Đề cương kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH
BỘ MÔN HÓA
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 10
NĂM HỌC 2021-2022
I. LÍ THUYẾT
CHƯƠNG 1 + CHƯƠNG 2
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là:
A. electron. 	B. nơtron.	C. proton. 	D. electron và proton.
Câu 2: Kích thước của nguyên tử chủ yếu là
A. kích thước của hạt proton.	B. kích thước của hạt electron.
C. kích thước của lớp vỏ.	D. kích thước của hạt nhân.
Câu 3: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton.	B. Nơtron.	C. electron.	D. nơtron và electron.
Câu 4: Hầu hết các nguyên tử đều tạo bởi hạt nào sau đây?
A. Electron và nơtron.	B. Electron và proton.
C. Nơtron và proton.	D. Nơtron, proton và electron.
Câu 5: Kí hiệu của proton là	A. e.	B. n.	C. p.	D. q.
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố Na có 11 proton, 11 electron và 12 nơtron. Điện tích hạt nhân nguyên tử Na là?
A. 11+.	B. 11-.	C. 12+.	 D. 12-.
Câu 7: Cho kí hiệu nguyên tử của nguyên tố là , số hiệu nguyên tử của K là:
 A. 39	B. 20	C. +19	D. 19
Câu 8: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị :
A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron
Câu 9: Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian xung quanh hạt nhân và
A. theo quỹ đạo tròn.	B. theo quỹ đạo bầu dục.
C. theo những quỹ đạo xác định.	D. không theo những quỹ đạo xác định.
Câu 10: Mức năng lượng của phân lớp nào sau đây thấp nhất?	
A. 1s.	B. 2s.	C. 2p.	D. 3s.
Câu 11: Thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng được xác định là:
A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4p 4s......	B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p......
C. 1s 2s 2p 3p 3s 3d 4s 4p...	D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p....
Câu 12: Lớp L (n=2) có số phân lớp electron là: A. 3 B. 2. C. 4.	D. 1.
Câu 13: Phân lớp s có tối đa bao nhiêu electron?	 A. 2	 B. 6	 C. 10	 D. 14 
Câu 14: Ở phân lớp 3d số electron tối đa là: A. 10 B. 14 C. 6 D. 18
Câu 15: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử Ca (Z=20) ? 
A. [Ar]3d64s2.	 B. [Ar]4s2. C. [Ar]3d2. D. [Ar]4s1.
Câu 16: Nguyên tử X có 2 electron lớp ngoài cùng. X là nguyên tử của nguyên tố
A. phi kim.	B. kim loại.	C. khí hiếm.	D. hiđro.
Câu 17: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp 
A. cùng một hàng.	 B. cùng một cột.	 C. cùng một ô.	D. thành hai cột.
Câu 18: Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 2 và 3 	B. 3 và 2	C. 3 và 4 	D. 5 và 2
Câu 19: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có 
A. cùng số electron trong nguyên tử.	 	 	B. số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau.
C. số lớp electron trong nguyên tử bằng nhau. 	D. cùng nguyên tử khối.
Câu 20: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn 
A. của điện tích hạt nhân.	B. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
C. của số hiệu nguyên tử. 	D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Câu 21: Hóa trị trong oxit cao nhất của nguyên tố nhóm IIIA là bao nhiêu? 
A. 2.	 	B. 4.	 	C. 3.	D. 1.
Câu 22: Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA, công hợp chất khí của R với hidro là
A. RH.	B. RH2.	C. RH3.	D. RH4.
Câu 23: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức hợp chất khí của R với hiđro là:
A. RH5	B. RH4	C. RH3	D. RH2
Câu 24: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố trong nhóm IA thay đổi thế nào?
A. Tăng dần.	B. Giảm dần. C. Không thay đổi.	D. Vừa tăng vừa giảm.
Câu 25: Trong nhóm IIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các hidroxit tương ứng với nguyên tố biến đổi như thế nào?
A. Mạnh dần.	B. Yếu dần.	C. Không biến đổi.	D. Biến đổi không quy luật.
Câu 26: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì 2 biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần.	B. Giảm dần.	C. Không thay đổi.	D. Không theo quy luật.
Câu 27: Cấu hình electron của nguyên tử Cl là 1s22s22p63s23p5. Lớp thứ hai (lớp L) của nguyên tử Cl có bao nhiêu electron?	A. 2.	B. 8.	C. 3.	D. 1.
Câu 28: Trong nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIIA có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng?
A. 2.	B. 7.	C. 8.	D. 1.
Câu 29: Cấu hình electron của nguyên tử F là 1s22s22p5. F thuộc loại nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s.	B. Nguyên tố p.	C. Nguyên tố d.	D. Nguyên tố f.
Câu 30: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố: Li (1s22s1), Mg (1s22s22p63s2), C (1s22s22p2). Nguyên tố nào cùng thuộc chu kì 2? 
A. Li, Mg, C.	B. Li, Mg.	C. Li, C.	D. Mg, C.
Câu 31: Cấu hình electron nguyên tử X là 1s22s22p6. Nguyên tố X ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn ?
A. Chu kì 3, nhóm VIA. B. Chu kì 3, nhóm VIIIA C. Chu kì 2 nhóm VIA.	D. Chu kì 2, nhóm VIIIA.
Câu 32: Cho các nguyên tố Na (Z =11), Mg (Z = 12), Al ( Z = 13) thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là
A. Na, Mg, Al.	B. Mg, Al, Na. C. Al, Mg, Na.	D. Al, Na, Mg.
Câu 33: Các nguyên tố halogen được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: F, Cl, Br, I. Nguyên tố halogen nào có tính phi kim mạnh nhất? 
A. F.	B. Cl.	C. Br.	D. I.
Câu 34: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là A. 2s22p3.	B. 2s22p5.	C. 2s22p1.	D. 2s22p6.
Câu 35: Nguyên tử nguyên tố P có 15 proton, 16 nơtron, 15 electron được kí hiệu là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 36: Nguyên tử O (Z = 8) có bao nhiêu lớp electron? 
A. 1 lớp.	B. 2 lớp. C. 3 lớp.	D. 4 lớp.
Câu 37: Cấu hình electron nguyên tử Al là 1s22s22p63s23p1. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là? A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 38: Nguyên tố thuộc nhóm VIA có hóa trị cao nhất với oxi và với hiđro lần lượt là:
A. III và III	B. VI và II	C. VI và IV	D. II và VI
Câu 39: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp electron ngoài cùng là 3s23p6. Tổng số electron trên vỏ nguyên tử của X là: 
A. 15.	 B. 18. C. 27.	D. 24
Câu 40: Y có cấu hình e: 1s22s22p63s23p5. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm VIIIA C. Chu kì 4, nhóm IA	D. Chu kì 4, nhóm IIA
Câu 41: Nguyên tố có Z=5 là thuộc loại nguyên tố: 
A. f. 	 B. s. C. d. 	D. p. 
Câu 42: Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA. Số electron lớp ngoài cùng của X là: 
A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 43: Số phân tử H2O được tạo bởi các đồng vị và là:
A. 6.	 B. 9.	 C. 12.	 D. 15.
Câu 44: Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp của các đồng vị . Số phân tử O2 có thể được tạo thành từ các đồng vị trên là `A. 3.	 B. 6.	 C. 8.	 D. 12.
Câu 45: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5. Trong hợp chất của R với hiđro ở thể khí có chứa 8,82 % hiđro về khối lượng. Nguyên tử khối của R là 
A. 12	B. 14	C. 31 D. 32
Câu 46: Biết rằng Agon có 3 đồng vị: (0,3%); (0,06%); (99,6%). Khối lượng nguyên tử trung bình của Agon là: A. 39,97.	B. 37,99. 	C. 73,99. 	D. 79,39.
Câu 47: Trong tự nhiên Fe có hai đồng vị là 55Fe và 56Fe. Nguyên tử khối trung bình của Fe bằng 55,85. Thành phần phần trăm tương ứng của hai đồng vị lần lượt là 
A. 85 và 15.	 	 B. 42,5 và 57,5. 	 C. 57,5 và 42,5.	 D. 15 và 85.
Câu 48: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. X là
A. Na 	 	 B. Mg	 	 C. Al	 D. Si
Câu 49: Một nguyên tử của nguyên tố có tổng số hạt cơ bản là 34. Nguyên tố hóa học đó là:
 A. Li.	 	 B. F.	 C. Na.	 	D. Mg
Câu 50: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 15. Vị trí của Y là:
Y thuộc chu kì 2, nhóm VIA	B. Y thuộc chu kì 2, nhóm VA
Y thuộc chu kì 3, nhóm IVA	D. Y thuộc chu kì 2, nhóm VIIIA

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_mon_hoa_hoc_khoi_10_nam_hoc.doc