Bài tập ôn Hidrocacbon

docx 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2784Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn Hidrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn Hidrocacbon
BÀI TẬP ÔN HIDROCACBON
1) Tổng số liên kết cộng hóa trị trong một phân tử C3H8 là bao nhiêu?
	A. 11.	B. 10.	C. 3.	D. 8.
2) Kết luận nào sau đây không đúng ?
	A. Hidrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
	B. Ankan là hidrocabon no mạch cacbon không vòng
	C. Những hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố cacbon và hidro là hidrocacbon no.
	D. Ankan có đồng phân mạch cacbon
3) Ankan là hiđrocacbon mà trong phân tử :
	A. Chỉ chứa liên kết s B. Chứa liên kết p
	C. Chỉ chứa liên kết s, mạch hở D. Chỉ chứa liên kết s, mạch vòng
4) Tìm nhận xét đúng trong các câu dưới đây:
	A. Xiclohexan vừa cho phản ứng thế, vừa cho phản ứng cộng.
	B. Xiclohexan không cho phản ứng thế, không cho phản ứng cộng.
	C. Xiclohexan cho phản ứng thế, không cho phản ứng cộng.
	D. Xiclohexan không cho phản ứng thế, cho phản ứng cộng.
5) Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào là thuận tiện nhất?
	A.Phản ứng đốt cháy	B.Phản ứng cộng với hiđro
	C.Phản ứng với nước brom	D.Phản ứng trùng hợp
6) Sản phẩm của phản ứng: Xiclopropan + dd brôm ®
	A. CH2Br-CHBr-CH3	B.CHBr2-CH2-CH3
	C.CH2Br-CH2-CH2Br	D. CH3-CBr2-CH3
7) Cho các chất sau: etan, xiclopropan, khí cacbonic đựng trong các bình riêng biệt. Có thể dùng các chất nào sau đây để phân biệt được các khí trên một cách thuận tiện?
	A. Khí clo và nước brom	B. Dd brom và dd Ca(OH)2
 C. Dd NaOH và dd H2SO4	 D. Khí Oxi và dd NaOH
8) Dẫn hỗn hợp khí propan và xiclopropan qua dd brom sẽ quan sát được hiện tượng nào?
	A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.
	B. Màu của dung dịch không đổi.
	C. Màu dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra.
	D.Màu dung dịch mất hẳn và không còn khí thoát ra.
9) Hidrocacbon no là những hidrocacbon trong phân tử
	A. chỉ có liên kết đơn	B. chỉ có liên kết đôi.
	C. chỉ có vòng no	D. có ít nhất một liên kết đôi 
10) Ankan X có CTPT là C5H12 khi tác dụng với clo tạo được 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là
	A.pentan	B. isopentan	C.neopentan	D. 2,2-dimetylpropan
11) Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai?
	A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.
	B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.
	C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
	D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.
12) Các nhận xét sau đúng hay sai?
(1) Tất cả các anken đều có công thức là CnH2n.
(2) Tất cả các chất có công thức chung CnH2n đều là anken.
(3) Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch brom.
(4) Các chất làm mất màu dung dịch brom đều là anken.
	A. 1,2,3,4 đều đúng.	B. 1,2 đúng, 3,4 sai.
	C. 1,3 đúng, 2,4 sai.	D. 1,4 đúng, 2,3 sai.
13) C4H7Cl mạch hở ,có số đồng phân là:
	A. 8	B. 9	C. 10	D. 11
14) C4H7Cl mạch hở ,có số đồng phân cấu tạo là
	A. 8	B. 9	C. 10	D. 11
15) A là chất nào trong sơ đồ sau
 Cho sơ đồ phản ứng : C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH A
 A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. C3H6
16) Anken X có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2,5. Kết luận nào sau đây là đúng? 
	A.X có đồng phân hình học.	 
	B.Có 5 anken đồng phân cấu tạo ứng với CTPT của X.
	C.Có 3 đồng phân hình học có cùng CTPT với X.
	D.Khi X tác dụng với HBr tạo ra một sản phẩm duy nhất.
17) Hai chất X và Y mạch hở có cùng CTPT C3H6, C4H8 và đều tác dụng với nước brom. X và Y là
	A.hai anken hoặc xicloankan vòng 3 cạnh.	B.hai anken hoặc hai ankan.
	C.hai anken đồng đẳng của nhau.	D.hai anken hoặc xicloankan vòng 4 cạnh. 
18) Khi hợp nước (xúc tác axit) của 2 – metylbut-2-en thu được sản phẩm chính là
19) Gọi tên anken sau: C(CH3)3 – CH2 – C(C2H5) = CH – CH3 
	A. 3-etyl-5,5-dimetylhex-2-en	B. 3-etyl-5-metylhex-2-en
	C. 2,2-dimetyl-5-etylhex-4-en	D. 4-dimetyl-2,2-dimetylhex-4-en
20) Trong các hidrocacbon dưới đây, các hidrocacbon nào là đồng phân với nhau: 
 1. CH3-CH2-CH2-CH2CH3 2. CH3CH=CH-CH2-CH3
 3. CH2=CH-CH2-CH2-CH3 4. CH3-C(CH3)=CH-CH3
 	A. 1 và 2	 B. 2 và 3	 C. 2,3 và 4	 D. 3 và 4
21) Trong các chất sau: C2H6, C3H6, C6H6, C6H5CH=CH2.Chất nào cho phản ứng trùng hợp để tạo ra polime
	A. C2H6	B. C3H6, C6H6	C. C6H6, C6H5CH=CH2	D. C3H6, C6H5CH=CH2	
22) Trong sơ đồ sau: X " Y " PE. Xvà Y lần lượt là: 
 (I) axetilen và etilen	(II) propan và etilen
	A. I, II đều đúng B. I, II đều sai	C. I đúng, II sai	D. I sai, IIđúng
23) Để phân biệt 3 chất khí: metan, etilen, CO2, ta dùng thí nghiệm nào:
TN1: dùng dd Br2 và TN2: dùng nước vôi trong
TN1: dùng dd KMnO4 và TN 2: dùng PƯ cháy
TN1: dùng H2 và TN2: dùng nước vôi trong
	A. I, II	B. I, III	 	 C. II, III	D. I, II, III
24) Để phân biệt khí SO2 với khí C2H4 có thể dùng
	A. dung dịch KMnO4 B. dung dịch Br2 trong nước
	C. dung dịch Br2 trong CCl4 	 D. dung dịch Ba(OH)2 
25) Để phân biệt giũa khí C2H4 với khí C2H6 có thể dùng
	A. dung dịch KMnO4 B.dung dịch Br2 trong nước
	C. khí Clo 	 	 D.dung dịch KMnO4 hay Br2.
26) Để tách etilen có lẫn tạp chất SO2, ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
	A. Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd Br2 có dư
	B. Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd KMnO4 có dư
	C. Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd nước vôi có dư.
	D. Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd K2SO4 có dư
27) Để tách metan có lẫn tạp chất etilen và SO2 , ta dùng thí nghiệm nào sau đây: 
	 TN 1: Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd Br2 dư
 TN 2: Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd NaOH dư
	A. TN1 và TN2 đều đúng	B. TN1 và TN2 đều sai	
	C. TN1 đúng, TN2 sai. 	D. TN1 sai, TN2 đúng
28) Để tách metan có lẫn tạp chất CO2 và SO2, ta dùng thí nghiệm nào sau đây: 
	 TN 1: Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư
	TN 2: Cho hh khí lội thật chậm qua bình đựng dd Br2 dư
	A. TN1 và TN2 đều đúng	B. TN1 và TN2 đều sai	
	C. TN1 đúng, TN2 sai. 	 	D. TN1 sai, TN2 đúng
29) Một chất hữu cơ X, khi đốt cháy cho pt sau: X + 4,5 O2 " 3CO2 + 3 H2O. X là: 
	A. C2H4 B. C3H6. C. C4H10	D. C5H10
30) Số đồng phân mạch hở ứng với công thức C4H6 có là:
 	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
31) Đien C4H6 có số đồng phân cấu tạo cùng chức là:
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
32) Ứng với công thức C5H8 có số đồng phân mạch hở là:
	A. 4	B. 6	C. 8	D. 9
33) Ứng với công thức đien C5H8 có số đồng phân mạch hở là:
	A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
34) Isopren có thể cộng HBr theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra số sản phẩm chính tối đa là : 
	A. 2 B. 3	C. 4	D. 5	
35) Isopren có thể cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra số sản phẩm tối đa là :
 A. 2 B. 3	C. 4	D. 5	
36) Tiến hành trùng hợp Butadien– 1,3 có thể thu được tối đa số polime là: 
 A. 1 B. 2	C. 3	D. 4
‏׀
37) Cho : HC≡C-CH2-CH-CH3 có tên thay thế là::
	 CH3 
	A.2-metylpentin	B.2-metyl pent-4-in 	 C.4-metyl pentin	D.4-metyl pent-1-in
‏׀
‏׀
38) Cho CH3-CH-C ≡ C-CH-CH3 có tên gọi là:
	 CH3 C2H5
	A.2,5 – dimetyl hept-3-in	B.2,5 – di metylhept-4-in
	C.2-etyl-5–metylhex-3-in	D.2-ety-5 – metylhex-4-in
39) Hidrocacbon CH3-CH2-CH2-C≡C-CH3 có tên gọi là:
 	A.propylmetyl axetilen	B.metyl n-propyl axetylen
 	 C.pent-2-in	D.hex-3-in
40 ) Ankin C5H8 có bao nhiêu đồng phân:
 	 A.1	B.2 	C.3	D.4
41) Số đồng phân mạch hở có CTPT C4H6 là:
 	A.1	B.2 	C.3	D.4
42) Cho các chất sau: (X) H2C=CH-CH=CH2 ; (Y)HC≡C-CH3 ; (Z) HC≡C-CH-CH3 ; 
 (T) H3C-C≡C-CH3	 ; (U) H2C=C=CH2	; (I) HC≡C-CH=CH2
Phát biểu nào sau nay là đúng:
 	 A.(X)(T)(Z) là đồng đẳng	 B.(U)(Y) là đồng phân.
 	 C. (T)(Z) là đồng đẳng	 	 D.(X)(Y) là đồng phân
43) Có 3 lọ mất nhãn chứa lần lượt propan, propin, propen có thể dùng chất nào sau đây để nhận
 biết :
 	 A.dd Br2 . B.dd AgNO3 /NH3 C.dd thuốc tím (KMnO4)	 D.Quì tím
44) Cho các chất sau: (1) H2C=CH-C≡CH ; (2)CH2=CH-CH=CH2 ; (3)H3C-CH2-CH2-CH3 ;
 (4) CH3-CH2­C≡CH
	Chất phản ứng được với dd Ag2O/NH3
 A.(1)(2)	 	B.(2) (4)	C.(3) (4)	D.(4) (1)
45) Cho chuỗi phản ứng sau: 
 Etan ¾® etylclorua ¾® eten¾®rượu etylic¾® (A). ¾® butan¾® etan¾® B ¾® benzen
 Xác định (A) và (B)
 A.etylen, axetilen	B. axetilen, etylen glycol
 C.divinyl, axetilen.	 D. axetilen ,vinylaxetylen
46) Một hidrocacbon X đốt cháy cho ra n H2O = n CO2 . Vậy X có thể là:
1.Anken	2.Xicloankan	3. Ankadien	4. Ankin
	A. chỉ 1	 B. Chỉ 1 và 2.	C. Chỉ 1 và 3	D. Chỉ có 4
47) Trong các hidrocac bon sau: Propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4-dien, penta-1,3-dien hidrocacbon nào có hiện tượng đồng phân hình học (cis – trans)? 
	A. propen, but-2-en	 B.But-2-en, pentadien-1,3.	
	C. but-1-en, penta1,4-dien	 D.Propen, but-1-en
48) Nhận xét nào sau đây là đúng ?
	A. Benzen và anken thuộc cùng một dãy đồng đẳng vì chúng đều có phản ứng cộng hidro.
	B. Các nguyên tử trong phân tử benzen cũng như các nguyên tử trong phân tử etilen đều nằm 
trên một mặt phẳng.
	C. Benzen thuộc loại hidrocacbon no vì nó không tác dụng được với dung dịch brom.
	D. Benzen được gọi là hexa-1,3,5-trien
49) Hidrocacbon X là đồng đẳng của Benzen có công thức phân tử C8H10. Khi tác dụng với brom có mặt bột sắt hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom. 
Tên của X là
	A.Etylbenzen	 B.1,2-đimetylbenzen C.1,3-đimetylbenzen	D. 1,4-đimetylbenzen.
50) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về benzen :
	A. Benzen không tan trong nước. 
	 B. Benzen là một khí có mùi thơm
	C. Benzen là dung môi tốt cho nhiều chất vô cơ và hữu cơ.
	D. Benzen vừa có phản ứng cộng vừa có phản ứng thế.
51) Chọn phát biểu đúng về benzen:
	A. Benzen có thể làm phai màu dung dịch brom.
	B. Benzen thể khí trong điều kiện thường, có mùi thơm.
	C. Benzen không bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4 
	D. Benzen tham gia phản ứng cộng dễ dàng.
52) Số đồng phân thơm có công thức C8H10:
	A. 2 B. 3	 C. 4	D. 5
53) Khi vòng benzen đã có sẵn một nhóm ankyl (gốc hidrocacbon no) thì nhóm thế kế tiếp sẽ ưu 
tiên vào vị trí:
	A. meta. B. orto hoặc para. C. meta hoặc para. 	 D. orto hoặc meta.
54) Nitro hóa benzen bằng HNO3/H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao nhận được sản phẩm nào sau đây là 
chủ yếu ? 
	A. 1,4 – dinitrobenzen B. 1,2 – dinitrobenzen
	C. 1,3 – dinitrobenzen D. 1,3,5 – trinitrobenzen 
55) Dùng 1 thuốc thử nào sau, để phân biệt: benzen, toluen, stiren:
	A.dd KMnO4 B.Dung dịch Br2B C.HNO3 + H2SO4 D.Br2 lỏng, ngchất
56) Dùng 1 thuốc thử nào sau, để phân biệt: benzen, vinylbenzen, toluen:
	A. KMnO4 /H+ B.Dung dịch Br2 C.HNO3+H2SO4 D.Br2 lỏng, ngchất
57) Chất không tham gia phản ứng hidro hóa có Ni/to:
	A. Xiclobutan B. Xiclohexan	 C. Toluen D. Benzen
58) Thuốc nổ T.N.T. là sản phẩm phản ứng nitro hóa của:
	A. Benzen. B. Metylbenzen. C. Etylbenzen.	 D. Vinylbenzen.
59) Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
	A.CnH2n+6 ; n > 6 B. CnH2n-6 ; n > 3 C. CnH2n-6 ; n 6
60) Cho các chất: C6H5CH3 (1) ; p-CH3C6H4C2H5 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4)
 Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
	A.(1);(2) và (3) B.(2);(3) và (4) 	 C.(1);(3) và (4) 	D.(1);(2) và (4)
61) Đốt cháy hoàn toàn 2,20 g một ankan X thu được 3,36 lit khí CO2 (đkc). Công thức phân tử của 
X là :
	A.CH4	 B. C2H6.	 C.C3H8	D. C4H10
62) Để đốt cháy hoàn toàn 1,45g một ankan phải dùng vừa hết 3,64lít O2 (lấy ở đktc). công thức phân 
tử của ankan đó là 
	A.C2H6.	B C3H8.	C. C4H10.	D. C5H12.
63) Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8g một ankan, người ta thấy trong sản phẩm tạo thành khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 2,8g. Công thức phân tử của ankan là:
	A. C2H6.	B C3H8.	C. C4H10.	D. C5H12
64) Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 22,20g M cần dùng 
vừa hết 54,88lít O2 (lấy ở đktc). Công thức phân tử và phần trăm về khối lượng của 2 ankan là:
A.C6H14 chiếm 77,48% và C7H16 chiếm 22,52% . 	 B. C6H14 chiếm 22,52% và C7H16 chiếm 77,48%. C.C5H12 chiếm 48,77% và C6H14 chiếm 51,23%.	 D. C5H12 chiếm 51,23% và C6H14 chiếm 48,77%.
65) Dẫn từ từ 2,24 lít hh khí gồm etilen và mêtan qua bình đựng dd Br2 dư thấy 1,12 lít khí thoát ra khỏi bình đựng dd Br2. Biết thể tích các khí đo ở cùng đoiều kiện. %V các khí trong hh lần lượt là:
	A. 50% và 50% B. 60% và 40%. C. 40% và 60% . D. 45% và 65%.
66) Đốt cháy hoàn toàn 24cm3 hh khí mêtan và etilen cần 54cm3 khí oxi.Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện. %V các khí trong hh lần lượt là:
	A. 75% và 25%	 B. 25% và 75%. C. 60% và 40% . D. 50% và 50%.
67) Trộn 0,02 mol anken và 0,03 mol ankan rồi đốt cháy, hơi cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa dung dịch vôi trong có dư thu được 12 gam kết tủa. Công thức phân tử của chúng là:
 A. C3H6 + C3H8. B. C4H8 + C3H8. C. C3H6 + C2H6 D.C2H4 + C2H6.
68) Cho canxi cacbua Kỹ thuật (Chỉ chứa 80% CaC2 nguyên chất) vào 1 lượng nước dư thì được 8,96 lít khí (đo đktc). Tính khối lượng canxi cacbua kỹ thuật đã dùng:
	A.16g	B.32g.	C.48g	D.64g
69) Một bình kín đựng khí H2 & C2H2 (ở 00C,1atm) và một ít bột Ni. Nung nóng bình 1 thời gian sau đó làm lạnh bình đến 00C. Nếu cho lượng khí sau khi nung qua dd AgNO3 /NH3 dư sẽ tạo ra 2.4g kết tủa vàng. Tính khối lượng axetylen còn lại sau khi nung
	A.0,026g	.	B.0,26g	C.0,039g.	D.0,39g. 
70) Hỗn hợp gồm 0,3 mol ankan và 0,2 mol ankin được đốt cháy hoàn toàn thu được 31,36 lít CO2 (đkC.). Công thức phân tử của chúng là:
	A. C2H6 + C3H4 B. C2H6 + C4H6 . C. C2H6 + C2H2 	 D. CH4 + C3H4
71) Đốt cháy hỗn hợp khí X gồm 1 ankan A và 1 ankin B, được 16,8 lít CO2 (đkC) và 13,5 gam H2O. % về thể tích của A và B trong X lần lượt là: 
	A. Đều 50% B. 40% và 60% . C. 60% và 40% D. 30% và 70%
72) Cho 120g đất đèn không nguyên chất tác dụng hoàn toàn với H2O thu được khí A.Chuyển khí A thành benzen với hiệu suất 60%,thu được 26 ml benzen(d=0,9 g/ml) % khối lượng tạp chất trong đất đèn là:
	A.10%.	 B.20%	 C.30%. 	D.40%	.
73) Đốt cháy một hiđrocacbon X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol . Biết tỉ khối hơi của X so với He là 26. X có công thức nào sau đây ?
	A. C2H2 B. C8H8 C. C4H4 D. C6H6
74 ) Phân tích 2,12 gam một hiđrocacbon thơm X thu được 7,04 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Tỉ khối của A so với không khí là 3,66. Công thức của X là:
	A. C6H6 B. C7H8 C. C8H10 D. C9H12

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_he_ve_hidrocacbon_co_dap_an.docx