MỤC LỤC Trang Chương 6. KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ – NHÔM 2 Bài 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT 2 Lí thuyết cơ bản 2 Trắc nghiệm 6 Bài 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT 8 Lí thuyết cơ bản 8 Trắc nghiệm 12 Bài 27. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM 14 Lí thuyết cơ bản 14 Trắc nghiệm 18 Chương 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG 21 Bài 31. 32. 33. SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT 21 Lí thuyết cơ bản 21 Trắc nghiệm 26 Bài 34. CRÔM VÀ HỢP CHẤT CRÔM 29 Lí thuyết cơ bản 29 Trắc nghiệm 32 Bài 35. ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG 34 Lí thuyết cơ bản 34 Trắc nghiệm 37 Bài 36. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC 39 Lí thuyết cơ bản 39 Trắc nghiệm 42 Chương 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ 45 Lí thuyết cơ bản 45 KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ – NHÔM 6 Chương Bài 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM ¾¾¾ & ¾¾¾ I/ VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ. Vị trí và cấu hình electron. Kim loại kiềm thuộc nhóm IA (phân nhóm chính nhóm I) trong bảng tuần hoàn. Gồm các nguyên tố: (có cấu hình lớp ngoài cùng là: ns1) (nguyên tố phóng xạ). Tính chất vật lí. Kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lựợng riêng nhỏ, độ cứng thấp (có thể dùng dao cắt chúng dễ dàng). Nó có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp là do chúng có cấu tạo dạng mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Đi từ Li đến Cs thì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần. Khối lượng riêng nhỏ và tăng dần từ Li đến Cs. II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC. Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ Liti đến Xesi. Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1. Na tri và hợp chất của nó khi cháy cho ngọn lửa màu vàng. 1. Tác dụng với phi kim. a/ Tác dụng với oxi. Li, Na, K. ở nhiệt độ thường, tạo thành lớp oxi trên bề mặt. Khi đốt nóng thì cháy mãnh liệt, tạo thành oxit (Na2O, K2O, Li2O), nếu dư oxi sẽ tạo thành peoxit M2O2 (Li2O2, Na2O2, K2O2). Những peoxit này là chất rắn, tan trong nước tạo thành nước oxi già H2O2. ; Rb, Cs bốc cháy trong oxi ở nhiệt độ thường. b/ Tác dụng với các phi kim khác. Kim loại kiềm phản ứng mạnh với halogen ở nhiệt độ thường hoặc đun nhẹ. Khi đun nóng phản ứng với S, H2 và một số phi kim khác. 2. Tác dụng với nước. Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo ra dd kiềm và giải phóng khí H2. . Do nó dễ dàng khử nước, nên bảo quản kim loại kiềm: phải ngâm trong dầu hỏa khan. Tác dụng với axit. Kim loại kiềm khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,) tạo muối và giải phóng khí H2 : III/ ĐIỀU CHẾ – ỨNG DỤNG – NHẬN BIẾT KIM LOẠI KIỀM. Điều chế. Điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hidroxit của chúng. Ứng dụng. Dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. Kim loại Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện. Tạo hợp kim siêu nhẹ dùng trong hàng không. Điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt, làm xúc tác cho nhiều phản ứng hữu cơ. Nhận biết kim loại kiềm. Để nhận biết kim loại kiềm, người ta đốt nóng hợp chất của nó (bằng cách nhúng dây platin sạch vào dd chứa ion kim loại kiềm hoặc đơn chất) trên ngọn lửa không màu. Nếu: Ngọn lửa cho màu vàng là Na. Ngọn lửa cho màu tím là K. Ngọn lửa cho màu đỏ là Li. Ngọn lửa cho màu đỏ tía là Rb. Ngọn lửa cho màu xanh da trời là Cs. III/ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM. Natrihidroxit NaOH, còn gọi là xút a/ Tính chất vật lí: NaOH là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 3220C và không bị nhiệt phân. b/ Tính chất hóa học: NaOH là một bazơ mạnh. Phân li mạnh: Tác dụng với axit: tạo ra muối và nước . Tác dụng với oxit axit CO2 và SO2: + Nếu tỉ lệ Sản phẩm là NaHCO3 (muối axit). (CO2 dư). + Nếu tỉ lệ Sản phẩm là Na2CO3 (muối trung hòa). (NaOH dư). + Nếu tỉ lệ Sản phẩm là hỗn hợp gồm 2 muối Tác dụng với dung dịch muối: Tạo ra muối mới và bazơ mới. Trong phản ứng, nếu thừa NaOH sẽ có phản ứng hòa tan Al(OH)3: Tác dụng với các nguyên tố lưỡng tính như Al, Zn, Be và axit – hidroxit của chúng: Nước Javen Có màng ngăn đpdd c/ Điều chế: Trong công nghiệp, điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp giữa hai điện cực (điện cực trơ). Lưu ý rằng: Nếu không có màng ngăn, clo tạo thành sẽ tác dụng với NaOH, sinh ra nước Javen với phương trình phản ứng: d/ Ứng dụng. NaOH là một nguyên liệu quan trọng, đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric. NaOH được dùng để nấu xà phòng (giải thích xút – NaOH ăn da), chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, luyện nhôm, làm giấy và là nguyên liệu quan trọng trong cho nhiều ngành công nghiệp đầu mỏ, Natri hiđrocacbonat NaHCO3 a/ Tính chất vật lí: Là chất rắn màu trắng, tan ít trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy. b/ Tính chất hóa học. Dung dịch NaHCO3 có tính bazơ do bị thủy phân: (phản ứng kiềm yếu) NaHCO3 là chất lưỡng tính (vừa có tính axit, vừa có tính bazơ): (thể hiện tính bazơ) (thể hiện tính axit) c/ Ứng dụng: NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,). Natri cacbonat Na2CO3, còn gọi là sô–đa a/ Tính chất vật lí. Là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước. Ở nhiệt độ thường, Na2CO3 tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O. Ở nhiệt độ cao, muối này mất dần nước kết tinh trở thành Na2CO3 khan, nóng chảy ở 8500C và không bị nhiệt phân (khó bị phân hủy bởi nhiệt). b/ Tính chất hóa học. Na2CO3 có phản ứng kiềm mạnh (làm quỳ tím hóa xanh, phenlolphatalein hóa hồng) do bị thủy phân, thể hiện qua một trong các phản ứng: Na2CO3 là một muối của axit yếu (axit cacbonic H2CO3) nên có những tính chất chung của muối: (trắng) Phản ứng với muối: . Phản ứng với axit mạnh: . @ Lưu ý rằng: Nếu cho từ từ dung dịch axit vào dung dịch Na2CO3, thì 1 lúc mới có khí bay ra, phản ứng này xảy ra theo hai giai đoạn kế tiếp: c/ Điều chế: Trong công nghiệp Na2CO3 được điều chế bằng phương pháp Slovay. d/ Ứng dụng: Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặc, phẩm nhuộm, giấy, sợi, Kali nitrat KNO3 a/ Tính chất. Kali nitrat (KNO3) là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước. Chúng dễ bị nhiệt phân thành O2 và KNO2: b/ Ứng dụng. Kali nitrat được dùng làm phân bón (phân đạm, phân kali) và được dùng làm thuốc nổ. Thuốc nổ thông thường (thuốc súng) là hỗn hợp gồm: 68%KNO3, 15%S và 17%C (than). Phản ứng cháy của thuốc súng xảy ra theo phương trình: Natri clorua NaCl (muối) a/ Lí tính: Là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước, có . b/ Công dụng: Thực phẩm quan trọng cho người và gia súc. Nguyên liệu điều chế nhiều hóa chất quan trọng: Cl2, axit HCl, NaOH, Na, nước Javen. c/ Khai thác: Từ nước biển, quặng muối. TRẮC NGHIỆM ======= YYY ======= Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là: A. ns1 B. ns2 C. ns2 np1 D. (n – 1)dx nsy Câu 2. Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Khi đó, M+ là cation nào sau đây: A. Ag+. B. Cu+. C. Na+. D. K+. Câu 3. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s23p1. Câu 4. Tính bazơ tăng dần từ trái sang phải theo thứ tự nào ? A. LiOH < KOH < NaOH. B. NaOH < LiOH < KOH. C. LiOH < NaOH < KOH. D. NaOH < KOH < LiOH. Câu 5. Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm ? A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất. B. số lớp electron. C. số electron ngoài cùng của nguyên tử. D. cấu tạo đơn chất kim loại. Câu 6. Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của: A. Điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Khối lượng riêng. C. Nhiệt độ sôi. D. Số oxi hóa. Câu 7. Nguyên tử có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là: A. Li B. Na C. K D. Cs Câu 8. Chọn phát biểu chưa đúng ? A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ. C. Kim loại kiềm có độ cứng thấp. D. Kim loại kiềm có kiểu mạng lập phương tâm khối. Câu 9. Trong nhóm kim loại kiềm, từ Li đến Cs có: A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần. B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần. C. Nhiệt độ nóng chảy tăng, nhiệt độ sôi giảm. D. Nhiệt độ nóng chảy giảm, nhiệt độ sôi tăng Câu10. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, độ cứng nhỏ là do: A. Kim loại kiềm có mạng tinh thể rỗng. B. Nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn. C. Liên kết kim loại trong tinh thể kém bền. D. Có ít electron hóa trị (1 electron). Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kim loại kiềm ? A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. B. Khối lượng riêng nhỏ. C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs. D. Mạng tinh thể dạng lập phương tâm diện. Câu 12. Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hóa thứ nhất: A. Tăng dần từ Li đến Cs. B. Giảm dần từ Li đến Cs. C. Tăng dần từ Li đến K, từ K đến Cs giảm dần. D. Giảm từ Li đến K, từ K đến Cs tăng dần. Câu 13. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau: A. Năng lượng để phá vỡ mạng lưới tinh thể của kim loại kiềm tương đối nhỏ. B. Bán kính của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn những nguyên tử của các nguyên tố khác cùng một chu kì. C. Năng lượng ion hóa của kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì. D. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs. Câu 14. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường làm như thế nào ? A. Ngâm vào nước. B. Ngâm trong dầu hỏa. C. Để nơi thoáng mát. D. Để trong bóng tối Câu 15. Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chúng trong dầu hỏa. Lời giải thích nào sau đây là đúng ? A. Dầu hỏa tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại kềm nên chúng không bị oxi hóa khi đưa ra ngoài không khí hoặc tiếp xúc với nước B. Dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm và cách li kim loại kiềm với không khí, bảo vệ kim loại kiềm không bị oxi hóa. C. Dầu hỏa có khối lượng riêng bé hơn kim loại kiềm nên nổi lên trên làm màng bảo vệ cho kim loại kiềm bị oxi hóa. D. Dầu hỏa là chất không thấm nước, không thấm khí nên là chất tốt nhất bảo vệ kim loại kiềm tránh hai tác nhân oxi hóa này. Câu 16. Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quì tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ? A. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu. B. Dung dịch thu được làm quỳ tím hóa xanh. C. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước. D. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước. Câu 17. Kim loại kiềm nào được dùng làm tế bào quang điện ? A. Li B. Na C. K D. Cs Câu 18. Kim loại nào được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân ? A. Hg B. Na, K C. Li D. Cs Câu 19. Nguyên liệu để điều chế kim loại kiềm là: A. Muối halogenua của kim loại kiềm. B. Muối sunfat của kim loại kiềm. C. Muối nitrat của kim loại kiềm. D. Muối cacbonat của kim loại kiềm. Câu 20. Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là: A. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm. B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa 2 cực có màng ngăn xốp. C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa 2 cực không có màng ngăn xốp. D. Cả A, B, C. Câu 21. Cho 6,2g hỗn hợp hai kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít H2 (đkc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là: A. 9,4g B. 9,5g C. 9,6g D. 9,7g Câu 22. Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85) A. Rb. B. Li. C. Na. D. K. Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 5,2g hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít H2 (đkc). Hai kim loại đó là: A. Li và Na B. Na và K C. K và Rb D. Rb và Cs Câu 24. Cho 1,5g hỗn hợp Na và kim loại kiềm A tác dụng với nước thu được 1,12 lít H2 (đkc). Vậy A là: A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 25. Hoà tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung hoà dung dịch X cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị m đã dùng là A. 6,9 gam. B. 4,6 gam C. 9,2 gam D. 2,3 gam. Câu 26. Hòa tan 7,8g một kim loại X vào H2O được dung dịch D và 2,24 lít H2 ở đkc. a/ Xác định kim loại X. A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. b/ Trung hòa 20ml dung dịch D cần phải dùng 10ml dung dịch H2SO4 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch D ? A. 1M. B. 2M. C. 3M. D. 4M. Câu 27. Cho 3g hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 800ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại M là: A. Li B. Cs C. K D. Rb Câu 28. Cho 17g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng với nước thu được 6,72 lít H2 (đkc) và dung dịch Y. Thể tích dung dịch HCl, 2M cần để trung hòa dung dịch Y là: A. 200ml B. 250ml C. 300ml D. 350ml Câu 29. Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 600 ml. Câu 30. Hỗn hợp 6,2g gồm kim loại Na và 1 kim loại kiềm khác, cho hỗn hợp đó tác dụng với 104g H2O, người ta thu được 110g dung dịch. Cho biết số nguyên tử gam 2 kim loại trong hỗn hợp đều bằng nhau. Xác định tên kim loại ? A. Li B. Na C. Rb D. K. Bài 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT ¾¾¾ & ¾¾¾ I/ VỊ TRÍ – CẤU HÌNH ELECTRON VÀ LÍ TÍNH. Vị trí và cấu hình electron. Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA gồm các nguyên tố: Beri / Be[He] 2s2, Magie / Mg[Ne] 3s2, Canxi / Ca[Ar] 4s2, Stronti / Sr[Kr] 5s2, Bari / Ba[Xe] 6s2 và Radi / Ra (là nguyên tố phóng xạ) Cấu hình electron ngoài cùng là ns2. Kiểu mạng tinh thể: Be, Mg (lục phương); Ca, Sr (tâm diện); Ba (tâm khối). Kim loại phân nhóm chính nhóm IIA được gọi là kiềm thổ bởi vì oxit của chúng (thành phần của đất) tác dụng với nước cho dung dịch kiềm. Năng lượng ion hóa I2 nhỏ và giảm dần từ Be đến Ba. Tính chất vật lí. Có tính chất vật lí tương tự như kim loại kiềm (là những chất rắn, có ánh bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt). Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp (cao hơn kim loại kiềm, nhưng vẫn nhỏ hơn nhôm). Các tính chất trên không biến đổi theo một qui luật nhất định như kim loại kiềm vì kiểu mạng tinh thể của kim loại kiềm thổ không giống nhau. II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC. Kim loại kiềm thổ có tính khử có tính khử mạnh nhưng yếu hơn kim loại kiềm. Tính khử tăng dần từ Be đến Ba. Trong các hợp chất luôn có số oxi hóa là +2: Tác dụng với phi kim. Với oxitạo oxit: Ở nhiệt độ thường, Be và Mg bị oxi hóa chậm tạo thành lớp màng oxit bảo vệ kim loại. Các kim loại còn lại phản ứng với oxi trong không khí mãnh liệt hơn. Khi đốt nóng, tất cả các kim loại nhóm IIA đều cháy tạo thành oxit: Với halogentạo muối (phản ứng xảy ra dễ dàng ở nhiệt độ thường) Với các phi kim kém hoạt động phải đun nóng: Tác dụng với nước (H2O). Nhiệt độ thường: Be không phản ứng với H2O, Mg phản ứng chậm (xem như không phản ứng). Ca, Sr, Ba khử mạnh với nước ở nhiệt độ thường dễ dàng, tạo kiềm và giải phóng khí H2 (đây cũng là lý do gọi Ca, Ba, Sr là kim loại kiềm thổ). Tác dụng với axit. Với dung dịch axit không có số oxi hóa (HCl, H2SO4 loãng,..) tạo muối và giải phóng khí H2. Với dd axit có tính oxi hóa (HNO3, H2SO4đ,..) sẽ khử của dung dịch HNO3 loãng xuống và trong H2SO4 đặc xuống tạo thành muối, sản phẩm khử và H2O: Tác dụng với dung dịch kiềm: Chỉ có Be phản ứng. III/ ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG. Điều chế Bằng cách điện phân nóng chảy muối Halogenua. Phương trình điện phân: Ta thu được kim loại Ca ở cực âm, khí clo thoát ra ở cực dương. Ứng dụng Mg dùng làm chế tạo hợp kim nhẹ, bền dùng chế tạo máy bay, ô tô. IV/ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI – NƯỚC CỨNG. Trong số các hợp chất của kim loại kiềm thổ, quan trọng nhất là các hợp chất của canxi vì chúng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Canxi oxit – Vôi sống (CaO) Là chất rắn, màu trắng. Là oxit bazơ, tác dụng mãnh liệt với nước, tạo thành bazơ mạnh: Tác dụng với nhiều oxit và oxit axit. Điều chế: . Canxi hidroxit – Vôi tôi (Ca(OH)2) Là chất rắn màu trắng, tan ít trong nước (1 lít H2O ở 200C hòa tan được 0,02mol Ca(OH)2). Dung dịch Ca(OH)2 là nước vôi trong. Là một bazơ mạnh: Tác dụng với CO2, SO2: Phản ứng (1) thường dùng để nhận biết khí CO2. Khi sục CO2 từ từ đến khi dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan. Tác dụng với axit: Tác dụng với muối: Tác dụng với Cl2: Điều chế: Ứng dụng: Ca(OH)2 là chất rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: Sản xuất amoniac (NH3), cluarua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng, làm miềm nước, xử lí nước thải Canxi cacbonat (CaCO3). Có trong đá vôi, đá hoa, đá phấn, quặng đolomit (có chứa CaCO3; MgCO3) và canxi cacbonat là thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực,.... CaCO3 là chất rắn màu trắng, không tan trong nước nhưng tan được trong nước có khí CO2 hoặc tan được trong dung dịch axit: Trong phản, Chiều (1) xảy ra ở nhiệt độ thấp, giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi. Chiều (2), xảy ra ở nhiệt độ cao, giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động, cặn trong ấm nước CaCO3 dễ bị phân hủy ở nhiệt độ khoảng 9000C: . Tác dụng được với axit hữu cơ: Ứng dụng: Đá vôi: dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, Đá hoa: dùng trong các công trình mĩ thuật (tạc tượng, trang trí,). Đá phấn: dễ nghiền thành bột mịn nên làm phụ da của thuốc đánh răng, Canxi sunfat (CaSO4). Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O, ta gọi là thạch cao sống. Thạch cao sống là một chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. Khi nung thạch cao sống thì nó mất một phần nước và biến thành thạch cao nung: (thạch cao sống) (thạch cao nung) Thạch cao nung là một chất bột màu trắng, khi nhào với nước có khả năng đông cứng nhanh. Lợi dụng tính chất này, người ta nặng tượng, sử dụng trong các công trình xây dựng, dùng trong y học (bó bột khi gãy xương,). Thạch cao khan CaSO4 được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở 3500C. Khi nung thạch cao khan đến 9600C, canxi sunfat bị phân hủy. V/ NƯỚC CỨNG. Định nghĩa. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. Nước mềm là nước không chứa hoặc chứa ít ion trên. Phân loại. Nước cứng tạm thời: là nước cứng chứa ion hidrocacbonat (nghĩa là có chứa các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2). Nước cứng vĩnh cửu: là nước cứng chứa các ion hoặc ion (tức là có chứa các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4). Nước cứng toàn phần: là nước cứng chứa cả ion và hoặc (gồm muối của cả hai loại trên). Tác hại. Gây tắt đường ống. Xà phòng mất tác dụng gây lãng phí. Làm thực phẩm mau chín và giảm mùi vị của thực phẩm. Tạo lớp cặn trong nồi hơi gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn trong sản xuất. Làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế trong phòng thí nghiệm. Cách làm mềm nước cứng. Nguyên tắc: làm giảm nồng độ các ion Ca2+ và Mg2+ bằng cách chuyển các ion trên vào các hợp chất không tan hoặc thay thế chúng bằng các cation khác. Đối với nước cứng tạm thời: Có 3 cách. Cách 1: Đun nóng thu được kết tủa, lọc kết tủa được nước mềm. Cách 2: Dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ để trung hòa muối axit thành muối trung hòa. Cách 3: Dùng dung dịch Na2CO3 hoặc Na3PO4 để tạo kết tủa, lọc kết tủa để được nước mềm. Đối với nước cứng vĩnh cửu: Dùng dung dich Na2CO3 hoặc Na3PO4 để tạo kết tủa, lọc kết tủa để được nước mềm. Ngoài ra, người ta còn dùng phương pháp trao đổi ion (cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion). Trong thực tế, người ta thường dùng đồng thời một số hóa chất thí dụ như Ca(OH)2 và Na2CO3. VI/ NHẬN BIẾT ION Ca2+, Mg2+ Dùng dung dịch Na2CO3 để tạo kết tủa tan trong CO2 TRẮC NGHIỆM ======= YYY ======= Câu 1. Để điều chế kim loại nhóm IIA, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây ? A. Nhiệt luyện. B. Điện phân nóng chảy. C. Thủy luyện. D. Điện phân dung dịch. Câu 2. Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực âm) ? A. B. C. D. . Câu 3. X là Clo hoặc Brom. Nguyên liệu để điều chế Ca là: A. CaX2. B. Ca(OH)2. C. CaCO3 nằm trong nước. D. CaCl2 hoặc Ca(OH)2. Câu 4. Để sản xuất Mg từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá trình sản xuất, người ta dựa vào tính chất nào sau đây ? A. Mg(OH)2 là chất không tan. B. Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với axit HCl. C. MgCl2 nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp. D. A, B, C đều đúng. Câu 5. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là. A. 1e. B. 2e. C. 3e. D. 4e. Câu 6. Mg có số thứ tự 12 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Vậy cấu hình electron ion có thể có của nguyên tố này là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 B. 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2p2 2p6 3s2 3p2 D. Tất cả đều sai Câu 7. Hãy chọn phát biểu sai. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại thuộc nhóm IIA có. A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Năng lượng ion hóa I2 giảm dần. C. Tính khử của nguyên tử giảm dần. D. Tính oxi hóa của ion giảm dần. Câu 8. Khi điện phân nóng chảy muối BaCl2 để điều chế Ba. Tìm phát biểu đúng A. Thu được Cl2 ở cực dương, Ba ở cực âm. B. Thu được Ba ở cực dương, Cl2 ở cực âm C. Thu được Ba ở cực dương, Ba(OH)2 ở cực âm. D. Thu được Cl2 ở cực dương, Ba(OH)2 ở cực âm. Câu 9. Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một qui luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có. A. Điện tích hạt nhân khác nhau. B. Cấu hình electron khác nhau. C. Bán kính nguyên tử khác nhau. D. Kiểu mạng tinh thể khác nhau. Câu 10. Chọn phát biểu đúng ? A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm thổ là tính khử và tính khử của nó mạnh hơn kim loại kiềm B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm thổ là tính khử và tính khử của nó yếu hơn kim loại kiềm. C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm thổ là tính oxi hóa và tính oxi hóa của nó mạnh hơn kim loại kiềm. D. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm thổ là tính oxi hóa và tính oxi hóa của nó yếu hơn kim loại kiềm. Câu 11. Ở nhiệt độ thường, kim loại nào không phản ứng được với nước. A. Mg. B. Be. C. Ca. D. Sr. Câu 12. Kim loại nào khử nước chậm ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng mạnh với hơi nước ở nhiệt độ cao ? A. Mg. B. Ca. C. Ca. D. K. Câu 13. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. Câu 14. Cho dãy các kim loại: Fe, Be, Al, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 15. Tìm phát biểu không đúng ? A. Tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với dung dịch HCl, loãng cho khí H2 . B. Tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nóng hoặc đặc nguội, H2SO4 đặc không giải phóng khí hidro. C. Tất cả kim loại kiềm thổ đều không tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao. D. Tất cả kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước cho bazơ mạnh. Câu 16. Cho bari vào nước được dung dịch A. Cho lựơng dư dung dịch Na2CO3 vào A rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong các hiện tượng sau. A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan. B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan. C. Bari tan, sủi bọt khí hydro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng. D. Bari tan, sủi bọt khí hydro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan. Câu 17. Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 18. Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl. Câu 19. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3) sẽ: A. Có kết tủa trắng. B. Có bọt khí thoát ra. C. Có kết tủa trắng và bọt khí. D. Không có hiện tượng gì. Câu 20. Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây, có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 ? A. Quỳ tím. B. Bột kẽm. C. Na2CO3. D. A hoặc B hoặc C. Câu 21. Cho 2g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là: A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba. Câu 22. Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 12g kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 7,3% (d = 1,25g/ml). Kim loại đó là: A. Ca. B. Be. C. Ba. D. Mg. Câu 24. Cho 25g CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (d = 1,2g/ml). Khối lượng của dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu ? A. 180g. B. 91,25g. C. 182,5g. D. 55g. Câu 25. Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị II thành oxit phải dùng một lựong oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là: A. Zn. B. Mg. C. Ca. D. Ba. Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 1,44g một kim loại hóa trị II bằng 250ml H2SO4 0,3M (loãng). Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch sau phản ứng phải dùng 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Kim loại đó là A. Be. B. Ca. C. Ba. D. Mg. Câu 27. Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672ml khí CO2 (đkc). Phần trăm khối lượng của 2 muối trên trong hỗn hợp theo thứ tự nào sau đây ? A. 35,2% và 64,8%. B. 70,4% và 29,6%. C. 85,49% và 14,52%. D. 17,6% và 82,4%. Câu 28. Hoà tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc). Số gam mỗi muối ban đầu là A. 2,0 g và 6,2 g B. 6,1 g và 2,1 g C. 4,0 g và 4,2 g D. 1,48 g và 6,72 g. Câu 29. Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA đến khi khối lượng không đổi thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 4,64g hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là: A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 30. Hoà tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng A. 7,800 gam. B. 5,825 gam. C. 11,100 gam. D. 8,900 gam. Bài 27. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM ¾¾¾ & ¾¾¾ I/ VỊ TRÍ CỦA NHÔM TRONG BẢNG HTTH – CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – LÍ TÍNH Vị trí và cấu tạo nguyên tử Nhôm (Al) ở ô số 13, nhóm IIIA, chu kỳ 3. Cấu hình nguyên tử Al (Z = 13): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1, hay viết gọn lại là Al [Ne]: 3s2 3p1. Nhôm dễ dàng nhường 3 electron hóa trị nên trong hợp chất luôn có số oxi hóa +3. Lý tính Al là chất rắn, màu trắng bạc, nhẹ (D = 2,7g/cm3), khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng. Có thể dát được những là nhôm mỏng 0,01mm dùng làm gói giấy kẹo, thuốc là, Dẫn điện tốt (gấp 3 lần sắt, bằng 2/3 lần đồng) và dẫn nhiệt tốt (gấp 3 lần sắt). II/ HÓA TÍNH Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, bị oxi hóa dễ dàng thành ion : Tác dụng với phi kim (O2, Cl2, S, ...) Với OxiNhôm oxit: Ở nhiệt độ thường: Al kết hợp dễ dàng với oxi tọa lớp oxit mỏng, bền, bảo vệ Al không bị oxi hóa tiếp tục. Khi đun nóng: phản ứng mãnh liệt, sáng, tỏa nhiều nhiệt: . Với phi kim khác (Cl2, Br2, S, N2, C) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với Cl2tạo muối. Khi đun nóng, phản ứng được với I2, S. Khi đun nóng mạnh, phản ứng được với N2, C. Tác dụng với axit Với axit thường (HCl, H2SO4 loãng, H3PO4) muối . Al khử dễ dàng ion H+ trong các dung dịch axit trên để tạo muối và giải phóng khí hidro. Với axit có tính oxi hóa (HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng). Trong các phản ứng này, Al khử hoặctrong các dung dịch axit trên xuống số oxi hóa thấp hơn như: NO, NO2, N2, N2O, NH4NO3, SO2 và không giải phóng khí H2. đặc nóng Al không tác dụng với các dd axit HNO3 đặc nguội và dd axit H2SO4 đặc nguội. Vì vậy, có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở (dùng làm bình chứa) hai axit nói trên. Tác dụng với oxit kim loại yếu hơn – Phản ứng nhiệt nhôm Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit thành kim loại tự do và những phản ứng này được gọi là phản ứng nhiệt nhôm. . Phản ứng này tỏa nhiệt mạnh nên được dùng hàn kim loại. Tác dụng với nước Nhôm không tác dụng với nước ở bất kì nhiệt độ nào là vì trên bề mặt của nhôm được phủ một lớp nhôm oxit Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua. Nếu phá bỏ lớp bảo vệ, nhôm khử được nước ở nhiệt độ thường: . Phản ứng trên sẽ
Tài liệu đính kèm: