Đề luyện tập - Môn ngữ văn kì thi thpt quốc gia năm 2016 thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện tập - Môn ngữ văn kì thi thpt quốc gia năm 2016 thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề luyện tập - Môn ngữ văn kì thi thpt quốc gia năm 2016 thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ LUYỆN TẬP - MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.
Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.
(Nguồn Internet)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0.25 điểm)
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? (0.25 điểm)
3. Theo em, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa gì? (0.5 điểm)
4. Viết một đoạn văn từ 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng (0.5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên ...
(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
5) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.25 điểm)
6) Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (0.25 điểm)
7) Hiệu quả biểu đạt của câu thơ: Biển một bên và em một bên. (0.5 điểm)
8) Đoạn thơ cho em cảm nhận gì về hình tượng người lính biển? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng) (0.5 điểm)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (3.0 điểm)
Suy nghĩ của em khi ngắm nhìn bức ảnh sau:
Lễ thượng cờ trên tàu ngầm Kilo HQ - 182 - Hà Nội ngày 03/4/2014 tại quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa)
Câu 2. Nghị luận văn học (4.0 điểm)
“Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người “vợ nhặt” (“Vợ nhặt” - Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2) qua hai chi tiết trên? Qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật?
ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TẬP - MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phong cách ngôn ngữ báo chí
0.25
2
Phương thức biểu đạt chính là tự sự
0.25
3
- Hình ảnh súng là biểu tượng của tội ác, chiến tranh, xung đột, lòng hận thù ... (0.25 điểm)
- Hình ảnh hoa là biểu tượng của tình yêu, hòa bình, lòng yêu thương giữa con người với con người ... (0.25 điểm)
0.50
4
- Người bố nhắn nhủ người con không nên lùi bước, sợ hãi trước cái xấu, cái ác (0.25 điểm)
- Hãy sống yêu thương, đoàn kết lại để đẩy lùi bóng tối của tội ác, lòng hận thù ... (0.25 điểm)
0.50
5
Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do
0.25
6
Các biện pháp tu từ được sử dụng: điệp cấu trúc: Biển một bên và em một bên, so sánh: Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, nhân hóa: Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng, biển ồn ào
0.25
7
Câu thơ gợi nhắc về hành trang của người lính đảo. Họ lên đường làm nhiệm vụ với điểm tựa tinh thần là tình yêu dành cho biển đảo quê hương và tình cảm tha thiết hướng về người mà mình yêu thương
0.50
8
- Đó là những con người dũng cảm, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ biển đảo quê hương (0.25 điểm)
- Cần trân trọng, biết ơn những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ vững chắc cho chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc (0.25 điểm)
0.50
II
LÀM VĂN
1
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi ngắm nhìn bức ảnh Lễ thượng cờ trên tàu ngầm Kilo HQ - 182 - Hà Nội ngày 03/4/2014 tại quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa)
3.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0.50
- Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay
- Yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và hiện đại hóa quân đội để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
- Giải thích: Bức ảnh là Lễ thượng cờ trên tàu ngầm Kilo HQ - 182 - Hà Nội ngày 03/4/2014 tại quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) trong Hợp đồng đóng 06 tàu ngầm Kilo giữa Nga và Việt Nam, một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa lực lượng hải quân để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
- Bàn luận: 
+ Chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp
+ Xây dựng lực lượng hải quân nói riêng và lực lượng quân đội nói chung ngày càng tinh nhuệ, hiện đại là yêu cầu bức thiết, là hướng đi đúng đắn để bảo vệ đất nước
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục
- Bài học nhận thức và hành động: Có ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước, cảnh giác trước âm mưu của các lực lượng thù địch, sẵn sàng đấu tranh bằng những biện pháp phù hợp để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
0.25
1.25
0.25
d. Sáng tạo
0.25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
2
Cảm nhận hai chi tiết nói về người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên. Qua đó, làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật
4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0.50
Hai chi tiết cũng chính là hai hành động của người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân: hành động ăn bốn bát bánh đúc mà Tràng mời ở chợ và hành động ăn bát cháo cám của bà cụ Tứ khi đã trở thành vợ của Tràng
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, trích dẫn chi tiết
- Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt qua hai chi tiết:
+ “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” Thị phải đánh đổi cả danh dự, lòng tự trọng để kiếm miếng ăn và nuôi niềm hi vọng sống
+ “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng” Thái độ đón nhận và chấp nhận sự nghèo khổ, khó khăn ở một gia đình mới, không kêu ca, phàn nàn trước cái đói nghèo của gia cảnh người chồng
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: phân tích diễn biến tâm lí sâu sắc, lựa chọn chi tiết điển hình ...
- Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật: 
+ Cảm thông, chia sẻ với thân phận rẻ rúng của con người
+ Gián tiếp tố cáo tội ác thực dân, phong kiến, phát xít đối với nhân dân ta
+ Niềm tin vào nhân cách tốt đẹp của con người cùng niềm khao khát sống, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp ở tương lai phía trước trong bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945 
- Đánh giá về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân qua cách xây dựng nhân vật 
0.50
1.25
0.75
d. Sáng tạo
0.50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 điểm
----------- Hết ------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_minh_hoa_2016.doc