Đề cương học kì 2 Hóa 11

docx 56 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3110Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương học kì 2 Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kì 2 Hóa 11
CHƯƠNG 5. HIDROCACBON NO
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I – ANKAN (Parafin): CnH2n+2 (n≥1)
* CH4, C2H6, C3H8, , CnH2n+2 lập thành dãy đồng đẳng của ankan.
* Từ C4 trở đi có đồng phân cấu tạo.
* Danh pháp:
Ankan không phân nhánh: Tên ankan = Tên mạch chính + an . 
Ankan phân nhánh: Tên ankan = Số chỉ vị trí nhánh + Tên nhánh + Tên mạch chính + an .
* Tính chất hóa học: Phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hóa.
Phản ứng thế:
 (Nguyên tắc phản ứng thế (*).)
à Phản ứng halogen hóa.
Phản ứng tách:
Phản ứng đehiđro hóa (Phản ứng tách hiđro)
Phản ứng cracking: 
Phản ứng tách (hoàn toàn): 
Phản ứng oxi hóa 
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn: 
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (có xúc tác): 
Phản ứng điều chế ankan:
Phản ứng đặc biệt:
II – XICLOANKAN: CnH2n (n ≥ 3)
* Xicloankan là những hiđrocacbon no mạch vòng 
* Danh pháp: Tên xicloankan = Số chỉ vị trí nhánh + Tên nhánh + xiclo + Tên mạch chính + an .
Chú ý: – Mạch chính là mạch vòng.
	 – Đánh số sao cho tổng các chỉ số vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.
* Tính chất hóa học:
Phản ứng thế: 
Xiclopentan Brom xiclopentan
Phản ứng cộng mở vòng:
Phản ứng tách
Phản ứng oxi hóa: 
Điều chế:
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Viết công thức phân tử (CTPT), công thức cấu tạo (CTCT) và gọi tên ankan – xiclo ankan.
Viết công thức phân tử của ankan và gốc hiđrocacbon tương ứng:
a) Chứa 10H	b) Chức 8C	c) Chứa n nguyên tử C	d) Chứa (x+1) nguyên tử C.
Giải
Điều kiện đề bài:
Công thức phân tử Ankan
Công thức gốc hiđrocacbon
Chứa 10H
C4H10
C4H9–
Chức 8C
Chứa n nguyên tử C
Chứa (x+1) nguyên tử C
Viết CTPT các hiđrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: CH3–, C2H5–, C3H7–, C5H11–, C6H13–, C8H17–, C10H21–, CxH2x+1–.
Giải
Gốc ankyl
Hiđrocacbon tương ứng
Gốc ankyl
Hiđrocacbon tương ứng
CH3–
C6H13–
C2H5–
C8H17–
C3H7–
C10H21–
C5H11–
CxH2x+1–
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankan sau: pentan, isobutan, 2-metylbutan.
Giải
Công thức cấu tạo
Danh pháp IUPAC
Tên thông thường
 Ứng với propan có hai nhóm ankyl là propyl và isopropyl. 
a) Hãy viết công thức cấu tạo của chúng và cho biết bậc của nguyên tử cacbon mang hóa trị tự do.
b) Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn và công thức cấu tạo thu gọn nhất của các chất sau:
Tên hiđrocacbon
Công thức cấu tạo
CTCT thu gọn nhất
Isopentan
Neopentan
Hexan
2,3-đimetylbutan
3-etyl-2-metylheptan
3,3-đimetylpentan
Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo IUPAC các ankan có công thức phân tử sau:
a) C4H10	b) C5H12	c) C6H14	d) C7H16(*) 
Viết công thức cấu tạo của các chất có tên gọi sau:
STT
Tên gọi
Công thức cấu tạo
1
Pentan
2
2-metylpentan
3
3-etylpentan
4
2,2-đimetylpropan
5
2,2,4-trimetylpentan
6
3-etyl-3-metylpentan
7
1-clo-3-etyl-2-metylpentan (*)
(Lưu ý học sinh gọi tên nhánh theo Alphabet)
8
1,2,4-triclo-3-etyl-2,5-đimetylhexan (*)
9
Xiclopropan
10
Xiclopentan
11
Etylxiclopentan
12
Metylxiclohexan
13
1,4-đimetylxiclohexan
14
1,2-đicloxiclohexan (*)
Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân chứa mạch vòng no ứng với CTPT C4H8, C5H10.
Đọc tên các chất ứng với các công thức cấu tạo sau:
Dạng 2: – Viết chuỗi phản ứng 
	– Tính chất hóa học của ankan và xicloankan.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) Phản ứng thế của metan (CH4) với khí clo qua các giai đoạn (xúc tác: ánh sáng)
b) Propan tác dụng với khí clo (tỉ lệ mol 1:1) khi chiếu sáng (cho biết sản phẩm chính và sản phẩm phụ)
c) Tách một phân tử H2 từ phân tử propan.
d) Đốt cháy hexan.
e) Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom.
f) Dẫn hỗn hợp 4 khí gồm xiclopropan, xiclobutan, xiclopentan và H2 đi vào trong ống có chứa bột niken (Ni) nung nóng.
g) Đun nóng xiclohenxan với brom (tỉ lệ mol 1:1)
Hai chất A và B có cùng CTPT C5H12, tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thì A tạo ra 1 dẫn xuất monoclo duy nhất còn B thì cho 4 dẫn xuất monoclo. Viết công thức cấu tạo của A, B, các dẫn xuất monoclo tương ứng của chúng và gọi tên.
Viết phương trình phản ứng và gọi tên phản ứng của isobutan trong các trường hợp sau: 
a) Lấy 1 mol isobutan cho tác dụng với 1 mol clo có chiếu sáng.
b) Lấy 1 mol isobutan cho tác dụng với 1 mol brom (xúc tác: nhiệt độ)
c) Nung nóng isobutan với xúc tác Cr2O3 để tạo thành C4H8 (isobutilen).
d) Đốt isobutan trong không khí.
: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng
: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng
: Viết các phương trình phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng
Viết các ptr pư theo sơ đồ sau:
CH3COONa ® CH4 ® CH3Cl ® C2H6 ® C2H5Cl ® C4H10 ® C4H9Cl
H2O ® H2 ® CH4 ® C ® CH4 ® CH3Cl ® CH2Cl2 ® CHCl3
CH3COONa ® CH4 ® HCHO ® CO2 ® NH4HCO3
Al4C3 ® CH4 ® CO ® CO2 ® CaCO3 ® Ca(HCO3)2
C2H5COONa ® C2H6 ® C2H5Cl ® C2H4Cl2 ® C2H3Cl3
CH3-CH3 ® C2H4 ® C2H6 ® CO2 ® NaHCO3
CnH2n+1COONa ® CnH2n+2 ® CnH2n+1Cl ® (CnH2n+1))2
CH3COONa ® CH4 ® C2H2 ® C2H6 ® C2H5Cl ® C4H10 ® CH3COOH® CH4 ® CH3Cl 
Dạng 4: Viết công thức phân tử (CTPT), công thức cấu tạo (CTCT) và gọi tên ankan – xiclo ankan.
A, B, C có công thức đơn giản nhất lần lượt là: CH3; C2H5; C3H7. Xác định CTPT của A, B, C trong các tình huống sau
a. Chúng thuộc loại Ankan	
b.	Chúng thuộc loại hidrocacbon
Xác định CTPT của các hidrocacbon no, mạch hở trong các tình huống sau:
a.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở A ta được CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích là 2 : 3. 
b.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở B ta được CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích là 3 : 4.
c.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở C ta được CO2 và H2O có tỉ lệ về khối lượng là 11 : 9.
d.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở D ta được CO2 và H2O có tỉ lệ về khối lượng là 44 : 27.
e.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở E ta được CO2 và H2O trong đó thể tích H2O gấp 1,2 lần CO2
Xác định CTPT của các hidrocacbon no, mạch hở trong các tình huống sau:
a.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở A lấy sản phẩm qua bình I đựng P2O5 bình II đựng dung dịch KOH, ta thấy khối lượng bình I tăng 3,6 gam còn bình II tăng 4,4 gam. 
b.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở B lấy sản phẩm qua bình I đựng H2SO4 bình II đựng dung dịch NaOH, ta thấy khối lượng bình I tăng 10,8 gam còn bình II tăng 22 gam. Xác định CTCT của B biết rằng B chỉ tao duy nhất 1 sản phẩm monoclorua. 
c.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở C lấy sản phẩm qua bình I đựng P2O5 bình II đựng dung dịch Ca(OH)2, ta thấy khối lượng bình I tăng 5,4 gam còn bình II thu được 20 gam kết tủa.
d. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở D lấy sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư, ta thấy khối lượng bình tăng lên 20,4 g và có 30 gam kết tủa. 
e.	Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở E lấy sản phẩm qua bình I đựng P2O5 bình II đựng nước vôi trong dư, ta thấy khối lượng bình I tăng 4,5 gam còn bình II khối lượng dung dịch giảm 11,2 gam. 
Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hở A lấy sẩn phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 50 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 17,2 gam.
XĐ CTPT của A ?
A 1 sản phẩm thế duy nhất. Xác định CTCT của A ?
Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon no, mạch hởA lấy sẩn phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 14,3 gam.
XĐ CTPT của A ?
A 1 sản phẩm thế duy nhất. Xác định CTCT của A ?
Đốt cháy hidrocacbon no, mạch hở, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 550 ml dd Ca(OH)2 lạnh, nồng độ 0,2M, thu được một kết tủa và một dd. Dung dịch này có khối lượng lớn hơn khối lượng dd ban đầu 12,2 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho tiếp Ba(OH)2 dư lại thu thêm một lượng kết tủa nữa. Tổng khối lượng kết tủa là 28,73g. Tìm CTPT của A?
Dạng 5: Toán hỗn hợp ankan đồng đẳng liên tiếp
a. Đốt cháy hoàn toàn 1 lit hai ankan kế tiếp nhau cần 4,4 lít O2. Xác định 2 ankan và % về khối lượng của chúng?
b. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit (đktc) hai ankan kế tiếp nhau lấy sản phẩm qua dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng thêm 24,12 gam . Xác định 2 ankan và % về khối lượng của chúng?
Đốt cháy 2 hidrocabon no, mạch hở đồng đẳng liên tiếp lấy toàn bộ sản phẩm đốt cháy qua bình I đựng P2O5 và bình II đựng KOH, thấy khối lượng bình I tăng 4,5 gam bình II tăng 6,6 gam.
a. Tìm 2 hidrocabon	
b. Tính % về thể tích 	
c. Tính % về khối lượng ? 	
Đốt cháy 2 hidrocabon no, mạch hở đồng đẳng liên tiếp lấy toàn bộ sản phẩm đốt cháy qua bình I đựng P2O5 và bình II đựng Ca(OH)2, thấy khối lượng bình I tăng 6,48 gam bình II thu được 10 gam kết tủa và dung dịch B, đun nóng dung dịch B lại thu được 8gam kết tủa nữa.
a. Tìm 2 hidrocabon	
b. Tính % về thể tích 	
c. Tính % về khối lượng ?
Đốt cháy 2 hidrocabon no, mạch hở đồng đẳng liên tiếp lấy toàn bộ sản phẩm đốt cháy qua bình đựng Ca(OH)2, thu được 10 gam kết tủa trắng và dung dịch B có khối lượng dung dịch nhỏ hơn khối lượng dung dịchh Ca(OH)2 ban đầu là 7,92 gam. Mặt khác đun nóng dung dịch B lại thu được 8 gam kết tủa nữa.
a. Tìm 2 hidrocabon	
b. Tính % về thể tích 	
c. Tính % về khối lượng ?
a. 3 Ankan A, B, C là đồng đẳng liên tiếp trong đó MC = 2, 75 MA . Tìm A, B và C ?
b. 3 HIDROCACBON NO, MẠCH HỞ A, B, C là đồng đẳng liên tiếp trong đó MB = 1, 875 MA . Tìm A, B và C ?
c. 3 HIDROCACBON NO, MẠCH HỞ A, B, C có phân tử khối lập thành cấp số cộng với công sai 14, trong đó MC = 1,35 MB. Tìm A, B và C?
Dạng 6: Phản ứng thế halogen của ankan
Tiến hành clo hóa một ankan A thu được một monocloankan B chứa 45,22% Clo. Xác định CTPT của A. Viết phương trình phản ứng của A với khí Clo, gọi tên sản phẩm chính.
Tiến hành clo hóa một ankan A thu được một monocloankan B chứa 38,38% Clo. Xác định CTPT và các CTCT có thể có của A. Viết phương trình phản ứng của A với khí Clo, gọi tên sản phẩm
Tiến hành clo hóa một ankan A thu được một monocloankan B chứa 45,86% C. Xác định CTPT và các CTCT có thể có của A. Viết phương trình phản ứng của A với khí Clo, gọi tên sản phẩm chính.
Tiến hành brom hóa một ankan A thu được một monobromankan B chứa 52,98% brom. 
Xác định CTPT và các CTCT có thể có của A. 
Xác định CTCT đúng của A, biết khi brom hóa chỉ thu được 1 sản phẩm duy nhất.
Tiến hành clo hóa một ankan A thu được một monocloankan B chứa 10,33% H. 
Xác định CTPT và các CTCT có thể có của A. 
Xác định CTCT đúng của A, biết khi clo hóa thu được 4 sản phẩm.
Học sinh tự luyện:
a. hidrocacbon no, mạch hở A có %C về khối lượng là 75%. Tìm CTPT của A ?
b. hidrocacbon no, mạch hở B có %H về khối lượng là 20%. Tìm CTPT của B ?
c. hidrocacbon no, mạch hở X thuộc dãy đồng đẳng của mêtan có %C về khối lượng nhỏ nhất trong dãy đồng đẳng. Tìm X ?
d. Trong dãy đồng đẳng của Ankan thì hàm lượng %C trong các chất biến thiên như thê nào khi n 
a. Đốt cháy 1 lít hidrocacbon no, mạch hở A cần 3,5 lit O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất . Tìm A ?
	b. Đốt cháy 1 lít hidrocacbon no, mạch hở B cần 5 lit O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất . Tìm B ?
a. Đốt cháy 0,1 mok Ankan A bằng Cl2 dư lấy sản phẩm thu được vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,4 gam kết tủa trắng. Tìm A?
b. Ankan B khi thế Cl2 tạo ra 1 sản phẩm monoclo trong đó clo chiếm 55,04% về khối lượng. Tìm CTPT của B?
c. hidrocacbon no, mạch hở X khi thế Cl2 tạo ra 1 sản phẩm monoclo duy nhất trong đó clo chiếm 55,04% về khối lượng. Tìm CTCT X ?
Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hidrocacbon no, mạch hở A bằng 10,5 thể tích O2. Hỗn hợp sản phẩm sau khi đã được làm lạnh có tỉ khối so với H2 là 38. Tìm A ?
Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hidrocacbon no, mạch hở B bằng 11 thể tích O2. Hỗn hợp sản phẩm sau khi đã được làm lạnh có tỉ khối so với H2 là 19,75. 
Tìm CTPT của B ?
Tìm CTCT của B biết rằng B chỉ tạo ra 1 sản phẩm thế duy nhất monoclo ?
Hỗn hợp X gồm hai ankan A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi so với He là 16,6. Xác định CTPT của A , B và % thể tích của chúng trong hỗn hợp? Đs:C4H10 (40%); C5H12(60%)
Đốt cháy hoàn toàn 19,2g hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu đợc 14,56 lít CO2 (đo ở 00C, 2 atm).
 a/Tính thể tích của hỗn hợp hai ankan?
 b/Xác định CTPT và viết CTCT của hai ankan? Đs:11,2lít; C2H6 và C3H8
Một hỗn hợp A gồm hai ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 10,2 g. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần 36,8 g Oxi
 a/Tính khối lượng CO2 và H2O tạo thành?
 b/Tìm CTPT của hai ankan? Đs:30,8g CO2; 16,2g H2O; C3H8 và C4H10
Đốt cháy hoàn toàn 29,2g hỗn hợp hai ankan. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 134,8g
 a/Tính khối lượng CO2 và H2O?
 b/Nếu hai ankan là đồng đẳng kế tiếp tìm CTPT hai ankan? Đs:88g CO2 46,8g H2O; C3H8; C4H10
Đốt cháy 3 lít hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng dẫn sản phẩm lần lượt qua bình (1) đựng CaCl2 khan rồi bình (2) đựng dung dịch KOH. Sau thí nghiệm khối lượng bình (1) tăng 6,43g bình (2) tăng 9,82g. Lập CTPT của hai ankan và tính % theo thể tích của hai ankan trong hỗn hợp các thể tích khí đo ở đkc? Đs:CH4 (33,3%); C2H6(66,7%)
Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp gồm hai ankan (ở thể khí trong đkc) hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 134,8 gam
 a/Tính khối lượng mỗi sản phẩm cháy 
 b/Tìm CTPT 2 ankan biết số nguyên tử cacbon trong chất này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong chất kia
 c/Cho hốn hợp 2 ankan trên vào bình kín rồi đốt cháy hoàn toàn 2 ankan sau đó đa bình về nhiệt độ ban đầu hỏi áp suất trong bình tăng giảm bao nhiêu so với trớc. Đs:88g; 46,8g; C2H6; C4H10; P2=4,33P1
Tỉ khối của một hỗn hợp khí gồm metan và etan so với không khí bằng 0,6. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít khí Oxi để đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp đó. Tính khối lượng mỗi sản phẩm sinh ra. Thể tích các khí đo ở đkc? Đs:V=6,45lít; 6,482g CO2; 5,062g H2O
Đốt cháy 13,7 ml hỗn hợp A gồm CH4, C3H8, CO ta thu đợc 25,7 ml khí CO2 ở cùng điều kiện 
 a/Tính % thể tích propan trong hỗn hợp A? 
 b/Hỗn hợp A nhẹ hay nặng hơn nitơ? Đs:nặng hơn
Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm H2, CH4, CO so với hiđro bằng 7,8. Để đốt cháy đốt cháy hoàn toàn một thể tích hỗn hợp này cần 1,4 thể tích Oxi. Xác định thành phần % về thể tích của hỗn hợp 
Khí CO2 sinh ra khi đốt 33,6 lít hỗn hợp propan và butan được dẫn vào dung dịch NaOH tạo ra 286,2 g Na2CO3 và 252g NaHCO3. Hãy xác định thành phần % thể tích của hỗn hợp hai hiđrocacbon trên. Các thể tích khí đo ở đkc? 
Khi đốt hoàn toàn 0,72g một hợp chất hữu cơ ngời ta đợc 1,12 lít CO2 (đkc) và 1,08gam H2O. Khối lượng phân tử của hợp chất bằng 72. Hãy xác định CTPT và CTCT của hợp chất biết rằng khi tác dụng với clo (có ánh áng khuếch tán) sinh ra 4 sản phẩm thế chỉ chứa 1 nguyên tử clo? 
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon (ở thể khí ) khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 gam. Sản phẩm tạo thành cho đi qua bình đựng P2O5 và bình đựng CaO thì bình (1) tăng 9 gam bình (2) tăng 3,2 gam
 a/Các hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng nào?
 b/Xác định công thức của hai hiđrocacbon?
 c/Tính thể tích khí Oxi (đkc) cần để đốt cháy hỗn hợp? Đs:CH4 và C3H8 12,32(lít)
2,36 gam hỗn hợp 2 ankan A và B là đồng đẳng liên tiếp đợc đốt cháy hoàn toàn thu đợc 3,96g H2O. Tìm CTPT và CTCT của A và B? Đs:C2H6 và C3H8 
Tính thể tích khí metan sinh ra (đkc) trong các trờng hợp sau
a/ Cho 50g natri axetat khan tác dụng với một lượng đá vôi trộn NaOH
b/ Cho 29,2 g nhôm cacbua tác dụng với nước? Đs:13,658 lít; 13,627lít
Một ankan có thành phần nguyên tố : %C=84,21, %H=15,79 tỉ khối hơi đối với không khí bằng 3,93 
a/ Xác định CTPT của ankan? 	
b/ Cho biết đó là ankan mạch thẳng hãy viết CTCT và gọi tên 
c/ Tính thành phần thể tích của hỗn hợp gồm hơi ankan đó và không khí để có khả năng nổ mạnh nhất
d/ Nếu cho nổ 100 lít hỗn hợp trên thì đợc bao nhiêu lít CO2 .Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện 
 Đs:a/ C8H18 c/ 2:125 d/12,6lít 
Cho hỗn hợp ankan A và O2 (trong đó A chiếm 1/10 thể tích ) vào bình kín thì áp suất trong bình là 2 atm. Đốt cháy hỗn hợp khí sau phản ứng ngng tụ hơi nước rồi đa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất còn là 1,4 atm. Xác định CTPT của A?
Khi cho một hiđrocacbon no tác dụng với Brom chỉ thu đợc một dẫn suất chứa Brom có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 5,207. Xác định CTPT của hiđrocacbon đó và viết CTCT các đồng phân. Cho biết đồng phân nào là CTCT đúng đọc tên? 
Đốt cháy hoàn toàn 0,72 gam một ankan rồi dẫn toàn bộ khí CO2 sinh ra qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thì thu đợc 1,97 gam muối trung hòa và 5,18 gam muối axit. Xác định CTPT và CTCT của ankan Đs:C5H12
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí X gồm C3H8 và C4H10 đối với hidro bằng 25,5. Phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là : 
A. 50% và 50%.	B. 40% và 60%.	C. 30% và 70%.	D. 35% và 65%.
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hợp chất hữu cơ Y cần 5 lít oxi, sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi nước. Biết thể tích các khí và hơi đo ở cùng điều kiện. CTPT của Y là : 
A. CH4O	B. C3H8	C. C4H10O	D. C3H8O
Đốt cháy hoàn toàn 30ml hỗn hợp metan và H2 cần 45ml oxi. Các khí đo ở đktc. Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là : 
A. 20ml và 10ml.	B. 15ml và 15ml.	C. 14ml và 16ml.	D. 9ml và 21ml.
Cracking hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với hidro bằng 18. CTPT của X là : 
A. C4H8O	B. C5H10	C. C5H12	D. C6H12
Khi cho hợp chất 2,3-đimetylbutan phản ứng với clo (có ánh sáng khuếch tán theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì thu được bao nhiêu sản phẩm đồng phân ?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Dãy chất nào sau đây chỉ chứa các hidrocacbon no ?
A. CH4, C2H6, C4H10, C6H14, CnH2n+2.	
B. CH4, C2H4, C4H10, C3H8, C3H6, CnH2n+2.
C. C2H2, C3H6, C4H10, C3H8, CnH2n.
D. CH4, C2H6, C4H8, C5H12, C6H14, CnH2n.
Cho sơ đồ phản ứng sau : Al4C3 + HCl X + Y. 
Hỏi X và Y lần lượt là chất nào sau đây ?
A. Al(OH)3, C2H6.	B. Al(OH)3, C2H2.	C. AlCl3, CH4.	D. Al(OH)3, CH4.
Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. CTPT của X là : 
A. C2H6	B. CH4	C. C3H8	D. C4H10
Để điều chế 2,8 gam CH4 với hiệu suất phản ứng 75% thì khối lượng nhôm cacbua cần dùng là : 
A. 8,4 gam	B. 6,3 gam	C. 11,2 gam	D. 4,8 gam
Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được . Hỏi X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây ?
A. Ankan	B. Anken	C. Ankin	D. Aren
Một hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi so với H2 là 24,8. CTPT của hai ankan là : 
A. C2H6 và C3H8.	B. C3H8 và C4H10.	C. C4H10 và C5H12.	D. CH4 và C2H6.
Hợp chất xicloankan nào sau đây cho phản ứng cộng mở vòng đối với H2 (Ni, to) và Br2 ?
A. Xiclopentan	B. Xiclopropan	C. Xiclohexan	D. Xicloheptan
Số đồng phân của dẫn xuất hidrocacbon ứng với công thức phân tử C3H7Cl là : 
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít một ankan khí X đktc, thu được 13,2g khí CO2. CTPT của X là :
A. CH4	B. C4H10	C. C3H8	D. C2H6
Công thức cấu tạo nào sau đây là phù hợp với tên gọi 1-brom-2-clo-3-metylpentan.
A. CH2Cl–CHBr–CH(CH3)–CH2–CH3.	B. CH2Br–CHCl–CH(CH3)–CH2–CH3.
C. CH2Br–CHCl–CH2–CH(CH3)–CH3.	D. CH3–CH2Br–CHCl–CH(CH3)–CH3.
Công thức của một hidrocacbon X mạch hở có dạng (CxH2x+1)n. Giá trị của n là
A. 3	B. 1	C. 2	D. 5
Đốt cháy một ankan X, thu được tỉ lệ khối lượng CO2 và nước bằng 11 : 6. CTPT của X là : 
A. CH4	B. C2H6	C. C3H8	D. C4H10
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp hidrocacbon thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia phản ứng cháy là bao nhiêu ?
A. 3,92 lít	B. 3,36 lít	C. 10,08 lít	D. 2,24 lít
Đốt cháy 10ml một hidrocacbon Y bằng 90ml oxi dư. Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65ml trong đó có 25ml oxi, các khí đo ở cùng điều kiện. CTPT của Y là : 
A. C3H6	B. C3H8	C. C4H8	D. C4H10
Crackinh 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X. Đem đốt cháy hoàn toàn X thì thu được a gam H2O. Giá trị của a là : 
A. 9 gam	B. 18 gam	C. 15 gam	D. 20 gam
Một hidrocacbon Y thể khí ở điều kiện thường, không làm mất màu nước brom và khi phản ứng với clo (ánh sáng) chỉ thu được một sản phẩm thế monoclo. CTPT của Y là : 
A. propen	B. etan	C. isobutan	D. propan
Cho một hidrocacbon X có công thức phân tử C8H18, khi tham gia phản ứng thế với clo thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất. Công thức cấu tạo của X là : 
A. 2,2,3,3-tetrametylbutan	B. 2,5-đimetylhexan
C. 3,4-đimetylhexan	D. 2,3,4-trimetylpentan
Đốt cháy hoàn toàn a mol một ankan Y. Dẫn hết sản phẩm lần lượt qua bình (I) chứa P2O5 và bình (II) chứa KOH đặc thì khối lượng bình (I) tăng 10,8 gam và bình (II) tăng 22 gam. Giá trị của a là : 
A. 0,05 mol	B. 0,5 mol	C. 0,1 mol	D. 0,15 mol
Hỗn hợp X gồm hai ankan là đồng đẳng liên tiếp nhau và có khối lượng 10,2 gam. 
Đốt cháy hoàn toàn X cần 36,8 gam oxi. Khối lượng CO2 và H2O thu được lần lượt là : 
A. 39,6 gam và 12,6 gam.	B. 30,8 gam và 16,2 gam.
C. 35,2 gam và 14,4 gam.	D. 4,4 gam và 20 gam.
Thực hiện phản ứng thế giữa ankan X với clo có ánh sáng xúc tác, thu được dẫn xuất monoclo, trong đó hàm lượng clo chiếm 45,223%. CTPT của ankan X là : 
A. C3H8	B. C2H6	C. CH4	D. C4H10
Cho 20ml khí propan phản ứng với 60ml khí oxi trong bình kín ở nhiệt độ và áp suất không đổi theo phản ứng sau : C3H8 (k) + 5O2 (k) 3CO2 (k) + 4H2O (k)
Sau phản ứng, thể tích hỗn hợp khí thu được là : 
A. 80ml	B. 92ml	C. 95ml	D. 110ml
Khi cho CH4 phản ứng thế với clo có ánh sáng khuếch tán thì thu được dẫn xuất của clo, trong đó clo chiếm 83,53% theo khối lượng. Số nguyên tử hidro đã thay thế nguyên tử clo là :
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Khi tiến hành crackinh C4H10 sẽ thu được những sản phẩm nào sau đây ?
A. C4H8	B. H2
C. CH4, C2H6, C3H6 và C2H4	D. Cả a, b và c đều đúng.
Ankan Y có công thức phân tử là C6H14. Số đồng phân dẫn xuất monoclo lớn nhất có thể thu được khi thực hiện phản ứng thế halogen vào Y là bao nhiêu?
A. 3	B. 4	C. 6	D. 5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
B
A
C
A
A
C
B
C
A
B
B
B
A
B
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
C
C
A
D
A
B
A
C
D
A
B
C
B
D
D
CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. ANKEN VÀ ANKAĐIEN
ANKEN
ANKAĐIEN
CTTQ
CnH2n (n ≥ 2)
CnH2n-2 (n ≥ 3)
Đặc điểm cấu tạo
Anken có 1 liên kết đôi C=C
Ankađien có 2 liên kết đôi C=C
Đồng phân
có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nối đôi (từ C4)
có đồng phân mạch cacbon (từ C5) và đồng phân vị trí nối đôi (từ C4)
Một số anken và ankađien có đồng phân hình học.
Tính chất hóa học đặc trưng
a. Phản ứng cộng:
Tác nhân đối xứng X2 (H2, Cl2, Br2): CnH2n + X2 → CnH2nX2
Tác nhân bất đối xứng HX (H-OH, HCl, HBr): 
CnH2n + HX → CnH2n+1X
b. Phản ứng trùng hợp: 
c. Phản ứng oxi hóa:
Oxi hóa hoàn toàn: 
CnH2n + 3n2 O2 to n CO2 + n H2O
Oxi hóa không hoàn toàn (dd KMnO4):
a. Phản ứng cộng:
Tác nhân đối xứng X2 (H2, Cl2, Br2): 
CnH2n-2 + 2X2 → CnH2n-2X4
Tác nhân bất đối xứng HX (H-OH, HCl, HBr): 
 CnH2n-2 + 2 HX → CnH2nX2
b. Phản ứng trùng hợp: 
c. Phản ứng oxi hóa:
Oxi hóa hoàn toàn: 
CnH2n-2 + 3n-12 O2 to n CO2 + (n-1) H2O
Oxi hóa không hoàn toàn (dd KMnO4): phản ứng vào nối đôi tương tự anken
Điều chế
Phòng thí nghiệm:
Công nghiệp: ankan crackinh anken + H2
CH3 – CH3 crackinh CH2 = CH2 + H2
 ankan crackinh ankađien + 2 H2
II. ANKIN
CTTQ
CnH2n-2 (n ≥ 3)
Đặc điểm cấu tạo
Ankin có 1 liên kết ba C≡C
Đồng phân
Có đồng phân mạch cacbon (từ C5) và đồng phân vị trí nối ba (từ C4)
Tính chất hóa học đặc trưng
a. Phản ứng cộng:
Tác nhân đối xứng X2 (H2, Cl2, Br2): 
CnH2n-2 + 2X2 → CnH2n-2X4
Tác nhân bất đối xứng HX (H-OH, HCl, HBr): 
 CnH2n-2 + 2 HX → CnH2nX2
b. Đinme và trime hóa: 
c. Phản ứng oxi hóa:
Oxi hóa hoàn toàn: 
CnH2n-2 + 3n-12 O2 to n CO2 + (n-1) H2O
Oxi hóa không hoàn toàn (dd KMnO4): ankin làm mất màu dd KMnO4
Điều chế
CaC2 + H2O to C2H2 + Ca(OH)2
2 CH4 1500oC, làm lạnh nhanh C2H2 + 3H2
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
ANKEN
Dạng 1: Khái niệm – Viết đồng phân – Gọi tên
Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo chung cho anken. So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa ?
Các nhận xét sau đây đúng hay sai ?
a) Tất cả các anken đều có công thức là CnH2n 	
b) Tất cả các chất có công thức chung là CnH2n đều là anken 	
c) Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch brom 	
d) Các chất làm mất màu dung dịch brom đều là anken 	
Viết các đồng phân và gọi tên các chất có CTPT sau :
a) C4H8	b) Anken C5H10	c) Anken C6H12
Xác định CTPT của anken có : 
a) 6 nguyên tử H 	
b) 4 nguyên tử C 	
c) 16 nguyên tử H 	
d) n nguyên tử C 	
Gọi tên các chất có CTCT sau :
a) CH3 – CH2 – CH = CH2	
b) CH3 – CH = CH – CH2 – CH2 – CH3 	
c) 	d) 	
e) 	g) 	
Hãy viết công thức cấu tạo của các anken sau :
a) pent-2-en	
b) 2-metylbut-1-en	
c) 2-metylpent-2-en
d) isobutilen	
e) 3-metylhex-2-en	
g) 2,3-đimetylbut-2-en
Viết CTCT các chất có tên sau :
a) 3-etyl-4,5-dimetyl hept-2-en.	
b) 4-clo-2,3-dimetyl hex-1-en.
Dạng 2: Phương trình phản ứng – Điều chế - Ứng dụng
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:
a) Propilen tác dụng với hiđro,đun nóng (xúc tác Ni).
b) But-2-en tác dụng với hiđo clorua.
c) Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.
d) Trùng hợp but-1-en.
Hãy viết phương trình hóa học của propen dưới tác dụng của các tác nhân và điều kiện phản ứng sau:
a) Br2 trong CCl4 
b) HI	
c) H2SO4 98%
d) H2O/H+, t0	 
e) KMnO4/H2O	
g) Áp suất và nhiệt độ cao
Thực hiện chuỗi biến hóa sau : (Viết bằng CTCT)
a) CH4 ® C2H2 ® C2H6 ® C2H5Cl ® C2H4 ® C2H5OH ® C2H4 ® PE ® CO2 ® CaCO3 ® CaO
b) C4H10 ® C2H4 ® C2H4Br2 ® C2H4 ® C2H5Cl ® C2H4Cl2 (C2H4Cl2 sản phẩm chính)
Thực hiện chuỗi phản ứng sau :
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi điều kiện phản ứng, nếu có). Xác định sản phẩm chính phụ (nếu có), gọi tên sản phẩm :
a) Propilen + nước
b) Propen + axit clohiđric
c) But-1-en + axit bromhiđric
d) But-2-en + axit clohiđric.
e) 2-metyl but-1-en + axit clohiđric
g) 2 –metyl propen + nước.
Viết phương trình phản ứng :
a) Điều chế PE từ natri axetat.
b) Điều chế Etilen glycol từ ancol propylic.
Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monome, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poli isobutilen nếu hệ số polime hóa trung bình của nó là 15000
Dạng 3: Nhận biết – Tách chất
Trình bày phương pháp hóa học để:
a) Phân biệt metan và etilen.
b) Tách lấy khí metan từ hỗn hợp với etilen.
c) Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
Trình bày phản ứng hóa học để phân biệt ba khí: etan, etilen và cacbon đioxit ?
a) Tách metan từ hỗn hợp metan có lẫn etilen.
b) Tách Etilen từ hỗn hợp etilen có lẫn metan.
Dạng 4: Xác định CTPT anken
Xác định CTPT, Viết CTCT và gọi tên các chất :
a) Hidro hóa hoàn toàn 7 gam anken thu được 7,2 gam ankan tương ứng.
b) Cho 2,52 gam anken tác dụng hết với dd Br2 thì tạo thành 12,12 gam sản phẩm cộng.
c) Cho 3,5 gam hidrocacbon (A) là đồng đẳng của etilen tác dụng vừa đủ với 50 gam dd Br2 40%.
d) Hidrat hóa anken (A) thu được chất (B), trong (B) có chứa 26,6% oxi về khối lượng.
e) Hidro hóa hoàn toàn 0,7 gam 1 Anken cần dùng 246,4 cm3 hiđro ( đo ở 27,30C và 1 at)
Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lit HCHC (A) ở thể khí, thu đựơc được 16,8 lit CO2 và 13,5 gam nước. Biết 1 lit (A) có khối lượng 1,875 gam (các khí đo ở đkc)
a) Xác định CTPT (A).
b) Viết các đồng phân (A). Chọn CTCT (A), biết (A) làm mất màu dung dịch Br2.
Hiđro hóa hoàn toàn một mẫu anken thì hết 448 ml H2 (đktc) và thu được một ankan phân nhánh. Cũng lượng anken đó khi tác dụng với brom thì tạo thành 4,32 g dẫn xuất đibrom. Giả thiết hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên anken đã cho ?
Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Hỗn hợp này vừa đủ làm mất màu 80,0 g dung dịch 20% brom trong CCl4. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp đó thì tạo thành 13,44 lít CO2 (đktc)
a) Xác định công thức cấu tạo của ankan và anken đã cho
b) Xác định tỉ khối của hỗn hợp đó so với không khí
Hỗn hợp khí A chứa 1 ankan và 1 anken. Khối lượng hỗn hợp A là 9,00 gam và thể tích là 8,96 lít. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được 13,44 lít CO2. Các thể tích được đo ở đktc.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng chất trong A.
2,8 g anken A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8,0g Br2
a) Viết phương trình hóa học (dùng công thức chung của anken CnH2n) và tính khối lượng mol phân tử của A
b) Biết rằng khi hiđrat hóa anken A thì thu được chỉ một ancol duy nhất. Hãy cho biết A có thể có cấu trúc như thế nào ?
Cho một lượng anken X tác dụng với H2O (có xúc tác H2SO4) được chất hữu cơ Y, thấy khối lượng bình đựng nước ban đầu tăng 4,2 g. Nếu cho một lượng X như trên tác dụng với HBr, thu được chất Z, thấy khối lượng Y, Z thu được khác nhau 9,45 g. Tìm công thức phân tử, gọi tên của X, giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Dạng 5: Toán hỗn hợp anken đồng đẳng 
Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 anken qua dung dịch brom (dư) thấy khối lượng Brom tham gia phản ứng là 8 gam.
a) Tính tổng số mol anken có trong hỗn hợp ?
b) Đốt cháy hoàn toàn 0,91 gam hỗn hợp trên. Tính thể tích oxi cần dùng ?
c) Xác định CTPT của 2 anken, biết chúng là đồng đẳng liên tiếp của nhau.
Dẫn 3,584 lít hỗn hợp X gồm 2 anken A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng vào nước brom (dư), thấy khối lượng bình đựng nước brom tăng 10,5 g
a) Tìm công thức phân tử của A, B (biết thể tích khí đo ở 0oC và 1,25 atm) và tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi anken.
b) Tính tỉ khối của hỗn hợp so với H2
Hỗn hợp khí A chứa hiđro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A đối với hiđro là 8,26. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 11,80. Xá

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_HK2_lop_11_phan_dang.docx