Đề 1 thi thử kỳ thi thpt quốc gia năm 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi thử kỳ thi thpt quốc gia năm 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi thử kỳ thi thpt quốc gia năm 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
 Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian làm bài: 180 phút
 (Đề thi gồm 02 trang)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
 	Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
 (Chiều xuân- Anh Thơ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr.51-52)
Câu 1. Các từ êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc thuộc loại từ gì? (0.25 điểm).
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? (0.5 điểm)
Câu 3. Tìm những câu thơ có sử dụng từ chỉ màu sắc. (0.25 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn (7 - 10 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về bức tranh quê buổi chiều xuân được tác giả phác hoạ trong bài thơ. (0.5 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
	Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng của dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi. 
	(Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc - Phạm Văn Đồng, dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008, tr.72)
Câu 5. Trong câu “Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi Nguyễn Trãi như sau”, cụm từ “một người bạn của Nguyễn Trãi” là thành phần gì? (0.25 điểm)
Câu 6. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng của thao tác lập luận ấy ? (0.5 điểm)
Câu 7. Phép liên kết chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích là gì? (0.25 điểm)
Câu 8. Nêu nội dung chính của đoạn trích? (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội. Trong lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” của đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có đoạn viết:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” để tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con của đất Việt đã anh dũng hi sinh bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ việc hiểu ý nghĩa của lời kêu gọi trên, anh/chị hãy viết một bài văn thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình về vấn đề chủ quyền dân tộc.
Câu 2 (4,0 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
 (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.118-122) 
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
 Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian làm bài: 180 phút
 (Đáp án gồm 05 trang)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Phần 
 Đọc hiểu
(3.0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh trả lời ngắn gọn, 
chính xác nội dung câu hỏi. Trả lời đúng được điểm tối đa, trả lời sai không có điểm 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Câu 1
Từ láy
0.25
 Câu 2
- Biện pháp tu từ nhân hoá 
- Tác dụng: Bức tranh quê được cảm nhận sinh động và có linh hồn
0.5
Câu 3
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời (màu tím), Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ (màu xanh), Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ (màu đen), 
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng (màu xanh), Làm giật mình một cô nàng yếm thắm (màu đỏ)
0.25
Câu 4
 Đoạn văn cần đảm bảo được các ý:
+ Khái quát được vẻ đẹp yên bình của bức tranh quê buổi chiều xuân
+ Bức tranh là những nét phác hoạ về thiên nhiên
+ Một bức tranh dùng tĩnh để tả động cho thấy vẻ đẹp giản dị, thanh bình
+ Tình cảm gắn bó của con người trước cảnh vật
0.5
Câu 5
 Thành phần phụ chú
0.25
Câu 6
- Thao tác lập luận so sánh
- Tác dụng: Sử dụng thao tác lập luận so sánh đã góp phần làm nên vẻ đẹp phong phú của con người Nguyễn Trãi 
0.5
Câu 7
 - Phép lặp và phép thế
0.25
Câu 8
 Đoạn trích tập trung ca ngợi Nguyễn Trãi vừa là một thi nhân với “cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ”, lại vừa là một anh hùng có cả sự nghiệp lừng lẫy lẫn mối “hận nghìn năm”.
0.5
II. Phần
 Làm văn
(7.0 điểm)
 Câu 1 
(3.0 điểm)
 Câu 2
(4.0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo bố cục một bài 
văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo các nội dung sau
a. Ý nghĩa của lời kêu gọi 
- Lời kêu gọi không chỉ đơn thuần là một sự hưởng ứng cho một cuộc vận động mà gốc rễ chính là tình yêu tổ quốc, là ý thức tự tôn, là niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc. 
- Bên cạnh đó, là lòng tri ân đối với những các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con của đất Việt đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tinh thân đại đoàn kết dân tộc.
- Đó là lời kêu gọi mang tính nhân văn và trách nhiệm.
0.25
0.25
0.25
b. Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về vấn đề chủ quyền dân tộc
- Hiểu khái niệm chủ quyền dân tộc, những phương diện thể hiện chủ quyền của một dân tộc và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc: Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ, quyền độc lập của dân tộc. Đây cũng là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã không tiếc máu xương mình để gìn giữ từ bao đời nay. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của cha ông.
- Chủ quyền dân tộc, niềm tự hào về lịch sử dân tộc, khát vọng về một nề hòa bình vĩnh viễn trên lãnh thổ Việt Nam cũng như của cả nhân loại  luôn là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta (nêu dẫn chứng).
- Tri ân các anh hùng liệt sĩ, chia sẻ nỗi đau với những người mẹ, người vợ, người con có thân nhân hi sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa hôm qua; bảo vệ quyền lợi kinh tế và chủ quyền thiêng liêng dân tộc khi đường biên giới, lãnh hải của chúng ta bị xâm phạm hôm nay, luôn là việc làm cần thiết. Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” được phát động sâu rộng trong đời sống nhân dân (nêu dẫn chứng)
- Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh giác trước vấn đề chủ quyền dân tộc, thiếu trách nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích gây rối, nghe theo sự xúi giục của đối tượng xấu (nêu dẫn chứng).
 0.25
 0.5
 0.5
 0.5
c. Bài học 
- Hưởng ứng tính thần ấy, chúng ta cũng có dịp để hiểu rõ hơn về mình, về dân tộc mình, về tình yêu của bạn bè bốn phương đang lên tiếng ủng hộ chúng ta - ủng hộ chính nghĩa. Giữ gìn từng tấc đất, cũng là bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc ta.
- Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, là lòng tự hào dân tộc. Bởi, đó là hành động thiết thực nhất “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
0.5
1. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học, có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
 2. Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo những kiến thức sau
 a. Vài nét về tác giả, đoạn trích “Đất Nước”
 - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ, có nhiều đóng góp cho văn học
- Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này). Có thể nói đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
 b. Cảm nhận về đoạn thơ
 * Trong đoạn thơ, Đất Nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh và em. Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết. Tình cảm dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm của một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc. 
 - - Sáu câu đầu của đoạn thơ như muốn trả lời cho câu hỏi: Đất nước là gì? Đất nước ở đâu? Lời đáp thật giản dị nhưng cũng hàm chứa những bất ngờ: Đất nước không tồn tại ở đâu xa mà có trong mỗi một con người; mỗi người đều mang một phần đất nước; tổng thể đất nước sẽ được hình dung trọn vẹn khi anh và em biết “cầm tay” nhau, “cầm tay mọi người”
 - Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tại của ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước. Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng. Nhờ hành động đó, đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn”.
 - Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được triển khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớn lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng. Thực chất, đây là một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước lên một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy trách nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ là một mắt xích trong đó.
 - Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào. Nhân vật trữ tình thốt lên với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình / Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất Nước muôn đời Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết tha với đất nước. Từ Đất Nước được viết hoa, lặp lại 6 lần là bản thông điệp về trách nhiệm và lòng tự hào của tuổi trẻ đối với đất nước.
 c. Đánh giá chung
 - Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo, nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật. Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũng như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là tiếng lòng sâu thẳm nhất của chính mình. 
 - Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước
 0.5
 0.5
 0.5
 0.5
 0.5
 0.5
 0.5
 0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_2016.doc