Đề cương ôn tập Hóa học kỳ 2 - Crom, sắt ,đồng và một số nguyên tố kim loại khác

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1649Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học kỳ 2 - Crom, sắt ,đồng và một số nguyên tố kim loại khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Hóa học kỳ 2 - Crom, sắt ,đồng và một số nguyên tố kim loại khác
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2-Năm học 2015-2016
CROM,SẮT ,ĐỒNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KHÁC
1/Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?
A. Na, Mg, Ag.	B. Fe, Na, Mg. C. Ba, Mg, Hg.	 D. Na, Ba, Ag.
2/Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?
 A. 26Fe [Ar]4s2 3d6.	B. 26Fe2+ [Ar]3d4 4s2 	C. 26Fe3+ [Ar]3d34s2.	D. 26Fe3+[Ar]3d5.
3/Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr	B. Fe, Al, Ag	C. Fe, Al, Cu	D. Fe, Zn, Cr
4/ Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
	A. hematit nâu.	B. manhetit.	C. xiđerit.	D. hematit đỏ.
5/Có thể dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hoá chất này là:
A. HCl loãng B. HCl đặc C. H2SO4 loãng D. HNO3 loãng. 
6/ Cho các chất Al, Fe, Cu, khí clo, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 loãng. Số chất tác dụng được với dung dịch chứa ion Fe2+ là	A.5	 B.4 	 	C. 3 	D. 6
7/ Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, FeO, ZnO và Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là	A. Cu, FeO, ZnO, Al2O3. 	B. Cu, Fe, ZnO, Al2O3. 
 C. Cu, Fe, ZnO, Al2O3.	D. Cu, Fe, Zn, Al.
8/ Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là gì?
	A. hematit, pirit, manhetit, xiderit.	B. xiderit, manhetit, pirit, hematit.
	C. xiderit, hematit, manhetit, pirit.	D. pirit, hematit, manhetit, xiderit.
9/ Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa-khử?
A. Fe + 2HCl g FeCl2 + H2.	B. 2Fe + 3Cl2 g 2FeCl3.
C. Fe + CuCl2 g FeCl2 + Cu.	D. FeS + 2HCl g FeCl2 + H2S
10/ Câu nào sau đây là đúng?
A. Ag có khả năng tan trong dd FeCl3.	B. Cu có khả năng tan trong dd FeCl3.
C. Cu có khả năng tan trong dd PbCl2.	D. Cu có khả năng tan trong dd FeCl2.
11/ Cho hỗn hợp Fe+ Cu tác dụng với HNO3, phản ứng xong thu được dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan. Chất tan đó là A. HNO3	B. Fe(NO3)3	C. Cu(NO3)2 	D. Fe(NO3)2
12/ Nung Fe(NO3)2 trong bình kín, không có không khí, thu được sản phẩm gì? 
A. FeO, NO 	B. Fe2O3, NO2 và O2 	C. FeO, NO2 và O2 	D. FeO, NO và O2
13/ Hỗn hợp kim loại nào sau đây tất cả đều tham gia phản ứng trực tiếp với muối sắt (III) trong dung dịch ? 
A. Na, Al, Zn 	B. Fe, Mg, Cu 	C. Ba, Mg, Ni 	D. K, Ca, Al
14/ Các chất trong dãy nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O 	B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2 
 C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2	 D. Fe3O4, Cu2O, CrO, FeCl2
15/ Nguyên tắc chung của quá trình sản xuất gang trong công nghiệp là khử oxit sắt ở nhiệt độ cao bằng	
A. CO.	B. Mg.	C. Al.	D. H2.
16/ Kim loại có thể khử Fe3+ thành Fe là:	A. Al.	B. Cu.	C. Fe.	D. Ni.
17/ Fe có thể tan trong dung dịch nào sau đây?
	A. AlCl3.	B. FeCl3.	C. MgCl2.	D. FeCl2.
18/ Câu nào sau đây là không đúng?
A. Fe có khả năng tan trong dd FeCl3.	B. Cu có khả năng tan trong dd FeCl3.
C. Fe có khả năng tan trong dd CuCl2.	D. Ag có khả năng tan trong dd FeCl3.
19/ Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4 , FeCl2 , FeCl3 .Số cặp chất có phản ứng với nhau là: A/ 1	 B/ 2 C/ 3	 D/ 4
20/Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là: A. Mg.	B. Zn.	C. Fe.	D. Al.
21/ Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là
A. Zn.	B. Fe.	C. Al.	D. Ni.
22/ Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 5,56 gam. Thể tích khí H2 (đktc) được giải phóng là 
A. 0,819 lít.	 B. 0,733 lít.	 C. 0,448 lít.	 D. 0,623 lít.
23/ Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp A là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với khí Cl2 thì cần dùng 12,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M Các thể tích khí đo ở đktc.A. Mg B. Cu C. Cr D. Al
24/Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khi đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 60 gam	B. 40 gam.	C. 20 gam.	D. 30 gam.
25/Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,4 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:
A. 2,8 gam.	 B. 5,6 gam.	 C. 56 gam.	 D. 28 gam
26/ Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 16 gam.	 B. 15 gam.	 C. 14,8 gam.	 D. 16,8 gam
27/Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12 lít	B. 2,24 lít	C. 4,48 lít	D. 3,36 lít 
28/ Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan A hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thấy giải phóng 2,24 lít khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí đo ở đktc. Tính m gam phôi bào sắt
A. 10,06 g B. 10,07 g	 C. 10,08 g D. 10,09g6.
29/ Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là :
	A. 9,75	B. 8,75	C. 7,80	D. 6,50
30/ Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là	A. 57 ml.	B. 50 ml.	C. 75 ml.	D. 90 ml.
31/ Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23.	B. 0,18.	C. 0,08.	D. 0,16.
32/ Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 38,72.	B. 35,50.	C. 49,09.	D. 34,36.
33/ Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
	A. 22,75	B. 21,40.	C. 29,40.	D. 29,43.
34/Tiến hành hai thí nghiệm sau :
	- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
	- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là	A. V1 = V2	B. V1 = 10V2	C. V1 = 5V2	D. V1 = 2V2
35/ Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch 
	A. NaOH (dư)	B. HCl (dư)	C. AgNO3 (dư)	D. NH3 (dư)
36/ Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
	A. 1,0 lít	B. 0,6 lít	C. 0,8 lít	D. 1,2 lí
37/ Cho m gam hh X gồm Al, Cu vào dd HCl (dư), sau khi kết thúc pứ sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hh X trên vào một lượng dư HNO3 (đặc, nguội), sau khi kết thúc pứ sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là 
	A. 11,5	B. 10,5	C. 12,3	D. 15,6
38/Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.	A. 0,1M	B. 1M	C. 0,05M	D. 0,04M
39/ Hoà tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Biết 20 cm3 dung dịch này được axit hoá bằng H2SO4 loãng làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4.
A. 75%	B.28,5%	C. 57%	`	D. 37,5%
40/ Cho mg Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có dX/O2=1,3125. Khối lượng m là: 	A/ 5,6g B/ 11,2g	C/ 0,56g D/ 1,12g
41/Cấu hình electron của ion Cr3+ là:	A. [Ar]3d5	B. [Ar]3d4	C. [Ar]3d3	D. [Ar]3d2
42/Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6	B. +2, +3, +6	C. +1, +2, +4, +6	D. +3, +4, +6
43/ Crom có nhiều ứng dụng trong công nghiệp vì crom tạo được
A. hợp kim có khả năng chống gỉ. B. hợp kim nhẹ và có độ cứng cao.
C. hợp kim có độ cứng cao. D. hợp kim có độ cứng cao và có khả năng chống gỉ.
44/ Câu nào sai trong các câu sau?
A. Crom có tính khử yếu hơn sắt.	B. Cr2O3 và Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
C. Cu2O vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.	
D. CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước có lẫn trong xăng hoặc dầu hỏa.
45/Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,015 mol và 0,04 mol.	B. 0,015 mol và 0,08 mol.	
C. 0,03 mol và 0,08 mol.	D. 0,03 mol và 0,04 mol.
46/ Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh. 
C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).
D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
47/ Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa.
B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính; 
C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ.	
D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
48/ Giải pháp điều chế nào dưới đây là không hợp lý?
A. Dùng phản ứng khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh để điều chế Cr2O3.
B. Dùng phản ứng của muối Cr (II) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)2. 
C. Dùng phản ứng của muối Cr (III) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)3. 
D. Dùng phản ứng của H2SO4 đặc với dung dịch K2Cr2O7 để điều chế CrO3.
49/ Tính lương kẽm (gam)tác dung vừa đủ với 300ml dung dich CrCl3 1M
A. 9,75 	B.19,5	C.29,25	D. 11,7
50/ Trong các dãy chất sau đây, dãy nào là những chất lưỡng tính
	A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2	B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2
	C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2	D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2
51/ Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?
A. Crom là kim loại rất cứng nhất có thể dùng để cắt thủy tinh.
B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.
52/ Cho các phản ứng : 	1, M + H+ -> A + B	2, B + NaOH -> C + D
	3, C + O2 + H2O -> E 	4, E + NaOH -> Na[M(OH)4]
M là kim loại nào sau đâyA. Fe	B. Al	C. Cr	D. B và C đúng
53/ Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
 	A. NaCrO2, NaCl, H2O	 	 B. Na2CrO4, NaClO, H2O	 
C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O D. Na2CrO4, NaCl, H2O
54/ Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau: 
- Tính oxi hóa rất mạnh.	- Tan trong nước tạo thành hốn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7
	- Tan trong dung dịch kìềm tạo anion RO42- có màu vàng. Oxit đó là
	A. SO3	B. CrO3	C. Cr2O3	D. Mn2O7
55/ Nhận xét nào sau đây không đúng
 	A. Cr(OH)2 là chất rắn có màu vàng	 	B. CrO là một oxit bazo	 
C. CrO3 là một oxit axit	 	 D. Cr2O3 là một oxit bazo
56/ Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl -> KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O . Số phân tử HCl bị oxi hóa là
	A. 3	B. 6	C. 8	D. 14
57/ Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
A. 0,86 gam	B. 1,03 gam	C. 1,72 gam	D. 2,06 gam
58/ Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là:
A. 0,96 gam	B. 1,92 gam	C. 3,84 gam	D. 7,68 gam
59/ Nung hỗn hợp gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn. cho toàn bộ chất rắn phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lít khí H2 đktc. Giá trị của V là A. 7,84	B. 4,48	C. 3,36	D. 10,08
60/ Khi cho 10 gam hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 672 ml khí. Lấy phần rắn không tan cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 3,808 lít khí. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định thành phần % khối lượng của Fe trong hợp kim.
A. 86,8%	B. 88,6%	C. 68,8%	 	D. 88,8%
61/Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?
A. Pb, Ni, Sn, Zn	B. Pb, Sn, Ni, Zn
C. Ni, Sn, Zn, Pb	D. Ni, Zn, Pb, Sn
62/Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
A. Zn	B. Ni	C. Sn	D. Cr
63/ Câu nào không phù hợp:
A. Đồng thau là hợp kim Cu- Sn	B. Đồng bạch là hợp kim Cu- Ni 
C.Thép là hợp kim sắt – cacbon (0,01 – 2%)	D.Gang là hợp kim sắt – cacbon (2 – 5%)	
64/Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. ZnO	B. Zn(OH)2	 C. ZnSO4	 D. Zn(HCO3)2
65/ Để phân biệt 3 mẫu hợp kim sau: Al – Fe, Al – Cu và Cu – Fe. Ta dùng lần lượt hóa chất:
A. dd NH3	, dd HCl 	B. dd HCl ,dd NH3.
C. dd NaOH, dd FeCl2 	D. dd NaOH, dd HCl 
66/ Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là	A. 60 gam	B. 80 gam	C. 85 gam	D. 90 gam
 67/ . Vàng không bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?
A.hỗn hợp 1 thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc	B. Hg
 C. muối xianua	D. H2SO4 đặc, nóng.
68/. Vàng bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?
A.hỗn hợp 1 thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc	B. HNO3
 C. 3 thể tích HNO3 đặc và 1 thể tích HCl đặc	D. H2SO4 đặc, nóng.
69/Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 1 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 4 %.
A. 1,594	B.19,54	 C. 1,708	 D. 1,366 
70/ Nếu lấy quặng hematit chứa 64,0% Fe2O3 đem luyện gang, rồi luyện thép thì từ 1 tấn quặng trên sẽ thu được bao nhiêu tấn thép chứa 0,2%C và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 75%.	
A. 2,23	B. 2,97	 	C. 1,67	 	D. 3,05
71/Cấu hình electron của ion Cu2+ là
A. [Ar]3d7	B. [Ar]3d8	C. [Ar]3d9	D. [Ar]3d10
72/ Cho sơ đồ phản ứng sau: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Sau khi lập phương trình hoá học của phản ứng, ta có số nguyên tử Cu bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử là:A. 1 và 6	B. 3 và 6	C. 3 và 2	D. 3 và 8
73/ Hòa tan hoàn toàn 8,32 g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 4,928 lit hỗn hợp NO và NO2 (đktc). Khối lượng của 1 lit hỗn hợp 2 khí này là (g)
	A. 1.98	B. 1,89	C. 1,78	D. 1,87
74/Hoà tan 75 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch A. Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gian phản ứng.(gam)
A. 1,68 	B. 16,8	C.26,25	D. 2,625 
75/Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là	A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Zn
76/Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là
A. 70%	B. 75%	C. 80%	D. 85%
77/Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh Zn ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng giảm 0,8 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh Zn là
A. 51,2 gam	B. 25,6 gam	C. 6,4 gam	D.57,6 gam
78/ Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 200ml dung dịch gồm NaNO3 1M và H2SO4 0,6 M loãng sẽ giải phóng bao nhiêu lít khí NO (đkc)?
A. 0,896	B. 1,12	C. 1,344	D. 1,493
79/ Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,746.	B. 0,448.	C. 1,792.	D. 0,672.
80/ Hòa tan hoàn toàn 46,4g một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 2,24 lit khí SO2 (đktc) và 120g muối. Xác định CTPT của oxit kim loại.
A. FeO B. Fe3O4	C. Fe2O3 D. Cu2O
81/ Hoà tan hết m gam kim loại M bằng ddH2SO4 loãng , rồi cô cạn dd sau pứ thu được 5m g muối khan .Kim loại này là: A/ Al	 B/ Mg	C/ Zn D/ Fe
82/ Cho NaOH vào dung dịch chứa 2 muối AlCl3 và FeSO4 được kết tủa A. Nung A được chất rắn B .Cho H2 dư đi qua B nung nóng được chất rắn C gồm:
A/ Al và Fe 	 B/ Fe 	C/ Al2O3 và Fe 	D/ B hoặc C đúng
83/Kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư cho thể tích khí NO2 lớn hơn cả là
A. Ag	B. Cu	C. Zn.	D. Fe
84/ Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HCl dư thì được 2,24 lit khí (ở đktc). Khối lượng muối khan trong dung dịch là (gam)
A. 11,5.	B. 11,3.	C. 7,85.	D. 7,75.
85/ Muối amoni đicromat bị nhiệt phân theo phương trình (NH4)2Cr2O7 Cr2O3 + N2 + 4H2O.
 Khi phân hủy 48 g muối này thấy còn 30 gam gồm chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là (%)	A. 8,5.	B. 6,5.	C. 7,5.	D. 5,5.
86/ Thổi một luồng khí CO2 dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,04 g chất rắn. Khí thoát ra sục vào bình nước vôi trong dư thấy có5g kết tủa. Khối lượng hỗn hợp ban đầu là (g)
A. 3,48.	B. 3,84.	C. 3,82.	D. 3,28.
87/ . Phản ứng nào dưới đây không tạo sản phẩm là hợp chất Fe(III)?
A. FeCl3 + NaOH g	B. Fe(OH)3 
C. FeCO3 	D. Fe(OH)3 + H2SO4 g
88/ Muối sắt được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật là
A. FeCl3. B. FeCl2. C. FeSO4.	 	D. (NH4)2.Fe2(SO4)3.24H2O.
89/ Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần 800 ml dung dịch NaOH 1M. Thời gian điện phân là (giây) (biết khi điện phân người ta dùng dòng điện cường độ 20 A)
 A. 4013.	B. 3728.	C. 3918.	D. 3860.
90/ Khử hoàn toàn 6,64 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng CO dư. Dẫn hỗn hợp khí thu được sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 g kết tủa. Khối lượng sắt thu được là (g)
A. 4,4.	B. 3,12.	C. 5,36.	D. 5,63.
91/ Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử là
A. Zn, Cr, Ni, Fe, Cu, Ag, Au	B. Zn, Fe, Cr, Ni, Cu, Ag, Au
C. Fe, Zn, Ni, Cr, Cu, Ag, Au	D. Zn, Cr, Fe, Ni, Cu, Ag, Au.
92/ Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hóa tăng dần là:
A.Ni2+, Fe2+, Cu2+, Ag+, Fe3+, Au3+	B. Fe2+, Ni2+, Cu2+, Fe3+, Ag+, Au3+	
 C. Ni2+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+, Au3+	D. Fe2+, Ni2+, Cu2+, Ag+, Fe3+, Au3+
93/ Cho các chất Fe, Cu, KCl, KI, H2S. Sắt(III) oxit oxi hóa được các chất
A. Fe, Cu, KCl, KI.	 B. Fe, Cu.	C. Fe, Cu, KI, H2S.	D. Fe, Cu, KI.
94/ Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. Fe + HNO3	B. Dung dịch Fe(NO3)3 + Fe C. FeO + HNO3	D. FeS + HNO3
95/ Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là 
A. CaCO3 CaO + CO2.	B. CaO + SiO2 CaSiO3.
C. CaO + CO2 CaCO3.	D. CaSiO3 CaO + SiO2.
96/ Trường hợp xảy ra phản ứng là
A. Cu + Pb(NO3)2 (loãng) ®	 	B. Cu + HCl (loãng) ® 
C. Cu + HCl (loãng) + O2 ®	 	D. Cu + H2SO4 (loãng) ®
97/ Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân
B. Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì chúng không pứ với nhau
C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có htượng sủi bọt khí
D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó tan lại do tạo khí CO2
98/ Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (g)
A. 4,81.	B. 5,81	C. 6,81.	D. 3,81.
99/ Để khử 6,4 gam một oxit kim loại cần 2,688 lít Hiđro (ở đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì giải phóng ra 1,792 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó.
A. Nhôm B. Đồng C. Sắt D. Magiê 
100/ Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y 
 A. x = 0,08; y = 0,03	 `B. x = 0,12; y = 0,02 	C. x = 0,07; y = 0,02 	`D. x = 0,09; y = 0,01
101/Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A.	kim loại Cu. 	B.kim loại Mg. 	C.kim loại Ag. 	D.kim loại Ba.
102/ Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A.	Cu và Ag. 	B.Na và Fe. 	C.Al và Mg. 	D.Mg và Zn.
103/ Nung một lượng muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại, để nguội và đem cân thì khối lượng giảm đi 54 g. Khối lượng Cu(NO3)2 bị phân huỷ là:
A. 0,49 gam B.18,8 gam 	C.0,94 gam 	 D.94 gam
104/ Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại?A.	Fe. 	B.Na. 	C.Ba. 	D.K.
105/ Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 loãng A. 10. 	B. 20. 	C. 18. 	D. 11.
106/ Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được làA. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
107/ Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. 	B. Fe và Au. 	C. Al và Ag. 	D. Fe và Ag.
108/ Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2. 	B. Cu + AgNO3. 	C. Zn + Fe(NO3)2. 	D. Ag + Cu(NO3)2.
109/ Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag. 	B. Fe. 	C. Cu. 	D. Zn.
110/ Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch	A. FeSO4. 	B. AgNO3. 	C. KNO3. 	D. HCl.
111/ Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. 	B. Mg và Zn. 	C. Na và Cu. 	D. Fe và Cu.
112/ Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) làA. Cu. 	B. Al. 	C. CO. 	D. H2.
113/ Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?
A. Pb(NO3)2. 	B. Cu(NO3)2. 	C. Fe(NO3)2. 	D. Ni(NO3)2.
114/ Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịchA. AgNO3. 	B. HNO3. 	C. Cu(NO3)2. 	D. Fe(NO3)2.
115/ Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. 	B. H2SO4 loãng. 	C. HNO3 loãng. 	D. KOH.
116/ Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là
A. Fe. 	B. Ag. 	C. Cu. 	D. Na.
117/ Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch A. H2SO4 đặc, nóng. 	B. H2SO4 loãng. C. FeSO4. 	D. HCl.
119/ Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). 
Kim loại M là	A. Al. 	B. Zn. 	C. Fe. 	D. Ag.
120/ Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là A. chất xúc tác. 	B. chất oxi hoá. 	C. môi trường. 	D. chất khử.
121/ Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. ZnO.	B. Zn(OH)2. 	C. ZnSO4. D. Zn(HCO3)2.
122/ Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hoá trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây? 
A. MgSO4.	B. CaSO4	C. MnSO4.	D. ZnSO4.
123/ Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?
 A. Pb, Ni, Sn, Zn.	B. Pb, Sn, Ni, Zn.	C. Ni, Sn, Zn, Pb.	D. Ni, Zn, Pb, Sn.
124/ Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là 	A. Mg.	B. Cu.	C. Fe.	D. Zn.
125/ Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
 A. Cu + dung dịch FeCl3. 	B. Fe + dung dịch HCl.C. Fe + dung dịch FeCl3. 	D. Cu + dung dịch FeCl2.
126/ Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là A. 21, 56 gam.	B. 21,65 gam.	C. 22,56 gam.	D. 22,65 gam.
127/ Đốt m gam thiếc ( Sn) cần 4,48 lít O2 (đkc) . Hoà tan m gam thiếc ( Sn) vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (đktc). Thể tích khí H2 là 
 A. 0,84 lít.	 	B. 4,48 lít.	 	C. 6,72 lít.	 	D. 2,24 lít.
128/ Cặp chất không phản ứng với nhau là?
A.dd FeCl2 và dung dịch CuCl2. 	 B. Fe và ddFeCl3. C. Cu vàddFeCl3. 	 D. Fe và dd CuCl2.

Tài liệu đính kèm:

  • docCrFe_Cu.doc