Đề 6 thi vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1121Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 6 thi vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 6 thi vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU 
..
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015-2016
MÔN:NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 09 câu, 02 trang)
Phần I. Đọc hiểu văn bản: (3 điểm)
 Đọc phần trích sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi?/..../Và cái lầm đó làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã guc giữa sa mạc.
 	 (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ, Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục, 2013 trang 16 ).
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng những biện pháp tu từ nào?
 A. Nhân hóa B. Liệt kê C. Ẩn dụ D. So sánh.
Câu 2. Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung của câu văn: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”?
Nhà văn so sánh ngầm bà cô với những cổ tục lạc hậu.
Thể hiện sự căm hờn dữ dội của bé hồng với những cổ tục phong kiến đã đày đọa mẹ người mẹ của mình.
Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của bà cô về mẹ mình.
Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của bà cô về mẹ mình.
Câu 3. Các từ in đậm trong câu văn trên thuộc trường từ vựng nào?
Hoạt động của miệng C. Hoạt động của lưỡi
Hoạt động của răng D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 4. Theo em, ở đoạn trích Trong lòng mẹ, nhớ lại cuộc trò chuyện với bà cô tức là tác giả nhớ lại: Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ, cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền và sự xảo quyệt của người bà cô. Đúng hay sai?
 A. Đúng 	 B. Sai.
Câu 5. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất về khái niệm ‘phong cách’ trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”?
Dáng vẻ bên ngoài khác lạ của một người nào đó.
Cách thể hiện riêng của một người nào đó trong mối quan hệ với những người xung quanh.
Lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử... tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người.
Sự từng trải, giàu kinh nghiệm, vốn sống của một người so với những người xung quanh.
Câu 6. Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh em học tập được ở Bác điều gì. Viết đoạn văn khoảng 3-5 câu nêu suy nghĩ của bản thân?
Câu 7. Cho câu thơ sau: 
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Xác định biện pháp tu từ có trong câu thơ trên?
Viết đoạn văn phân tích giá trị của phép tu từ trong câu thơ trên ( đoạn văn 3-5 câu).
II. Phần tạo lập văn bản.
Câu 1 (3 điểm)
 Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa qua khổ thơ sau trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
 ( Trích Sang thu- Hữu Thỉnh).
Câu 2.( 4 điểm).
 Đoạn trích : “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 
 	( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Lời nhận xét trên là của nhân vật nào trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ? Hãy phân tích một hoặc một số nhân vật trong truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận xét đó.
 ------------Hết----------
MÃ KÍ HIỆU
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT.
Năm học.2015-2016.
MÔN:..Ngữ văn.
(Hướng dẫn chấm gồm 04.trang)
 I.Phần I. Đọc hiểu ( 3 điểm)
Câu 1.( 0,25đ)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B,D 
Mức độ chưa tối đa:HS chọn B hoặc D
Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 2. ( 0,25đ) 
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B 
Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 3: (0,25đ)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B 
Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 4: (0,25đ)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A 
Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 5: (0,25đ)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án C 
Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 6:( 0,75 đ)
 - Mức độ tối đa:Về phương diện nội dung và hình thức:
- HS nêu cảm nhận sau khi học xong văn bản: Thế hệ trẻ ngày nay cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách làm việc cao đẹp phù hợp với yêu cầu cuộc sống ngày nay.( 0,25)
+ Không ngừng học hỏi để đáp ứng các yêu cầu của thời đại khoa học công nghệ song song với tiếp thu thành tựu văn minh tinh thần của nhân loại.(0,25)
+ Học tập rèn luyện để giữ gìn được trong nếp sống và nếp nghĩ nét tinh hoa của bản sắc dân tộc. Cần mở rộng tầm nhìn vừa tiếp thu vừa sàng lọc... tiết kiệm, giản dị hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ.(0,25)
- Mức độ chưa tối đa: HS trình bày chưa được đủ ý chưa đúng hình thức hoặc diễn đạt chưa lưu loát.
- Mức không đạt: HS không chỉ ra được bài học hoặc lạc đề.
Câu 2:(1,0 điểm). 
- Mức độ tối đa : Về hình thức và nội dung đạt các yêu cầu cơ bản sau:
a. 0,25đ
- HS xác định đúng biện pháp tu từ: Ẩn dụ.
b.0,75 đ
 - Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu: 0,25đ
 Nội dung: Trình bày các nội dung cơ bản sau
 + Mặt trời trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là một hình ảnh ẩn dụ nói lên tình thương niềm tự hào của mẹ với em Cu-Tai.(0,25)
 + Em Cu-Tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ.(0,25)
 - Mức chưa tối đa: HS trình bày chưa đủ ý, không đúng hình thức...
 - Mức không đạt : HS xác định biện pháp tu từ khác hoặc không xác xác định đúng tác dụng của biện pháp tu từ.
II. Phần T ập làm văn .
- Mức độ tối đa HS cần đạt các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức sau.
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
Yêu cầu: 
Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận về đoạn trích thơ làm rõ vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
 Diễn đạt rõ ràng, câu và chữ đúng văn phạm.
0,25 điểm
* Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau:
- 
2.75 điểm
Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Hữu Thỉnh: Nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. Sang thu là tác phẩm tiêu biểu của ông. 
- Nhà thơ đã có những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời lúc sang thu.
0,5 điểm
Thân bài:
1. HS giải thích sơ lược cụm từ “Sang thu”ở đây có nghĩa là chớm thu, lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè chưa hết hẳn, mùa thu mới có tín hiệu đầu tiên.
0,25 điểm
2-. Nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận sự giao mùa từ hạ sang mùa thu thật giản dị: Đó là mùi hương quen thuộc- hương ổi, phả vào trong gió se- một thứ gió khô và hơi se lạnh, ngọn gió heo may riêng biệt của mùa thu. Không phải là gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm vào trong gió, chữ phả làm hương thơm như sánh lại và ngọn gió cũng trở nên thơm tho luồn vào các nhành cây kẽ lá nơi vườn quê..
- Cái hương vị ngọt ngào đằm thắm của mùa thu được Hữu Thỉnh “Bỗng nhận ra” một trạng thái chưa hề chuẩn bị, có cái gì đó như bất chợt, như vô tình, sửng sốt. Một sự bất ngờ như đã chờ đợi sẵn....
- Nhà thơ còn nhận ra thu về qua làn sương thu: Sương chùng chình qua ngõ. “Chùng chình”có nghĩa là cố chậm chạp lai để líu kéo thời gian.Hình ảnh sương chùng chình- một làn sương mỏng manh, mềm mại, giăng màn khắp đường thôn ngõ xóm. Với chữ “chùng chình” sương thu bỗng hiện ra như một con người đang bước những bước đi chậm chạp đến giữa đất trời vì thế sương thu mang đầy tâm trạng.
- Mùa thu đã về trên quê hương vậy mà nhà thơ vẫn như có chút gì đó chưa tin hẳn, vẫn còn có cảm giác mơ hồ, nhưng bâng khuâng xao xuyến. Bởi thu đến nhẹ nhàng quá!
- Những chuyển biến của đất trời lúc sang thu được nhà thư Hữu Thỉnh cảm nhận bằng rất nhiều giác quan và bằng cả tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của mình.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
c. Kết bài.
HS đánh giá lại bài thơ, khổ thơ.
- Bài thơ Sang thu là bài thơ đặc sắc viết về mùa thu của Hữu Thỉnh. Với thể thơ năm chưc, , hình ảnh thơ tự nhiên, giàu cảm xúc. Đoạn thơ tác giả đã dùng các động từ mạnh, các từ ngữ chỉ trạng thái cảm xúc tinh tế làm hiện lên bức tranh thu lúc giao mùa nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng, nên thơ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
Qua bài thơ ta cảm nhận tình yêu thiên tnhieen cua tác giả đánh thức tình yêu quê hương, khám phá vẻ đẹp tự nhiên đơn sơ của thiên nhiên.
0,5 điểm
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 2
Yêu cầu: 
* Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để làm rõ đặc điểm của các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Diễn đạt rõ ràng, câu và chữ đúng văn phạm.
0,5 điểm
* Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau:
- 
Mở bài:
Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Dẫn câu nói : Đó là lời của người kể chuyện cũng là phát ngôn tư tưởng của tác giả.. 
0,5 điểm
Thân bài:
1. Giải thích rõ nội dung câu văn: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị nhưng cao quý của những con người lao động và khẳng định sự cống hiến của những công việc lao động thầm lặng đó.
0,25 điểm
2. Phân tích và chứng minh.
HS phân tích một số nhân vật trong câu chuyện như anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét... để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật:
2,5 điểm
- Họ yêu công việc đến mê say, sẵn sàng hi sinh cả tuổi trẻ, hạnh phúc riêng tư cho công việc.
0,5 điểm
- Làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, khoa học và đầy trách nhiệm
0,5 điểm
 - Họ luôn vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao . 
0,5 điểm
- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ đem lại cho con người niềm vui và hạnh phúc.
0,5 điểm
- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, vẻ đẹp đó có sức lan tỏa đến cuộc đời, đến mọi người.
* Lưu ý: Trong quá trình làm bài HS phải có dẫn chứng phân tích làm nổi rõ vấn đề.
0,5 điểm
c. Kết bài:
- Khẳng định và nâng cao ý nghĩa những công việc thầm lặng cũng như sự cống hiến âm thầm không mệt mỏi của những con người nơi Sa Pa.
- Họ là những con người tiêu biểu của thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Liên hệ bản thân.
0,5 điểm
Mức độ chưa đạt: HS viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, phân tích được một số dẫn chứng nhưng chưa đầy đủ hoặc cách diễn đạt chưa trong sáng, dùng từ, đặt câu còn gượng gạo,....
Mức độ không đạt : HS không làm bài văn nghị luận hoặc không làm.
--------------------------------------
Điểm bài thi: 10 đ
-----------Hết-----------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI:ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN NGỮ VĂN
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG.

Tài liệu đính kèm:

  • docV9.doc