) với khí clo dư thu được chất rắn có khối lượng bằng 2,902a gam. Xác định kim loại R.
( Cho biết : Na =23; Zn = 65; H = 1; Mg = 24; Fe = 56 ; Cl = 35,5 ; O = 16; Ca = 40; C = 12 ; S = 32;
 Cu = 64; K = 39 ; Al = 27)
BÀI LÀM:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC 9A1
NĂM HỌC 2015 -2016
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ 
Tổng
Nhận Biết 
Thông Hiểu
Vận Dụng
Mức Độ Thấp
Mức Độ cao 
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1. Các loại hợp chất vô cơ 
Nêu tính chất hóa học của axit. Viết PTHH minh họa
Làm bài tập tính theo PTHH
Số Câu 
1
1
2
Số điểm 
2,5đ
25%
3,5đ
35%
6đ
60%
2. Kim loại 
Nhận biết kim loại
Số Câu1
1
1
Số điểm 
2,0đ
20%
2,0
20%
3. Phi kim 
Bài tập tìm công thức hóa học.
Số Câu 
1
1
Số điểm 
2,0
20%
2,0 đ
20%
Tổng 
Số Câu
 1
 1
 1
 1
04
Số điểm 
 2,5 đ
 25%
 2 đ
 20%
 3,5 đ 
 35%
 2 đ
 20%
10 đ
100%
GV ra đề: Lê Thị Hồng Loan
KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2015 -2016) MÔN: HÓA HỌC 9 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
( 2,5 điểm)
Tính chất hóa học của axit:
 Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
Axit tác dụng với kim loại: tạo thành muối và giải phóng khí H2.
 Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2↑
 Axit tác dụng với bazơ: tạo thành muối và nước.
 Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Axit tác dụng với oxit bazơ: tạo thành muối và nước.
 Fe2O3 + 6 HCl → 2FeCl3 + 3 H2O
Axit tác dụng với muối: tạo thành muối mới và axit mới
 H2SO4 + BaCl2→ BaSO4 + HCl
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2
( 2,0
điểm)
Trích mỗi chất một ít mẫu thử cho vào các ống nghiệm riêng biệt.
- Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch NaOH. 
Mẫu thử bị hòa tan và có khí thoát ra là Al
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
- Hai mẫu thử không bị hòa tan trong dung dịch NaOH là Fe và Ag ta cho tác dụng với dung dịch HCl.
Mẫu thử bị hòa tan và sủi bọt khí là Fe
 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2↑
Mẫu thử không tan trong dung dịch HCl là Ag.
0,25 điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
3(3,5 điểm)
a. PTHH: 2 NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (1)
Đổi 20ml = 0,02 lít => n= 0,02.1 = 0,02( mol)
Theo phương trình (1) : n= 2n= 2. 0,02 = 0,04( mol)
m= 0,04. 40 = 1,6 (g) => m = ( 1,6.100): 20= 8(g)
b. PTHH: 2 KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (2)
Theo phương trình (2) : n= 2n= 2. 0,02 = 0,04( mol)
m= 0,04. 56 = 2,24 (g) => m = ( 2,24.100): 5,6= 40(g)
V = 40: 1,045= 38,278(lít)
0,5 điểm 
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
4
( 2,0 điểm)
Gọi x là hóa trị của R
PTHH: 2R + x Cl2R Clx
 Ta có: n= ; n= 
Theo phương trình ta có: n= n
=> = 
=> a( R + 35,5x) = 2,902aR
=> 1,902R = 35,5x
Lập bảng biện luận ta có: x = 3, R = 56 ; Kim loại cần tìm là Fe.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
1,0 điểm
Tổng điểm
10 điểm
Ghi chú:	
	- HS có thể giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Nếu HS làm đúng và lý luận chặt chẽ vẫn đạt điểm tối đa.
	- Đối với PTHH, nếu HS không cân bằng hoặc cân bằng sai hoặc viết thiếu điều kiện hoặc viết sai CTHH thì không tính điểm cho PTHH đó.
 	--------------Hết--------------

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_KY_1.doc