Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Trần Thị Hoàng Song

doc 69 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 379Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Trần Thị Hoàng Song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Trần Thị Hoàng Song
BỘ ĐỀ CƯƠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 8
Biên soạn: Nhóm giáo viên hóa học THCS Diễn Châu
Biên tập: Trần Thị Hoàng Song
CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ
GV soạn: Chu Thị Thìn – Trường THCS Diễn Trường
1/ Nguyên tử (NT):
- Hạt vô cùng nhỏ , trung hòa về điện, tạo nên các chất.
Cấu tạo: + Hạt nhân mang điện tích (+)(Gồm: Proton(p) mang điện tích (+) và nơtron không mang điện ). Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
 + Vỏ nguyên tử chứa 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-). Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp theo lớp (thứ tự sắp xếp (e) tối đa trong từng lớp từ trong ra ngoài: 	STT của lớp :	1	2	3	
	 Số e tối đa :	2e	8e	18e	
Trong nguyên tử:
- Số p = số e = số điện tích hạt nhân = sè thø tù cña nguyªn tè trong b¶ng hÖ thèng tuÇn hoµn c¸c nguyªn tè hãa häc 
- Quan hệ giữa số p và số n :	 p £ n £ 1,5p ( đúng với 83 nguyên tố )
- Khối lượng tương đối của 1 nguyên tử ( nguyên tử khối )
	NTK = số n + số p 
- Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử ( tính theo gam )
	 + mTĐ = m e + mp + mn 
 + mP mn 1ĐVC 1.67.10- 24 g, 
 + me 9.11.10 -28 g
Nguyên tử có thể lên kết được với nhau nhờ e lớp ngoài cùng.
2/ Nguyên tố hóa học (NTHH): là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
- Số p là số đặc trưng của một NTHH.
- Mỗi NTHH được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái. Chữ cái đầu viết dưới dạng in hoa chữ cái thứ hai là chữ thường. Đó là KHHH
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng ĐVC. Mỗi nguyên tố có một NTK riêng. Khối lượng 1 nguyên tử = khối lượng 1đvc.NTK
NTK = 
 m a Nguyên tử = a.m 1đvc .NTK 
(1ĐVC = KL của NT(C) (MC = 1.9926.10- 23 g) = 1.9926.10- 23 g= 1.66.10- 24 g)
* Bài tập vận dụng:
1. Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1.9926.10- 23 g. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Natri. Biết NTK Na = 23. (Đáp số: 38.2.10- 24 g)
2.NTK của nguyên tử C bằng 3/4 NTK của nguyên tử O, NTK của nguyên tử O bằng 1/2 NTK S. Tính khối lượng của nguyên tử O. (Đáp số:O= 32,S=16)
3. Biết rằng 4 nguyên tử Mage nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Xác định tên,KHHH của nguyên tố X. 	(Đáp số:O= 32)
4.Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử oxi .
b)nguyên tử Y nhẹ hơn nguyên tử Magie 0,5 lần .
c) nguyên tử Z nặng hơn nguyên tử Natri là 17 đvc .
Hãy tính nguyên tử khối của X,Y, Z .tên nguyên tố, kí hiệu hoá học của nguyên tố đó ? 
5.Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định M là nguyên tố nào?
6.Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% .Tính số hạt mỗi loaị .Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử .
7.Nguyên tử sắt có 26p, 30n, 26e
a.Tính khối lượng nguyên tử sắt
b.Tính khối lượng e trong 1Kg sắt
8.Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
a)Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X.
b) Vẽ sơ đồ nguyên tử X.
c) Hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố X.
9. Một nguyên tử X có tổng số hạt e, p, n là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Tìm tên nguyên tử X. Vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử X và ion được tạo ra từ nguyên tử X
10.Tìm tên nguyên tử Y có tổng số hạt trong nguyên tử là 13. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử.
11. Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện. Xác định nguyên tử X thuộc nguyên tố nào ? vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X ?
12.Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40 . Hỏi Z thuộc nguyên tố hoá học nào. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tử Z ? Cho biết Z là gì ( kim loại hay phi kim ? ) 	(§¸p sè :Z thuộc nguyên tố Kali ( K ))
Hướng dẫngi¶i : 	đề bài Þ 2p + n = 58 Û n = 58 – 2p ( 1 )
	Mặt khác : p £ n £ 1,5p ( 2 )
	Þ p £ 58 – 2p £ 1,5p giải ra được 16,5 £ p £ 19,3 ( p : nguyên )
Vậy p có thể nhận các giá trị : 17,18,19
P
	17	18	19
N
	24	22	20
NTK = n + p
	41	40	39
 Vậy nguyên tử Z thuộc nguyên tố Kali ( K )
13.Tìm 2 nguyên tố A, B trong các trường hợp sau đây :
a) Biết A, B đứng kế tiếp trong một chu kỳ của bảng tuần hoàn và có tổng số điện tích hạt nhân là 25.
b) A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp và cùng một phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân là 32.
14: Trong 1 tập hợp các phân tử đồng sunfat (CuSO4) có khối lượng 160000 đvC. Cho biết tập hợp đó có bao nhiêu nguyên tử mỗi loại.
3. Sự tạo thành ion (dành cho HSG lớp 9)
 Để đạt cấu trúc bão hòa ( 8e ở lớp ngoài cùng hoặc 2e đối với H ) thì các nguyên tử có thể nhường hoặc nhận thêm electron tạo ra những phần mang điện - gọi là ion
* Kim loại và Hiđro : nhường e để tạo ion dương ( cation)
	M 	– ne ® M n + (Ca 	– 2e ® Ca 2 + )
* Các phi kim nhận e để tạo ion âm (anion)
	X	+ ne 	® X n- ( Cl + 1e ® Cl 1- )
* Bài tập vận dụng:
 1.Hợp chất X được tạo thành từ cation M+ và anion Y2- . Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong M+ là 11 còn tổng số electron trong Y2- là 50.
Xác định CTPT của hợp chất X và gọi tên ? ứng dụng của chất này trong nông nghiệp . Biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng phân nhóm trong 2 chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn các ng.tố.
Hướng dẫn giải :
Đặt CTTQ của hợp chất X là M2Y
Giả sử ion M+ gồm 2 nguyên tố A, B : 
Þ ion M+ dạng : AxBy+ có : x + y = 5	( 1 )
	x.pA + y.pB = 11 	( 2) 
Giả sử ion Y 2- gồm 2 nguyên tố R, Q : 
Þ ion Y2- dạng : R xQy2- có : x’ + y’ = 5	(3)
	 x’pR + y’.pQ = 48	(4 ) do số e > số p là 2 
Từ ( 1 ) và (2) ta có số proton trung bình của A và B : 
trong AxBy+ có 1 nguyên tố có p 2,2 
Vì He không tạo hợp chất ( do trơ ) nên nguyên tố có p < 2,2 là H ( giả sử là B )
Từ ( 1 ) và ( 2) ta có : 	x.pA + (5 – x ).1 = 11 Û pA = ( 1£ x < 5 )
X
1	 2	 3	 4
pA
7(N)	 4(B)	 3(Li)	 2,5 (loại)
ion M+ 
NH4+ không xác định ion 
Tương tự: số proton trung bình của R và Q là : Þ có 1 nguyên tố có số p < 9,6 ( giả sử là R )
Vì Q và R liên tiếp trong nhóm nên : pQ = pR + 8 ( 5 )
Từ (3) ,(4) , ( 5) ta có : x’pR + (5- x’)( pR + 8) = 48 	Û 5pR – 8x’ = 8 Û 
x’
 Vậy ion Y2- là SO42-
1	 2	 3	 4
pR
3,2	 4,8	 6,4	 8 ( O )
 pQ 
không xác định ion 16 ( S )
Vậy CTPT của hợp chất X là (NH4 )2SO4
CHỦ ĐỀ 3: SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG VÀ PTHH.
GV soạn: Đinh Thịnh – Trường THCS Diễn Ngọc
I. Mục tiêu: 
Hs nắm được các kiến thức về tính chất hóa học của các chất oxi, hidro, nước, nắm được các loại hợp chất vô cơ đã học như oxit, axit, bazo, muối. Kết hợp các kiến thức điều chế các chất đã học như oxi, hidro, oxit. Để từ đó hình thành cho học sinh sơ đồ tư duy về PUHH, PTHH và sự chuyển đổi qua lại của các chất đã học.
II. BÀI TẬP.
1. Bài tập liên quan các tính chất hóa học của các chất và điều chế các chất. 
Bài 1: Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Viết phương trình hóa học: K; SO2; CaO; H2O; Fe3O4; H2
HD 2 K + 2H2O → 2KOH + H2
 SO2+ H2O → H2SO3
 4H2 + Fe3O4 → 3Fe + 4H2O
 CaO+ H2O → Ca(OH)2
Bài 2: Chọn các chất thích hợp và hoàn thành PTHH sau.
1. H2O +-------> H2SO4	2. H2O + ..------> Ca(OH)2
3. Na +.. -------> Na(OH)2 + H2 	4. CaO + H3PO4 -----> ? + ?
5. ? ---------> ? + MnO2 + O2 
Bài 3: Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:
KOH + Al2(SO4)3 K2SO4 + Al(OH)3
FexOy + CO 	FeO + CO2
CnH2n-2 + O2 CO2 + H2O.
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O
 Bài 4. Cân bằng các phản ứng có sơ đồ sau:
CxHy + O2 CO2 + H2O
CnH2n-2 + O2 CO2 + H2O
Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO + H2O 
 FeS + O2 Fe2O3 + SO2
 Fe2(SO4)3 + KOH Fe(OH)3 + K2SO4
Bài 5. Cho các chất sau: KMnO4, Zn, H2SO4, Fe2O3. Hãy sử dụng các chất đó điều chế các chất cần thiết để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
 Fe Fe3O4FeFeSO4
HD: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (*) 
 (1) 3Fe + 2O2 Fe3O4 
 (2) Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O 
 (3) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Bài 6: Cho Na dư tác dụng với khí oxi thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tan hết vào nước dư được dung dịch B và khí D. Cho khí D dư vào bình kín chứa hỗn hợp Fe2O3, PbO và K2O nóng. Xác định các chất trong A, B, D và viết các PTHH xảy ra?
HD: Các PTHH xảy ra: 
Chất A gồm Na, Na2O; dd B ( NaOH) ; khí D ( H2)
 4Na + O2 2Na2O
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
 Na2O + H2O 2NaOH 
 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
 PbO + H2 Pb + H2O
 K2O + H2O 2KOH
Bài 7:Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện phản ứng (nếu có) ?
1/ Cho khí oxi tác dụng lần lượt với: Sắt, nhôm, đồng, lưu huỳnh, cacbon, phôtpho
2/ Cho khí hiđro đi qua các ống mắc nối tiếp, nung nóng, chứa lần lượt các chất: MgO, CaO, CuO, Na2O, P2O5
3/ Cho dung dịch axit HCl tác dụng lần lượt với các chất: Nhôm, sắt, magie, đồng, kẽm.
HD: 1, 3Fe + 2O2 Fe3O4 
4Al + 3O2 2Al2O3 
2Cu + O2 2CuO
S + O2 SO2 
C + O2 CO2 
4P + 5O2 2P2O5 
2, CuO + H2 Cu + H2O
 Na2O + H2O 2NaOH 
 P2O5 + 3 H2O 2H3PO4 
3, 2Al + 6HCl 2AlCl3 +3 H2
 Fe+ 2HCl FeCl2 + H2
 Mg+ 2HCl MgCl2 + H2
 Zn+ 2HCl ZnCl2 + H2
 Bài 8:
Cho sơ đồ phản ứng sau: Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
a/ Hãy lập thành phương trình hóa học và nói rõ cơ sở để viết thành PTHH?
b/ Hãy vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học nói trên và giải thích tại sao lại có sự tạo thành chất mới sau phản ứng hóa học?
 Bài 9 : Có những chất sau: Zn, Cu, Al, H2O, C12H22O11, KMnO4, HCl , KClO3 , KNO3 , H2SO4 loãng , MnO2 .
Những chất nào có thể điều chế được khí : H2, O2 . 
Viết phương trình hoá học xảy ra khi điều chế những chất khí nói trên (ghi điều kiện nếu có) .
HD: a, Những chất nào có thể điều chế được khí : H2, 
Zn, Al, H2O, HCl, H2SO4 loãng 
 Những chất nào có thể điều chế được khí : O2 . 
 H2O, KMnO4, KClO3 , KNO3 ,
Bài 10: Cho các chất Zn, Cu, C6H12O6, H2SO4 loãng, Al, CaCO3, thuốc tím, Fe.
a. Hãy cho biết những chất nào có thể dùng để điều chế khí hidro, khí oxi.Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Trình bày ngắn gọn về cách thu các khí trên vào bình chứa và giải thích vì sao có thể thu được các khí này theo cách như vậy?
HD: a. Điều chế H2: Zn, Al, Fe, H2SO4 loãng, H2O
Điều chế oxi: Thuốc tím, H2O
PTHH: 
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
2H2O 2H2 + O2
2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
b. - Khí H2 và O2 đều thu được bằng phương pháp đẩy nước vì cả 2 đều tan ít trong nước.
- Thu bằng cách đẩy không khí:
Khí H2 để úp bình thu do khí H2 nhẹ hơn không khí
Khí O2 để ngửa bình thu do khí O2 nặng hơn không khí
Bài 11: Hãy viết một phương trình hóa học minh họa cho mỗi trường hợp sau
(Ghi rõ điều kiện nếu có): 
a) Oxi hóa một kim loại tạo thành oxit bazơ
b) Oxi hóa một phi kim tạo thành oxit axit 
c) Oxi hóa một hợp chất tạo thành các oxit
d) Điều chế khí hiđro bằng kim loại tác dụng với axit
e) Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành bazơ
f) Oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit
g) Kim loại tác dụng với nước tạo thành bazơ và khí hiđro
h) Khử Oxit bazơ bằng cacbon(II)oxit 
Bài 12: Từ những chất sau: natri, nước, lưu huỳnh, không khí và các điều kiện , thiết bị điều chế coi như có đủ.
a) Viết các phương trình hóa học để điều chế 3 oxit, 2 axit, 2 muối và một bazơ.
b) Hãy phân loại và đọc tên các sản phẩm oxit, axit, bazơ, muối vừa điều chế được ?
HD: 3 oxit
 S + O2 SO2 
 2SO2 + O2 2SO3 
 4Na + O2 2Na2O
2 axit
SO2 + H2O H2SO3 
SO3 + H2O H2SO4 
2 muối 
Na2O+ H2SO3 Na2SO3 + H2O 
Na2O+ H2SO4 Na2SO4 + H2O 
Một bazơ
Na2O + H2O 2NaOH 
Bài 13: X là hỗn hợp dạng bột các chất : Fe, Ag, than, Mg. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trong không khí thu được chất rắn Y. dẫn Hidro dư đi qua chất rắn Y nung nóng, sau phản ứng thu được chất rắn Z. 
Viết PTHH xảy ra.
 Xác định thành phần các chất trong Y và Z.
HD: Y gồm MgO, Fe3O4, Ag.
 Z gồm MgO, Fe, Ag
Bài 14: Cho các chất: KMnO4, CO2, CuO, NaNO3, KClO3, FeS, P2O5, CaO. Hỏi trong số các chất trên, có những chất nào:
 a) Nhiệt phân thu được O2 ?
 b) Tác dụng được với H2O, với dung dịch H2SO4 loãng ,với dung dịch NaOH, làm đục nước vôi, với H2 khi nung nóng tạo thành chất có màu đỏ ?
 Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
HD: Chất khi nhiệt phân tạo ra O2: KMnO4, NaNO3, KClO3
Bài 15: Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao). Trên cơ sở đó hãy so sánh với tính chất hoá học cơ bản của đơn chất hiđro. Viết phương trình minh hoạ.
2. Sơ đồ chuyển đổi hóa học.
Câu 1: Xác định công thức hóa học của A, B, C và viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hóa (ghi rõ điều kiện phản ứng).
KMnO4 A Fe3O4 B H2SO4 C H2O
HD: KMnO4 O2 Fe3O4 H2O H2SO4 H2 H2O
Câu 2: Từ các hóa chất có sẵn sau đây: Fe ; H2O với các thiết bị cần thiết đầy đủ. Hãy làm thế nào để có thể thực hiện được sự biến đổi sau: Fe Fe3O4 Fe. 
HD: . đp
- Điều chế H2, O2 bằng cách điện phân nước
to
 2H2O 2H2 + O2
to
- 3Fe + 2O2 Fe3O4
- Fe3O4 + 4H2 3 Fe + 4H2O.
Câu 3: Viết các PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
 KMnO4 O2 CO2CaCO3CaCl2 CaCO3
HD: (1) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 (2) C + O2 CO2
 (3) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 (4) CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
 (5) CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl 
Câu 4: Viết các PTHH để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau.
A
B O2 SO2 SO3 H2SO4 H2 Zn
C
HD: A, B, C có thể là: KMnO4 ,KClO3,KNO3
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 2KClO3 2KCl + 3O2
 2KNO3 2 KNO2 + O2
 S + O2 SO2
 2SO2 + O2 2 SO3
 SO3 + H2O H2SO4
 H2SO4 + Zn ZnSO4 + H2
H2 + ZnO Zn + H2
Câu 5: ViÕt c¸c PTHH hoµn thµnh d·y chuyÓn hãa sau:
KClO3 O2 Fe3O4 FeO H2O H3PO4 Na3PO4
HD: 
Câu 6 : Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển đổi hóa học sau:
 S SO2 SO3 H2SO4 H2 Cu
Câu 7: Hãy thực hiện dãy chuyển hoá sau:
a. H2 H2O H2SO4 H2
b. Cu CuO CuSO4 Cu(OH)2
c. Fe Fe3O4 Fe H2
 FeCl3 Fe(OH)3
Câu 8: (Xác định công thức hóa học của A; B; C và viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
 KClO3 A Fe3O4 B H2SO4 C HCl
Câu 9: Xác định các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D và hoàn thành các PTHH theo sơ đồ chuyển đổi sau:
KMnO4 
	A → B → C → D → H2 → HCl → AlCl3
 KClO3 
3. Chọn các chất thích hợp hoàn thành PTHH:
 Câu 1:Cho A, B, C, D, E, G, X là những hợp chất vô cơ nào thích hợp nhất trong các phương trình phản ứng sau, em hãy thay vào và hoàn thành phương trình phản ứng (kèm theo điều kiện nếu có ).
 a, A + B → C
 b, C + CO → A + D
 c, A + HCl → G + E
 d, C + E → A + X
 e, B + E → X
HD: A: Fe, B: O2 , C: Fe3O4 , D: CO2 , G: FeCl2 , X: H2O , E: H2
Câu 2: Xác định các chất A, B, C, D, E rồi hoàn thành các phương trình hóa học sau:
KMnO4 K2MnO4 + A + MnO2
CH4 + A B + C 
D + A C
E CaO + B 
FexOy + D Fe + C 
HD: 2KMnO4 K2MnO4 + O2 + MnO2
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
2H2 + O2 2H2O
CaCO3 CaO + CO2 
FexOy + yH2 x Fe +y H2O
Câu 3t0
: Hoàn thành các phương trình sau:
KMnO4 à A + B + X
t0
Fe + HCl à C + Y
t0
Fe + Cl2 à D
Fe + O2 à E
E + HCl à C + D + H2O
HD : 2KMnO4 àK2MnO4 + MnO2 + O2
t0
Fe + 2HCl à FeCl2+ H2
t0
2Fe + 3Cl2 à 2FeCl3
3Fe + 2O2 à Fe3O4
 Fe3O4 + 8HCl à FeCl2 + 2FeCl3+ 4H2O
CHỦ ĐỀ 4 : BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG, BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
GV soạn: Chu Duy Thanh – Trường THCS Diễn Đoài
A.CÁC DẠNG BÀI TẬP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
 Dạng 1: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để xác định khối lượng một chất trong phản ứng hóa học khi biết khối lượng (n-1) chất .
Ví dụ 1: 
 a.Cho 3,1 g Photpho tác dụng hoàn toàn với oxi thu được 7,1 g điphotpho pentaoxit(P2O5). Tính khối lượng oxi đã phản ứng.
b.Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g Kaliclorat (KClO3) thu được chất rắn là kalickorua (KCl) và khí oxi có khối lượng là 9,6 g .Tính khối lượng muối kalickorua (KCl) ? 
c.Cho 14,2 g natri sunfat (Na2SO4) tác dụng vùa đủ với Bariclorua(BaCl2) thu được bari sunfat (BaSO4) và natri clorua(NaCl) có khối lượng theo thứ tự là 23,3 gam và 11,7 gam .Tính khối lượng Bariclorua đã phản ứng.
Ví dụ 2:
a. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon cần vừa đủ 16 g oxi thì thu được 22 gam khí cacbonic. Tính m.
b.Đốt cháy hoàn toàn m gam kim loại magie trong không khí thu được 8gam hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng khối lượng magie Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi trong không khí tham gia phản ứng.Tính khối lượng của Mg và oxi đã phản ứng.
 Dạng 2: Áp dụng dạng toán hỗn hợp (hai kim loại ) tác dụng với dung dịch axit .
Ví dụ 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng?
Ví dụ 2: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại A và B đều có hóa trị (II) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng?
Ví dụ 3: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại A và B chưa rõ hóa trị tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng?
 Dạng 3: Áp dụng vào phản ứng của H2,CO với một số oxit kim loại .
Ví dụ 1: 
Trộn a gam sắt (II) oxit với 11,6 gam FexOy được hỗn hợp rắn A .Để khử hoàn toàn hỗn hợp A ,người ta phải dùng hết 6,72 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn và thu được 14 gam sắt .Tính giá trị của a.
Ví dụ 2: Cho một luồng H2 nóng,dư qua bình chứa m g hỗn hợp bột X gồm Al và FexOy. Phản ứng kết thúc được 3,6g H2O và 19,2g hỗn hợp Al và Fe. Lượng hỗn hợp kim loại này cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư thấy có 16,8 lít khí H2(đktc) bay ra.
a.Tính giá trị của m. 
b.Lập công thức của oxit sắt FexOY.
Ví dụ 3: Thổi khí CO qua ống đựng m gam Fe2O3 đun nóng ,sau một thời gian thu được 5,44 gam chất rắn X (chứa 4 chất ) và 1,344 lít khí CO2 (đktc).Tính giá trị của m .
Dạng 4:Áp dụng cho hỗn hợp nhiều chất .
Ví dụ : Hỗn hợp A gồm KClO3 ,Ca(ClO3)2, CaCl2,KCl có khối lượng 58,2 gam .Nhiệt phân hoàn toàn A thu được chất rắn B gồm CaCl2,KCl và 13,44 lít (đktc) khí O2.Hòa tan toàn bộ chất rắn B vào nước thành dung dịch ,rồi cho tác dụng với 150 ml dung dịch K2CO3 1M (vừa đủ ) thu được kết tủa D và dung dịch E .Số mol KCl trong dung dịch E gấp 6 lần số mol KCl có trong A .Tính thành phần phần trăm khối lượng của KClO3 trong hỗn hợp A .
**.BÀI TẬP TỰ LUYỆN 
*TỰ LUẬN 
Bài 1.Đốt cháy hoàn toàn 3,2g bột lưu huỳnh trong khí oxi thu được 6,4g khí lưu huỳnh đioxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng 
Đáp số : 3,2g 
Bài 2.Trộn a g Sắt(II)oxit với 11,6g FexOy được hỗn hợp rắn A. Để khử hoàn toàn hỗn hợp A người ta phải dùng hết 6,72lit khí Hidro(đktc) và thu được 14g sắt.
a.Tính giá trị của a.
b.Xác định công thức của FexOy.
 Đáp số : b) 7,2 g ; c) Fe3O4 
Bài 3. Khử hoàn toàn 85,6g hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư nung nóng thu được 63,2g chất rắn. Cho chất rắn thu được tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 20,16 lít H2(đktc). Xác định công thức FexOy.
 Đáp số : Fe3O4
Bài 4. Khử hoàn toàn 6,96g oxit của kim loại M cần dùng 2,688lit khí CO. Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 2,016l khí H2. Xác định kim loại và công thức của oxit đó. Thể tích các khí đo ở đktc.
 Đáp số : Kim loại Fe, công thức Fe3O4.
*TRẮC NGHIỆM 
Bài 1: Nung hoàn toàn một lượng kaliclorat thu được 7,45g kaliclorua và 4,8g khí oxi. Khối lượng kaliclorat bị phân hủy là :
A.1,225g B.12,25g C. 2,65g D. 0,125g.
Bài 2. Cho 21,2g Natricacbonat phản ứng với 14,6g axitclohiddric thu được natriclorua ,8,8g khí cacbonic và 3,6g nước. khối lượng Natriclorua thu được là:
A.22,4g B. 12,4g C. 14,2g D. 23,4g.
Bài 3: Trộn 5,4 g Al với 12 g Fe2O3 rồi nung nóng một thời gian để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm .Sau phản ứng thu được m g hỗn hợp chất rắn .Giá trị của m là: A. 21,4(g) B.16,05(g) C.18,6(g) D.17,4(g)
Bài 4 : Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe,Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng ,thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối .Giá trị của m là :
A.8,98 (g ) B.9,52(g) C.10,27(g) D.7,25(g)
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 3,34 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của các kim loại hóa trị I và II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,896 lít khí (đktc).Cô cạn dung dịch A thu được số gam muối khan là :
A.2,36 (g) B.2,9(g) C.3,78(g) D.4,76 (g)
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ .
Dạng 1:Áp dụng xác định khối lượng chất tham gia và sản phẩm .
Ví dụ 1: Khử hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp A gồm Fe,FeO,Fe2O3 cần dùng 2,24 lít khí CO (đktc) .Tính khối lượng sắt thu được sau phản ứng .
Ví dụ 2:Cho 4,8 g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol HCl và 8,82 g H2SO4 (loãng) .Sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.
a.Viết các phương trình hóa học ? Tính khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch A?
b.Dùng khí B để khử 24 g hỗn hợp CuO,FeO.Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng .Giả sử hiệu suất phản ứng khử đạt 100%.
Ví dụ 3: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Tính giá trị của m
Ví dụ 4: Hòa tan hoàn toàn m g hỗn hợp gồm BaCl2 và NaCl vào nước thu được dung dịch X .Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch Y và 28,7 g kết tủa .Cho Y tác dụng lượng dư Na2SO4,thu được 11,65 g kết tủa .Tính giá trị của m.
Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp A gồm Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch B chỉ chứa một loại muối sắt .
a.Tính thành phần phần trăm về khối lượng của O trong A.
b.Tính khối lượng muối sắt trong B .
 Dạng 2:Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ khi cháy .
Ví dụ 1. Đốt cháy hoàn toàn 6,8 g hợp chất A thu được 12,8 g khí sunphurơ và 3,6 g hơi nước. Lập công thức hóa học của A.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 48g hợp chất A trong oxi thu được 17,92l khí SO2(đktc) và 32g Fe2O3.
- Xác định công thức hóa học của hợp chất A.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Cách giải hoàn toàn tương tự như bài trên.
Ví dụ 3: Để đốt cháy hoàn toàn 9,2 g hợp chất A phải dùng hết đúng 7,84 lit oxi(đktc) thu được 0,7 mol hỗn hợp B gồm khí cacbonic va nước. Lập công thức hóa học của A.
Ví dụ 4 : Dùng 17,92 lit khí O2(đktc) đốt cháy vừa hết hỗn hợp X gồm H2S và CxHy thu được 10,8g H2O và hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2. Tỉ khối của B so với H2 =30. Xác định công thức hóa học CxHy.
Ví dụ 5:Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 ở đktc ,thu được 13,2 g CO2 và 5,4 g H2O .Xác định công thức phân tử của A.Biết tỉ khối hơi của A đối với Heli là 7,5 .
**Bài tập tự luyện :
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 48 g một hợp chất A thu được 32 g Fe2O3 và 17,92 lít SO2 (đktc).Lập công thức hóa học của A. 
Bài 2: Hoàn tan hoàn toàn 17,3 g hỗn hợp X gồm Fe,Mg và Zn trong lượng vừa đủ dung dịch HCl ,thu được dung dịch Y và 7,84lít khí H2(đktc).Cô cạn dung dịch Y thu được m g muối khan .Tính giá trị m.
Bài 3: Để m g bột sắt nguyên chất trong không khí một thời gian thu được rắn A nặng 12 g gồm Fe,Fe2O3,Fe3O4 ,FeO.Hòa tan hoàn toàn chất rắn A bằng dung dịch HNO3 loãng thấy có 2,24 lít NO(đktc)duy nhất và dung dịch B chỉ chứa một muối sắt duy nhất .
a. Tính khối lượng m.
b.Tính khối lượng muối trong dung dịch B . 
 Bài 4: Chia m g hỗn hợp X gồm Cu,Fe thành hai phần bằng nhau .
Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư ,phản ứng kết thúc thu được 4,8 g chất rắn .
Phần 2 cho tác dụng với oxi sau một thời gian thu được 31,6 g hỗn hợp rắn Y .Cho Y tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thấy có 3,36 lít khí SO2 bay ra .Tính m 
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi chất hữu cơ A chứa ba nguyên tố C,H và O cần 250 ml khí O2 thu được 200 ml CO2 và 200 ml H2O ( các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ).Xác định công thức phân tử của hợp chất 
 hữu cơ A .
C.Bài tập trắc nghiệm 
Bài 1: Cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm :FeO,Fe2O3,
Fe3O4 giải phóng ra 6,72 lít khí CO2(đktc).Tính thể tích khí CO(đktc) đã tham gia phản ứng . 
A.5,6 lít B.2,24 lít C.10,08 lít D.6,72 lít 
Bài 2:Khử hoàn toàn 4,06 g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại .Dẫn hết khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư ,thu được 7 g kết tủa .Khối lượng kim loại thu được là:
 A.2,5 g B.2,75 g C.2,94 g D.3 g
Bài 3: Khử hoàn toàn 5,8 g oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao Dẫn sản phẩm khí vào nước vôi trong dư ,thu được 10 g kết tủa .Công thức phân tử của oxit sắt đúng là :
 A.Fe3O4 B.FeO C. Fe2O3 
 Bài 4: Phân tử hợp chất hữu cơ X chứa hai nguyên tố .Khi đốt cháy hoàn toàn 3 (g) hợp chất X ,thu được 5,4 g H2O .Khối lượng mol của X là 30 gam .Công thức phân tử của X là :
A.CH4 B.C6H6 C.C2H6 D.C2H2 
Giáo viên hình thành kĩ năng giải cho học sinh.Từ đó học sinh giải rút ra đáp án 
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ ) thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sun fat) và khí duy nhất NO .Giá trị của a là bao nhiêu ?
 A.0,12 mol B.0,04 mol C.0,075 mol D.0,06 mol
 CHỦ ĐỀ 5: OXI- HI ĐRO
GV soạn: Nguyễn Thanh Hiển – Trường THCS Liên Đồng
A, Lí thuyết:
1, Tính chất vật lí của o xi, H2?
2, Tính chất hóa học của O2 ( 4 tính chất)
3, Tính chất hóa học của H2 ( 2 tính chất, lưu y H2 td với nhiều o xit ba zơ của các kim loại từ Zn về sau)
4, Đọc tên o xit
5, Điều chế o xi
6, Kể tên các loại phản ứng. Lấy VD?
7, Thành phần của không khí
8, Bài thực hành 4, 5
9, Điều chế H2.
B, Câu hỏi lí thuyết:
Câu 1: Đốt lưu huỳnh trong không khí rồi lấy sản phẩm hòa tan vào H2O ta được dd A. Cho một mẩu quỳ tím vào dd A. Nêu hiện tượng? Viết PTHH?
 Hướng dẫn:
 -Lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, tạo ra khí không màu, mùi hắc, có tỏa nhiệt, quỳ tím chuyển sang quỳ đỏ
 S + O2 à SO2
 2SO2 + O2 à 2SO3
 SO2 + H2O à H2SO3
 SO3 + H2O à H2SO4 
Câu 2: Vẽ hình, mô tả thí nghiệm cách điều chế và thu khí O2 trong phòng thí nghiệm bằng hai cách?
Câu 3: Nêu các thí nghiệm để chứng minh thành phần của không khí? 
 Hướng dẫn: 
TN1: Chứng minh trong không khí có N2 và O2
 a, Cách làm: ....
 b, Hiện tượng: ....
 c, Nhận xét: N2 chiếm 4/5 thể tích không khí và O2 chiếm 1/5 thể tích không khí
TN2:Chứng minh trong không khí có CO2 : 
a, cách làm: Để một cốc nước vôi trong trong không khí 2 ngày
b. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
c.Nhận xét: CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O
TN3: Chứng minh trong không khí có hơi nước
a. Cách làm: Để 1 cốc nước đá lạnh trong không khí một thời gian
b. Hiện tượng: Bên ngoài thành cốc xuất hiện các giọt nước
c.Nhận xét: trong không khí có hơi nước
 *Kết luận: Vậy không khí là một hỗn hợp khí gồm 21% thể tích O2, 78% thể tích N2 và 1% thể tích khí CO2, hơi nước, bụi ,khói, khí hiếm ...
Câu 4: Vẽ hình, mô tả thí nghiệm cách điều chế và thu khí H2 trong phòng thí nghiệm bằng hai cách?
Câu 5: Đốt hỗn hợp khí H2 và O2 sẽ xảy ra những hiện tượng gì? Giải thích? Cách khắc phục hiện tượng đó?
Câu 6: Khi đốt phốt pho trong không khí và trong lọ đựng khí oxi nguyên chất thì trường hợp nào phốt pho cháy tốt hơn.Giải thích?
C. Trắc nghiệm và tự luận:
Bài 1: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới đây?
A. CuO                   B. ZnO                        C. FeO                        D. CaO
Bài 2: Oxit có của 1 NTố có hóa trị III chứa 30 % oxi về khối lượng. CTHH của oxit đó là:
A. Fe2O3                 B. Al2O3                      C. Cr2O3                      D. N2O3
Bài 3: Để oxi hóa hoàn toàn một kim lọai M hóa trị II thành oxit phải một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là:
A. Zn                      B. Mg                         C. Ca                           D. Ba
Bài 4: Tính khối lượng và thể tích khí oxi đủ dùng để đốt cháy hòan toàn: 3g cacbon. 11,2 lit khí buttan (C4H10) ở đktc. 0,62g photpho. 14g cacbon oxit (CO) 6,75g bột nhôm.
Bài 5: Đốt cháy hòan tòan một hỗn hợp khí gồm CO và H2 cần dùng 9,6g khí oxi. Khí sinh ra có 8,8g CO2.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng, % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 6: Đốt hòan toàn hỗn hợp 5,6g cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí oxi (đktc).
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính thành phần % theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng.
Bài 7: Có 3 lọ thủy tinh đựng riêng biệt 3 chất: oxi, nitơ, cacbonic được đây kín. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí trên? Viết PTHH minh họa?
Bài 8: Cho 6,5g Zn hòa tan vào dd chứa 0,2mol H2SO4 .
a. Viết PTHH minh họa.
b.  Chất nào dư? Khối lượng là bao nhiêu?
c. Tính thể tích khí H2 thu được? 
Bài 9: Dùng H2 để khử 50g hỗn hợp CuO và Fe2O3, trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. 
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại thu được.
c. Tính thể tích khí H2 cần dùng.
Bài 10: Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng: Đĩa cân A có 2 góc nhỏ, cóc thứ nhất đựng một ít bột CaCO3, cốc thứ 2 đựng dd HCl; đĩa cân B có 1 ít cát khô. Đổ cốc thứ 2 vào cốc thứ nhất, Cốc rỗng vẫn được đặt lên đĩa cân A.
a. Hãy cho biết vị trí của 2 đĩa cân sau phản ứng và giải thích điều quan sát được có trái với định luật bảo tòan khối lượng không?
b. Nếu ta có những quả cân có khối lượng nhỏ, bằng cách nào có thể xác định được khối lượng sản phẩm là chất khí ?
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong không khí, thu được chất rắn là  Al2O3 
a.  Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng Al2O3 tạo thành 
b.  Tính thể tích không khí cần dùng (biết rằng Oxi chiếm 20% không khí)  (các thể tích đo ở đktc) 
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam Mg cần dùng vừa đủ 11,2 lít không khí.  Tìm giá trị m (biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)  (các thể tích đo ở đktc) 
Bài 14:  Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam một kim loại M hóa trị I thu được 4,7  gam một oxit A. 
a. Cho biết A thuộc loại oxit nào? Vì sao? 
b. Tìm tên kim loại M và cho biết bazơ tương ứng của oxit A 
Bài 15:  Oxi hóa hoàn toàn 8,4 gam một kim loại X chưa rõ hóa trị thu được  11,6 gam một oxit B. Tìm tên kim loại X 
Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe, thu được 21,8  gam hỗn hợp 2 oxit Al2O3 và Fe3O4 
a. Viết các phản ứng xảy ra 
b. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại  trên? (các thể tích đo ở đktc) 
Bài 17: Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ  và đun nóng hỗn hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất  rắn nặng 1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_tran_thi.doc