Đề 1 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỀ BÀI
* Phần 1: Đọc hiểu văn bản (4 điểm)
Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Ngữ văn 9-Tập 1)
Câu 1: Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thời gian? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (1 điểm)
Câu 2: Câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (1 điểm)
Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên? (2 điểm)
* Phần 2: Tập làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”của tác giả Nguyễn Quang Sáng.
	II. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần 1
Câu 1: Hai câu thơ trích từ tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, 
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm. 
- Bài thơ sáng tác năm 1971
- Hoàn cảnh: Khi nhà thơ đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên Huế.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 2: Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Qua từ “ Mặt 
trời” ở câu thơ thứ hai “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
- Tác dụng: Thể hiện tình cảm của người mẹ đối với con. Con là mặt trời của mẹ; là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ.
Câu 3: 
* Yêu cầu chung: 
	- Biết cách viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ 
	- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng (3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
 - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
* Yêu cầu cụ thể:
 Học sinh nêu cảm nhận của bản thân. Song cần đảm bảo những yêu cầu:
* Nội dung: 
- Thể hiện tình cảm của người mẹ đối với con. Con là mặt trời của mẹ
- Thể hiện niềm tin, hi vọng của mẹ đối với con.
* Nghệ thuật:
- Thành công trong sử dụng nghệ thuật ẩn dụ độc đáo sáng tạo của tác giả.
1
1
Phần 2
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm (Đoạn trích)
- Bố cục rõ ràng, chữ viết đủ nét, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
* Yêu cầu nội dung
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:
1. Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng.
2. Thân bài:
Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà người cha dành cho con
Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó.
* Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép:
+ Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con (...).
+ Những ngày nghỉ phép: Ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không kìm được mình, ông đánh con (...). Giây phút chia tay, được nghe con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt (...)
* Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ:
- Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con.
- Tình cảm của ông được gửi gắm qua việc làm chiếc lược ngà. Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (Dẫn chứng) 
 => Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu....
 - Tình cảm của cha dành cho con trong những giây phút cuối đời (Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con ....)
-> Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị về nội dung nghệ thuật của tác phẩm
(Nhấn mạnh, khẳng định ngợi ca sức mạnh tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc). 
0,5
1
1
1
1
1
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_DE_XUAT_MON_VAN_TUYEN_SINH_VAO_10_HAM_YEN.doc