Đề kiểm tra chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

pdf 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
 1 
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: 
 Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc 
sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được 
chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của 
nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. 
Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ 
xấu xí hơn bất kỳ một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc 
mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi 
lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra 
khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. 
 (Theo A. L. Ghec -xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa- Thông tin Hà Nội, 1997) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? (0,25 điểm) 
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Cuộc sống 
riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù 
nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, 
đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng" ? (0,5 điểm) 
3. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên? (0,25 điểm) 
4. Trình bày suy nghĩ riêng của anh/chị về tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy 
ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8 
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời 
Lúc người còn sống, tôi lên mười; 
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, 
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. 
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ 
Hãy còn mường tượng lúc vào ra: 
Nét cười đen nhánh sau tay áo 
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. 
(Nắng mới, Lưu Trọng Lư, Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 
1994). 
5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm) 
6. Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ? (0,25 điểm) 
7. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện 
pháp đó? (0,5 điểm) 
8. Câu Nét cười đen nhánh sau tay áo trong đoạn thơ gợi lên điều gì? (0,5 điểm) 
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 ( 3,0 điểm) 
TRƢỜNG THPT LIỄN SƠN 
(Đề thi gồm 02 trang) 
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2016 
Môn: Ngữ văn 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
2 
 Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan điểm của anh (chị) về câu nói của Nick: Không có 
mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời. 
Câu 2 ( 4.0 điểm) 
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng 
đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. 
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp lửa sưởi một lúc thật lâu thì các chị em 
trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại 
thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa 
sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ 
còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác 
chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A 
Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra 
sưởi như đêm trước. 
 Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng 
lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò 
xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A 
Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, 
xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết 
cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc 
ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân 
đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người 
kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. 
 Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị 
lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá 
Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. 
Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... 
 Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng 
như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ 
thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì 
Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng 
khụyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng 
lên, chạy. 
 Mị đứng lặng trong bóng tối. 
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, 
chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: 
- A Phủ cho tôi đi. 
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: 
- Ở đây thì chết mất. 
... A Phủ nói: "Đi với tôi". Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. 
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr. 13-14) 
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận 
ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. 
 --------------------HẾT--------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf5-VAN.pdf