Đề 8 thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 8 thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 8 thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ------------------- 
 MÔN : Ngữ văn 7
 Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )
 _________________
Câu 1( 3 điểm).
 Có ý kiến cho rằng bài thơ: Bạn đến chơi nhà thể hiện cảnh ngộ nghèo túng của Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn ở vườn Bùi. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao ?
	Viết 1 bài văn ngắn không quá 2 trang giấy thi cảm nhận của em về ý kiến trên ?
Câu 2 (7 điểm)
Cảm hứng nhân đạo trong các sáng tác viết về người phụ nữ từ ca dao đến
thơ trung đại .
 HẾT....
 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7
 ------------------- 
 Câu 
 Đáp án
 Điểm
 1
a. Mở bài.
 - Giới thiệu về Nguyễn Khuyến hoàn cảnh ra đời bài thơ
 - Không nên hiểu bài thơ bạn đến chơi nhà thể hiện cảnh ngộ nghèo túng của nguyễn Khuyến khi về ơ ẩn tại vườn Bùi
 0,5 
b.Thân bài.
 *Vườn bùi chốn cũ hiện nên trong thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ bạn đến chơi nhà hết sức đẹp phong phú với kiểu không gian ao vườn.
 - Bạn đến chơi mừng vui khôn xiết tay bắt mặt mừng 
 - Tưởng như Nguyễn Khuyến đang dắt bạn ra thăm vườn, trong vườn có đủ loài cây quen thuộc: Cải, cà, bầu, bí, mướp
 => Đó là hình ảnh của làng cảnh Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến 
 *Đúng là trong nhiều bài thơ viết khi ở ẩn Nguyễn Khuyến có nói đến cảnh ngộ thanh bạch của mình khi từ quan.
 - Bài thơ không chủ định nói về cái nghèo túng cùng quẫn. Nguyễn Khuyến không nói là không có thứ gì để đãi bạn . Có tất cả nhưng đều không dùng ngay được không đúng thời vụ không đúng lúc.
 - Những cái không ấy được cường điệu lên tới cực đại để làm nền xuất hiện cho một cái có quan trọng nhất trong câu kết: Bác đến chơi đây ta với ta
 =>Câu thơ khẳng định một tình bạn tri kỉ cao đẹp
 *Thấp thoáng sau mỗi dòng thơ là nụ cười hóm hỉnh 
 - Sáng tạo nên 1 tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng oà ra niềm vui đồng cảm.
0,75 
0,75 
0,75 
C. Kết bài.
- Thể hiện 1 quan niệm đẹp về tình bạn vượt nên trên vật chất tầm thường
- Quan niệm đó có ý nghĩa giá trị lớn trong cuộc sống con người hôm nay
0,25 
 2
a.Mở bài.
 - Giới thiệu đề tài trong văn chương: phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội. Một trong những cảm hứng nhân đạolà viết về người phụ nữ.
 - Điều đó thể hiện trong các sáng tác từ ca dao đến thơ trung đại
0,5
b.Thân bài.
 * Cảm hứng nhân đạo trong các sáng tác viết về người phụ nữ 
 là quan tâm đến số phận con người 
 - Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người phụ nữ.
0,5 
 * Cảm hứng nhân đạo trong ca dao và thơ trung đại Việt Nam có những nội dung gặp gỡ: yêu thương cảm thông cho số phận người bất hạnh ( người phụ nữ nông dân trong ca dao và thơ trung đại).
 - Người con gái lấy chồng xa, luôn nhớ về quê mẹ.
 - Thân phận chìm nổi, lênh đênh, vô định.
 - Cuộc sống chia li, cách xa bởi chiến tranh phi nghĩa.
 2
 * Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của con người ( chăm chỉ lao động, vẻ đẹp sức sống của tâm hồn người phụ nữ)
 - Vẻ đẹp trong lao động.
 - Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
 - Nhạy cảm, sâu sắc trước cuộc sống.
 * Đồng cảm với khát khao hạnh phúc lứa đôi, phê phán chiến tranh phi nghĩa ( Sau phút chia ly ). 
 - Buồn, cô đơn, đối diện với chính mình.
 - Cảm nhận về nỗi cách xa chồng vợ. Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
 * Trong thơ ca trung đại cảm hứng nhân đạo có sự kế thừa và phát huy hơn trong mảng đề tài viết về người phụ nữ.
 - Cảm thông, đồng cảm, dành tình cảm sâu sắc.
 2 
 1 
 0,5 
C. Kết bài.
 - Khẳng định lại vấn đề:Cảm hứng nhân đạo viết về người phụ nữ luôn là đề tài trong thơ ca
 - Liên hệ thơ ca hiện đại
 0,5 
 HẾT....

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_VAN_78.doc